Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2023-2024
Trường THPT Hòa Ninh
-
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây về dòng năng lượng trong hệ sinh thái là sai?
-
Câu 2:
Bộ ba nào sau đây là côđon kết thúc trên mARN?
-
Câu 3:
Nhóm nào trong các nhóm cá thể dưới đây được xem như một quần thể?
-
Câu 4:
Chỉ số nào sau đây phản ánh mật độ cá thể của quần thể sinh vật?
-
Câu 5:
Chỉ số nào sau đây phản ánh mật độ cá thể của quần thể sinh vật?
-
Câu 6:
Động vật nào sau đây có con cái mang cặp NST giới tính là XY?
-
Câu 7:
Theo lí thuyết, phép lai nào dưới đây cho đời con có 50% kiểu gen đồng hợp tử trội?
-
Câu 8:
Trùng roi (Trichomonas) sống trong ruột mối tiết enzim phân giải xenlulôzơ trong thức ăn của mối thành đường để nuôi sống cả hai. Đây là ví dụ về mối quan hệ gì?
-
Câu 9:
Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu.
Trong chuỗi thức ăn này, loài nào thuộc bậc dinh dưỡng cấp cao nhất?
-
Câu 10:
Để xác định tính trạng nào đó do gen trong nhân hay do gen trong tế bào chất quy định thì người ta dùng phép lai nào?
-
Câu 11:
Xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho biết sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường, cây có kiểu gen aaBB có kiểu hình ra sao?
-
Câu 12:
Động vật nào dưới đây có dạ dày đơn?
-
Câu 13:
Loại axit nuclêic nào không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã?
-
Câu 14:
Nhân tố tiến hóa chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể là nhân tố nào?
-
Câu 15:
Trong tự nhiên, thực vật nào mở khí khổng vào ban đêm và đóng khí khổng vào ban ngày?
-
Câu 16:
Cấu tạo của phân tử nào không có liên kết hidro?
-
Câu 17:
Khi mật độ cá thể của một quần thể động vật tăng lên quá cao, chỗ ở chật chội, nguồn sống không đủ cung cấp cho các cá thể trong quần thể thì thường dẫn tới điều gì?
-
Câu 18:
Ở hai loài thực vật, loài A có 2n = 22, loài B có 2n =24. Theo lí thuyết, giao tử tạo ra từ quá trình giảm phân bình thường ở thể song nhị bội được hình thành từ hai loài trên có số lượng nhiễm sắc thể là:
-
Câu 19:
Trong cấu tạo dạ dày của trâu, dạ múi khế là dạ dày chính thức vì là nơi có đặc điểm ra sao
-
Câu 20:
Nhân tố tiến hóa nào diễn ra thường xuyên sẽ ngăn cản sự phân hóa vốn gen giữa các quần thể?
-
Câu 21:
Giống dâu tằm tam bội (3n) là thành tựu của phương pháp nào sau đây?
-
Câu 22:
Nhóm nhân tố nào sau đây là nhân tố sinh thái hữu sinh?
-
Câu 23:
Ở động vật, gen nằm ở vị trí nào sau đây được coi là gen ngoài nhân?
-
Câu 24:
Trong cơ thể thực vật, nguyên tố khoáng nào được coi là nguyên tố vi lượng?
-
Câu 25:
Đặc điểm chung của mối quan hệ hợp tác và quan hệ cộng sinh trong quần xã là gì?
-
Câu 26:
Đột biến cấu trúc NST gồm những dạng nào?
-
Câu 27:
Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương tự?
-
Câu 28:
Theo quan điểm học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, giai đoạn hình thành nên tế bào sơ khai (protobiont) trong quá trình tiến hoá của sự sống trên Trái Đất là giai đoạn nào?
-
Câu 29:
Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la bất thụ. Đây là ví dụ về cơ chế cách li nào sau đây?
-
Câu 30:
Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn đơn?
-
Câu 31:
Dạng đột biến điểm nào làm cho gen bị giảm đi 1 liên kết hiđrô?
-
Câu 32:
Ở một loài thực vật, alen quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen quy định hạt xanh, alen quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen quy định thân thấp. Phép lai nào sau đây được gọi là phép lai phân tích?
-
Câu 33:
Dạng đột biến nào làm thay đổi nhóm gen liên kết?
-
Câu 34:
Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do 2 gen phân li độc lập cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp: khi kiểu gen có thêm một alen trội thì cây cao thêm 10 cm. Biết rằng cây thấp nhất có chiều cao là 80 cm. Theo lí thuyết, cây cao nhất có chiều cao là bao nhiêu?
-
Câu 35:
Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều có quả dẹt. Cho F1 lai với bí quả tròn được F2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả dẹt: 38 bí quả dài. Hình dạng quả bí chịu sự chi phối của hiện tượng di truyền nào?
-
Câu 36:
Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 100% tính trạng của 1 bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, được F2 tỉ lệ kiểu gen 1: 2: 1 thì hai cặp gen quy định hai tính trạng đó đã di truyền.
-
Câu 37:
Hoán vị gen có ý nghĩa thế nào trong thực tiễn?
-
Câu 38:
Gen ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể Y có hiện tượng di truyền gì?
-
Câu 39:
Bộ NST của người nam bình thường là như thế nào?
-
Câu 40:
Ở chim, bướm cặp nhiễm sắc thể giới tính ở con cái thường là gì?