Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học
Trường THPT Nguyên Viết Xuân
-
Câu 1:
Trong hô hấp hiếu khí, giai đoạn nào sau đây tạo ra FADH2?
-
Câu 2:
Loại axit nuclêic nào mang bộ ba đối mã?
-
Câu 3:
Hiện nay, từ một cây ban đầu mang toàn các cặp alen dị hợp, để tạo ra số lượng lớn các cây mang kiểu gen này, người ta thường sử dụng phương pháp nào dưới đây?
-
Câu 4:
Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là giai đoạn nào sau đây?
-
Câu 5:
Nếu có hai phân tử glucôzơ trải qua đường phân và hô hấp hiếu khí xảy ra ở ti thể thì số lượng phân tử ATP tích luỹ được là:
-
Câu 6:
Hệ thống hô hấp nào dưới đây không có quan hệ mật thiết với việc cung cấp máu?
-
Câu 7:
Chọn phép lai cho ra số kiểu hình nhiều nhất.
-
Câu 8:
Tính theo lý thuyết, quần thể nào sau đây đã đạt trạng thái cân bằng di truyền?
-
Câu 9:
Trong một hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây được xếp vào sinh vật sản xuất?
-
Câu 10:
Cách li địa lí có vai trò quan trọng trong tiến hoá vì
-
Câu 11:
Quang chu kì là:
-
Câu 12:
Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố hữu sinh?
-
Câu 13:
Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi số lượng gen trong nhóm gen liên kết?
I. Đột biển mất đoạn
II. Đột biến lặp đoạn
III. Đột biến đảo đoạn
IV. Đột biến chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể.
-
Câu 14:
Một NST ban đầu có trình tự gen là ABCDE.FGHIK. Sau đột biến, NST có trình tự gen là ABABE.FIHGK. Theo lý thuyết, NST đang xét đã không xảy ra dạng đột biến nào dưới đây?
-
Câu 15:
Trong các phát biểu sau đây về đột biến, có bao nhiêu phát biểu không chính xác ?
1. Trong tự nhiên, đột biến gen gồm có ba dạng : thay thế một cặp nuclêôtit, thêm một cặp nuclêôtit, mất một cặp nuclêôtit.
2. Đột biến gen chỉ xảy ra ở các tế bào lưỡng bội (2n).
3. Cơ chế phát sinh thể lệch bội là sự rối loạn trong quá trình nguyên phân làm cho một hoặc một số cặp NST tương đồng không phân li.
4. Đột biến đảo đoạn thường được sử dụng để xác định vị trí của gen trên NST.
-
Câu 16:
Nhiễm sắc thể ban đầu có trình tự gen là ABCDE.FGHIKL. Xét các nhận định sau:
1. Nếu sau đột biến, NST có trình tự gen là ABCIKLDE.FGH thì có thể đã xảy ra đột biến chuyển đoạn trên cùng một NST.
2. Nếu sau đột biến, NST có trình tự gen là ABFG.EDCHIKL thì có thể đã xảy ra đột biến đảo đoạn NST.
3. Nếu sau đột biến, NST có trình tự gen là ABCDE.FGH thì có thể đã xảy ra dạng đột biến mất đoạn hoặc chuyển đoạn không tương hỗ.
4. Nếu sau đột biến, NST có trình tự gen là ABCDCDE.FGHIKL thì có thể đã xảy ra dạng đột biến chuyển đoạn tương hỗ.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
-
Câu 17:
Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào, người ta có thể phát hiện được nguyên nhân của bao nhiêu bệnh/hội chứng nào sau đây ở người?
(1) Hội chứng Etuôt
(2) Hội chứng Patau
(3) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS)
(4) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
(5) Bệnh máu khó đông
(6) Bệnh ung thư máu
-
Câu 18:
Trong quần thể người có một số thể đột biến sau, có bao nhiêu thể đột biến là dạng lệch bội?
(1) Ung thư máu.
(2) Bạch tạng.
(3) Claiphentơ.
(4) Dính ngón 2 và 3.
(5) Máu khó đông.
(6) Tơcnơ.
(7) Đao.
(8) Mù màu.
-
Câu 19:
Hô hấp hiếu khí xảy ra ở ti thể theo chu trình Crep tạo ra:
-
Câu 20:
Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ, tế bào thu được:
-
Câu 21:
Để phát hiện hô hấp ở thực vật, một nhóm học sinh đã tiến hành thí nghiệm như sau: Dùng 4 bình cách nhiệt giống nhau đánh số thứ tự 1, 2, 3 và 4. Cả 4 bình đều đựng hạt của một giống lúa: bình I chứa l kg hạt mới nhú mầm, bình 2 chứa l kg hạt khô, bình 3 chứa l kg hạt mới nhú mầm đã luộc chín và bình 4 chứa 0,5 kg hạt mới nhú mầm. Đậy kín nắp mỗi bình rồi để trong 2 giờ. Biết rằng các điều kiện khác ở 4 bình là như nhau và phù hợp với thí nghiệm. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng về kết quả thí nghiệm?
- Nhiệt độ ở cả 4 bình đều tăng
- Nhiệt độ ở bình 1 cao nhất
- Nồng độ CO2 ở bình 1 và bình 4 đều tăng
- Nồng độ CO2 ở bình 3 giảm
-
Câu 22:
Trên tro tàn núi lừa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho cỏ thay thế. Theo thời gian, sau cỏ là trảng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lí thuyết, khi nói về quá trình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Đây là quá trình diễn thế sinh thái
- Song song với sự biến đổi của quần xã là sự biến đổi của môi trường
- Lưới thức ăn có xu hướng phức tạp dần trong quá trình biến đổi này
- Sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là nguyên nhân duy nhất gây ra quá trình biến đổi này
-
Câu 23:
Chó rừng đi kiếm ăn theo đàn, nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn. Đây là ví dụ về mối quan hệ
-
Câu 24:
Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên không tái sinh?
-
Câu 25:
Cho lưới thức ăn sau, có bao nhiêu nhận định dưới đây đúng?
Khi tìm hiểu về lưới thức ăn, người ta rút ra một số nhận định:
- Lưới thức ăn bao gồm 6 chuỗi thức ăn
- Không tính đến sinh vật phân giải, có 5 mắt xích chung giữa các chuỗi thức ăn
- Khi gà biến mất khỏi lưới thức ăn thì số lượng thỏ sẽ giảm mạnh
- Có ba loài sinh vật thuộc nhóm sinh vật tiêu thụ bậc 2
- Thỏ tham gia vào ba chuỗi thức ăn
-
Câu 26:
Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp được kết quả
Thành phần kiểu gen
Thế hệ F1
Thế hệ F2
Thế hệ F3
Thế hệ F4
Thế hệ F5
AA
0,64
0,64
0,2
0,16
0,16
Aa
0,32
0,32
0,4
0,48
0,48
Aa
0,04
0,04
0,4
0,36
0,36
Nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là:
-
Câu 27:
Nhóm nào dưới đây gồm những hooc môn kích thích sinh trưởng?
-
Câu 28:
Cho các thành phần sau:
l. AND
2. mARN
3. Ribôxôm
4. tARN
5. ARN pôlimeraza
6. ADN pôlimeraza
Có bao nhiêu thành phần tham gia vào cả hai quá trình tái bản và phiên mã?
-
Câu 29:
Trong các đạng đột biến gen dưới đây, dạng nào có khả năng gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất?
-
Câu 30:
Khi nói về quá trình phiên mã và dịch mã, nhận định nào dưới đây là đúng?
-
Câu 31:
Ở một loài động vật, alen A qui định thân xám trội hoàn toàn so với alen a qui định thân đen; alen B qui định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b qui định cánh cụt (các gen phân li độc lập và nằm trên NST thường). Cho giao phối giữa ruồi thân xám, cánh dài với ruồi thân xám, cánh cụt. Biết rằng không có đột biến xảy ra, xét các nhận định sau:
- Nếu đời con đồng tính thì chứng tỏ ruồi thân xám, cánh dài có kiểu gen AABb.
- Nếu đời con phân li theo tỉ lệ: 1 thân xám, cánh dài : 1 thân xám, cánh cụt thì chứng tỏ ruồi thân xám, cánh dài và ruồi thân xám, cánh cụt đem lai lần lượt có kiểu gen là AaBb và AAbb.
- Nếu đời con cho toàn ruồi thân xám, cánh dài và kiểu gen của ruồi thân xám, cánh cụt đem lai là thuần chủng thì kiểu gen của ruồi thân xám, cánh dài đem lai có thể là một trong hai trường hợp.
- Nếu ruồi thân xám, cánh dài đem lai dị hợp tử về hai cặp gen và ruồi thân xám, cánh cụt đem lai không thuần chủng thì tỉ lệ ruồi thân xám, cánh dài thu được ở đời con là 37,5%.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
-
Câu 32:
Ở một loài thực vật, dạng quả do hai cặp alen A, a và B, b cùng qui định một cặp tính trạng. Kiểu gen dạng A-B- qui định quả tròn; kiểu gen dạng A-bb và aaB- qui định quả dẹt; kiểu gen aabb qui định quả dài. Cho một cây có quả tròn lai với một cây quả dẹt. Đời con xuất hiện 2 kiểu hình về dạng quả. Không xét đến phép lai thuận nghịch, kiểu gen của P có thể là một trong bao nhiêu trường hợp?
-
Câu 33:
Ở người, alen A qui định mắt nâu trội hoàn toàn so với alen a qui định mắt đen (gen nằm trên NST thường); alen B qui định khả năng nhìn màu bình thường trội hoàn toàn so với alen b qui định bệnh mù màu (gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X). Một người đàn ông (B) mắt đen, không bị mù màu kết hôn với một người phụ nữ (C), họ sinh ra một người con (D) mắt nâu và bị mù màu. Trong trường hợp không có đột biến xảy ra. Tính theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
- Người con (D) có giới tính là nam.
- Kiểu gen của người phụ nữ (C) có thể là một trong bốn trường hợp.
- Có thể xác định được chính xác kiểu gen của người con (D).
- Nếu người con (D) kết hôn với người phụ nữ mắt đen và bị mù màu, xác suất sinh ra người con trai mắt nâu, bị mù màu của cặp vợ chồng này là 25%.
-
Câu 34:
Ở người, hệ nhóm máu ABO do một gen gồm 3 alen qui định, trong đó IA, IB đồng trội so với IO (gen nằm trên NST thường). Người đàn ông (1) mang nhóm máu O kết hôn với người phụ nữ (2) mang nhóm máu A, họ sinh được 2 người con: người con trai (3) mang nhóm máu O và người con gái (4) mang nhóm máu A. (4) kết hôn với (5) mang nhóm máu B, cặp vợ chồng này sinh ra người con gái (8) mang nhóm máu B và người con trai (9) mang nhóm máu AB. Trong một gia đình khác, người đàn ông (6) mang nhóm máu B kết hôn với người phụ nữ (7) mang nhóm máu AB, họ sinh được người con trai (10) mang nhóm máu B và người con gái (11) mang nhóm máu A. Xét các nhận định sau:
- Trong các thành viên của hai gia đình nói trên, có 2 người không thể xác định được chính xác kiểu gen.
- Nếu (8) kết hôn với (10) thì xác suất sinh ra một người con mang nhóm máu B, một người con mang nhóm máu O của cặp vợ chồng này là 18,75%.
- (11) mang kiểu gen đồng hợp tử
- Trong các thành viên của hai gia đình nói trên, có tối thiểu một người mang kiểu gen đồng hợp tử. Có bao nhiêu nhận định đúng?
-
Câu 35:
Một loài động vật, xét 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường, mỗi gen qui định một tính trạng, mỗi gen đều có 2 alen và các alen trội là trội hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?
- Lai hai cá thể với nhau có thể thu được đời con gồm toàn cá thể dị hợp tử về 1 cặp gen.
- Lai hai cá thể với nhau có thể thu được đời con có 6 loại kiểu gen.
- Cho cơ thể dị hợp tử về 2 cặp gen lai với cơ thể dị hợp tử về 1 cặp gen, thu được đời con có số cá thể đồng hợp tử về 2 cặp gen chiếm 20%.
- Lai hai cá thể với nhau có thể thu được đời con có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau.
-
Câu 36:
Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về đột biến gen sau đây?
I. Xảy ra ở cấp độ phân tử, thường có tính thuận nghịch.
II. Làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
III. Làm mất một hoặc nhiều phân tử ADN.
IV. Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể.
V. Một gen sau đột biến có chiều dài không đổi nhưng giảm một liên kết hiđrô.
Gen này bị đột biến thuộc dạng thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X.
-
Câu 37:
Trong quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân sơ, nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau tạo nên chạc hình chữ Y. Khi nói về cơ chế của quá trình nhân đôi ở chạc hình chữ Y, phát biểu nào sau đây sai?
-
Câu 38:
Sự trao đổi chéo không cân giữa các crômatit không cùng chị em trong một cặp NST tương đồng là nguyên nhân dẫn đến
-
Câu 39:
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 32. Trong tế bào sinh dưỡng của cây đột biến dạng tam bội được phát sinh từ loài này chứa bao nhiêu NST?
-
Câu 40:
Một nuclêôxôm có cấu trúc gồm: