Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh
Trường THPT Dưỡng Điềm
-
Câu 1:
Theo dõi sự di truyền của 2 cặp tính trạng được quy định bởi 2 cặp gen và di truyền trội hoàn toàn. Nếu F1 có tỷ lệ kiểu hình 7A-B- : 5A-bb : 1aaB- : 3aabb thì kiểu gen của P và tần số hoán vị gen là:
-
Câu 2:
Ở một quần thể cây trồng sinh sản hữu tính, xét cấu trúc di truyền của một locus 2 alen trội lặn hoàn toàn là A và a có dạng 0,46AA+0,28Aa + 0,26aa. Một học sinh đưa ra một số nhận xét về quần thể này như sau:
(1) Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền.
(2) Có hiện tượng tự thụ phấn ở một số các cây trong quần thể.
(3) Nếu quá trình giao phối vẫn tiếp tục như thế hệ cũ, tần số kiểu gen dị hợp sẽ được gia tăng.
(4) Tỷ lệ các cơ thể thuần chủng sẽ tăng dần theo thời gian.
(5) Quần thể có thể đang xảy ra hiện tượng thoái hóa giống.
(6) Tần số alen trội trong quần thể p = 0,6 và tần số alen lặn q = 0,4
Số lượng các nhận xét đúng là:
-
Câu 3:
Theo định luật Hacđi - Vanbec, có bao nhiêu quần thể sinh vật ngẫu phối sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
(1) 0,5AA : 0,5aa. (2) 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa. (3) 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa.
(4) 0,75AA : 0,25aa. (5) 100% AA. (6) 100% Aa.
-
Câu 4:
Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một tính trạng trong một gia đình:
Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1). Có 12 người trong phả hệ có thể xác định chính xác được kiểu gen từ các thông tin có trong phả hệ.
(2). Những người không mắc bệnh là những người có thể không mang alen gây bệnh.
(3). Gen chi phối tính trạng bệnh nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y do tỷ lệ bị bệnh ở nam giới xuất hiện ít hơn.
(4). Ở thệ hệ thứ 2, cặp vợ chồng không bị bệnh có ít nhất một người có kiểu gen dị hợp.
-
Câu 5:
Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
(1) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
(2) Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh.
(3) Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.
(4) Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng làm nương rẫy.
(5) Áp dụng công nghệ, nâng cao hiệu suất khai thác tài nguyên
-
Câu 6:
Khi nói về quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong cơ thể động vật và các khía cạnh liên quan, cho các phát biểu dưới đây:
(1). Hiệu quả trao đổi khí trong phổi người cao hơn so với phổi chim.
(2). Trao đổi khí ở chim là hệ thống trao đổi khí kép, dòng khí chỉ đi một chiều qua phổi. (3). Bề mặt trao đổi khí của các loài càng dày và ẩm thì hiệu quả trao đổi khí càng cao.
(4). Phương thức hô hấp của côn trùng khác biệt so với các loài động vật có xương sống, chúng không cần sắc tố hô hấp trong máu.
Số lượng các phát biểu chính xác là:
-
Câu 7:
Vận dụng kiến thức sinh trưởng, phát triển và sinh sản thực vật nào dưới đây vào trồng trọt là chính xác?
(1). Chiếu sáng cho cây ngày dài trong điều kiện ngày ngắn có thể khiến chúng ra hoa trái vụ.
(2). Làm tổn thương các cơ quan sinh dưỡng có thể kích thích quá trình chuyển pha từ pha sinh dưỡng sang pha sinh sản.
(3). Bón càng nhiều phân đạm cho cây thì tốc độ ra hoa kết trái càng nhanh. (4). Bấm bớt ngọn cây có thể dẫn tới làm tăng năng suất cây trồng.
Số lượng các phát biểu chính xác là:
-
Câu 8:
Đặc điểm thoái hóa của mã di truyền có nghĩa là:
-
Câu 9:
Phát biểu nào dưới đây mô tả đúng cấu trúc của một nucleosome?
-
Câu 10:
Hình ảnh bên đây cho thấy quá trình tạo ra các cây phong lan mới từ cây phong lan ban đầu. Trong số các nhận xét dưới đây về kỹ thuật này, nhận xét nào KHÔNG chính xác?
-
Câu 11:
Cặp cơ quan/cấu trúc nào dưới đây KHÔNG thể hiện cặp cơ quan tương đồng khi so sánh cấu trúc và giải phẫu giữa 2 loài sinh vật?
-
Câu 12:
Nếu cho Lừa đực giao phối với Ngựa cái sinh ra con La có sức khỏe tốt, leo núi giỏi trong khi đó nếu cho con ngựa đực giao phối với lừa cái sinh ra con Quyết đề thấp hơn con La, móng nhỏ giống con Lừa. Những con lai này tạo ra mặc dù giống nhau ở chỗ chúng không có khả năng sinh sản, nhưng sự khác nhau giữa chúng được giải thích là do:
-
Câu 13:
Các bằng chứng hóa thạch cho thấy, loài xuất hiện sớm nhất trong chi người (Homo) là:
-
Câu 14:
Cho các đặc điểm:
(1) Tập hợp nhiều cá thể cùng loài.
(2) Giữa các cá thể có thể cạnh tranh hoặc hỗ trợ.
(3) Giữa các cá thể có khả năng giao phối với nhau sinh đời con hữu thụ.
(4) Hai cá thể trong nhóm có thể có mối quan hệ hội sinh hoặc ức chế cảm nhiễm.
(5) Các cá thể trong quần thể giao phối có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.
(6) Tập hợp các cá thể sống ở các sinh cảnh khác nhau. Số lượng các đặc điểm của một quần thể điển hình là:
-
Câu 15:
“Đây là một dạng hệ sinh thái trẻ, nguồn năng lượng cung cấp chủ yếu từ quang năng. Thành phần và độ đa dạng sinh học thấp, được cung cấp thêm một phần vật chất từ bên ngoài” Đây là mô tả:
-
Câu 16:
Cấu trúc nào tham gia vào quá trình điều hướng con đường vận chuyển nước và muối khoáng từ con đường gian bào sang con đường tế bào chất khi dòng nước và muối khoáng đi từ vỏ rễ vào trong trụ dẫn?
-
Câu 17:
Trong số các phát biểu sau đây về sinh trưởng của thực vật, phát biểu nào không chính xác?
-
Câu 18:
Trong các tế bào sau đây của cây rêu, tế bào nào có bộ NST là 2n?
-
Câu 19:
Trong số các đối tượng động vật chỉ ra dưới đây:
(1). Sứa (2). Thủy tức (3). Giun dẹp (4). Côn trùng
Có bao nhiêu đối tượng có hệ tiêu hóa dạng túi?
-
Câu 20:
Cho các đối tượng động vật sau đây:
(1). Châu chấu (2). Sâu đục thân cuốn lá lúa
(3). Ếch (4). Thỏ
Có bao nhiêu đối tượng có quá trình phát triển cơ thể trải qua biến thái hoàn toàn?
-
Câu 21:
Não bộ hoàn thiện ở người sẽ có những thành phần nào?
-
Câu 22:
Ở sinh vật nhân sơ, trong quá trình tổng hợp protein từ một phân tử mARN có thể hình thành cấu trúc gọi là polyribosome. Nhận định chính xác nhất khi nói về vai trò của polyribosome:
-
Câu 23:
Nếu trên vùng mã hóa của gen xảy ra một đột biến thay thế cặp nucleotide này thành cặp nucleotide khác không dẫn đến tạo bộ ba kết thúc, hậu quả của đột biến này sẽ dẫn đến:
-
Câu 24:
Bệnh mù màu hay bệnh máu khó đông gây ra bởi một alen lặn của một locus gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y. Các căn bệnh này thường gặp với tỷ lệ cao hơn ở nam giới so với nữ giới. Có thể giải thích hiện tượng này:
-
Câu 25:
Trong ngành nông nghiệp hiện nay, sự thiếu hiểu biết của một số người nông dân đã dẫn tới thảm họa. Họ tự ý tăng liều lượng thuốc bảo vệ thực vật nhằm tiêu diệt các loài sâu hại. Chúng ta không thể dùng phương pháp tăng nồng độ thuốc để tiêu diệt toàn bộ sâu hại cùng lúc vì:
-
Câu 26:
Với mỗi loài sinh vật, chúng có thể chịu tác động của nhiều quá trình hình thành loài khác nhau. Thậm chí nhiều cơ chế hình thành loài cùng tác động để tạo ra loài mới. Trong số các nhóm sinh vật dưới đây, sự hình thành loài mới có thể xảy ra nhanh ở:
-
Câu 27:
Thực vật hạn sinh sống trong điều kiện sa mạc với khí hậu khô, nóng và ánh sáng mặt trời mạnh hầu hết khoảng thời gian trong năm, trong số các đặc điểm chỉ ra dưới đây giải thích nào là KHÔNG hợp lý:
-
Câu 28:
Trong số các mô tả dưới đây, mô tả nào là KHÔNG chính xác về các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật?
-
Câu 29:
Khi nói về dinh dưỡng khoáng ở thực vật và các vấn đề liên quan, cho các phát biểu dưới đây:
(1). Các nguyên tố khoáng thiết yếu đều là các nguyên tố vi lượng.
(2). Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu không chỉ tham gia cấu tạo nên sinh chất mà còn tham gia cấu tạo nên các chất điều tiết hoạt động sống của tế bào.
(3). Trong đất có cả các muối hòa tan và các muối không tan, thực vật có thể hấp thu cả hai dạng này.
(4). Các nguyên tố vi lượng thường đóng vai trò trong thành phần cấu tạo của enzyme tham gia xúc tác cho các phản ứng sinh hóa
Số khẳng định đúng là:
-
Câu 30:
Khẳng định nào dưới đây là phù hợp cho thấy cơ chế của hiện tượng hướng tiếp xúc ở một số loài thực vật?
-
Câu 31:
Về hoạt động của tuyến yên, phát biểu nào sau đây là chính xác?
-
Câu 32:
Thiếu iode dẫn tới bướu cổ, cơ chế nào dưới đây giải thích một cách phù hợp nhất?
-
Câu 33:
Cho các phát biểu dưới đây về nguyên nhân dẫn đến đột biến cấu trúc NST:
(1). rối loạn trong quá trình tự nhân đôi của ADN hoặc phân tử ADN bị đứt gãy.
(2). do sự tổ hợp lại của các nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
(3). nhiễm sắc thể đứt gãy hoặc rối loạn trong tự nhân đôi, trao đổi chéo của nhiễm sắc thể.
(4). rối loạn trong quá trình phân li của nhiễm sắc thể trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
(5). Sự đứt gãy của một đoạn NST trong quá trình phân ly của NST ở kỳ sau giảm phân.
Có bao nhiêu nguyên nhân dẫn đến đột biến cấu trúc:
-
Câu 34:
Ở cừu, kiểu gen HH quy định có sừng, kiểu gen hh quy định không sừng, kiểu gen Hh biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng được F1, cho F1 giao phối với nhau được F2. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1 và F2 là:
-
Câu 35:
Chiều dài và chiều rộng của cánh của một loài ong mật trinh sản được quy định bởi hai gen A và B nằm trên cùng một NST có quan hệ trội lặn hoàn toàn, khoảng cách di truyền giữa hai gen quá nhỏ dẫn đến hai gen liên kết hoàn toàn với nhau. Tiến hành phép lai ong cái cánh dài, rộng và ong đực cánh ngắn, hẹp thu được F1 toàn cánh dài, rộng. Cho ong chúa F1 giao hoan cùng các con ong đực F1, nếu xét cả giới tính thì ở F2 sẽ thu được bao nhiêu kiểu hình đối với hai tính trạng nói trên?
-
Câu 36:
Ở ruồi giấm, tiến hành phép lai: \(\frac{{Ab}}{{aB}}{X^M}{X^m}\;x\;\frac{{AB}}{{ab}}{X^M}Y\) nếu F1 có tỷ lệ kiểu hình lặn ở tất cả các locus là 2%, thì tần số hoán vị gen sẽ là:
-
Câu 37:
Ở một loài thực vật, xét sự di truyền của 3 tính trạng đơn gen. Mỗi tính trạng do một locus 2 alen trội lặn hoàn toàn chi phối. Trong 3 tính trạng, có 2 tính trạng có các locus chi phối nằm trên NST số 3, tính trạng còn lại do locus trên NST số 5 chi phối. Ở một cây dị hợp tử 3 locus, tiến hành tự thụ phấn thu được đời sau có tỷ lệ cá thể mang cả 3 tính trạng trội là 50,73%. Theo lí thuyết, số cá thể F1 có kiểu hình lặn về một trong ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ:
-
Câu 38:
Ở ruồi giấm, một học sinh quan sát quá trình giảm phân hình thành giao tử của 1 tế bào sinh dục có kiểu gen \(AaBb\frac{{De}}{{dE}}\) từ đó ghi vào sổ thí nghiệm 1 số nhận xét sau đây:
(1). Tùy thuộc các xếp hàng của NST trong kỳ giữa I mà quá trình có thể tạo ra 16 loại giao tử khác nhau.
(2). Hiện tượng hoán vị xảy ra đối với cặp NST \(\frac{{De}}{{dE}}\) và tạo ra 4 loại giao tử riêng biệt liên quan đến cặp NST này.
(3) Nếu tạo ra loại giao tử ABDeY thì nó sẽ chiếm tỷ lệ 1/2 trong tổng số giao tử tạo ra.
(4) Tính trạng do gen H chi phối chỉ xuất hiện ở giới đực mà không xuất hiện ở giới cái. Số nhận xét chính xác là:
-
Câu 39:
Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, thu được F1. Cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Tiếp tục cho các cây F2 tự thụ phấn thu được F3. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F3 là:
-
Câu 40:
Từ quần thể thực vật ban đầu (P) sau một số thế hệ tự thụ phấn, ở thế hệ thứ 4 cấu trúc di truyền của quần thể có dạng 0,525AA : 0,050Aa : 0,425aa. Giả sử rằng quần thể này không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác, theo lý thuyết cấu trúc di truyền của quần thể (P) ban đầu là: