Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2023-2024
Trường THPT Gia Định
-
Câu 1:
Tiến hóa hóa học là quá trình tổng hợp gì?
-
Câu 2:
Quần thể sinh vật có đặc trưng nào sau đây?
-
Câu 3:
Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào là sinh vật tự dưỡng?
-
Câu 4:
Động vật nào trao đổi khí với môi trường qua phổi và da?
-
Câu 5:
Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã là gì?
-
Câu 6:
Nhân tố nào sau đây là nhân tố sinh thái hữu sinh?
-
Câu 7:
Dạng đột biến điểm nào làm cho gen đột biến tăng thêm 1 liên kết hiđrô so với gen bình thường?
-
Câu 8:
Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng khi nói về tiến hóa nhỏ?
-
Câu 9:
Moocgan phát hiện ra các quy luật di truyền khi nghiên cứu đối tượng nào sau đây?
-
Câu 10:
Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, để tạo ra đầu dính phù hợp giữa gen cần chuyển và thể truyền, người ta đã sử dụng enzim nào?
-
Câu 11:
Lừa lại với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Đây là ví dụ về cách li gì?
-
Câu 12:
Ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa), gen quy định màu lá nằm trong tế bào chất. Lấy hạt phấn của cây lá xanh thụ phấn cho cây lá đốm. Theo lí thuyết, đời con có tỉ lệ kiểu hình là
-
Câu 13:
Ở sinh vật nhân thực, quá trình nhân đôi ADN chủ yếu diễn ra ở đâu?
-
Câu 14:
Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen?
-
Câu 15:
Một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axit amin là đặc điểm nào của mã di truyền?
-
Câu 16:
Trong quá trình phiên mã, nuclêôtit loại A của gen liên kết bổ sung với loại nuclêôtit nào ở môi trường nội bào?
-
Câu 17:
Dạng đột biến điểm nào sau đây làm cho gen đột biến tăng thêm 1 liên kết hiđrô so với gen bình thường?
-
Câu 18:
Ở ngô, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở cơ quan nào sau đây?
-
Câu 19:
Tầm gửi lùn mọc bám và hút chất dinh dưỡng từ cây khế để sinh trưởng, đồng thời sự xâm nhập này làm cho cây khế yếu dần. Đây là ví dụ mối quan hệ sinh thái nào?
-
Câu 20:
Nuôi cấy các hạt phấn có kiểu gen Ab trong ống nghiệm tạo nên các mô đơn bội, sau đó gây lưỡng bội hóa có thể tạo được các cây lưỡng bội có kiểu gen
-
Câu 21:
Ở người, bệnh mù màu do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là:
-
Câu 22:
Khi nói về ổ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
-
Câu 23:
Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
-
Câu 24:
Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây sai?
-
Câu 25:
Ở người, những bệnh hoặc hội chứng bệnh nào sau đây liên quan đến đột biến số lượng nhiễm sắc thể?
-
Câu 26:
Hình bên mô tả thời điểm bắt đầu thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật. Thí nghiệm được thiết kế đúng chuẩn quy định. Kết quả thí nghiệm cho thấy giọt nước màu di chuyển về phía bên trái. Điều này chứng tỏ quá trình hô hấp của hạt nảy mầm.
-
Câu 27:
Một NST có trình tự các gen là ABCDEF*GHI bị đột biến thành NST có trình tự các gen là ADCBEF*GHI. Đây là dạng đột biến nào?
-
Câu 28:
Ngăn nào sau đây của dạ dày trâu tiết ra pepsin và HCl để tiêu hóa protein?
-
Câu 29:
Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
-
Câu 30:
Một cá thể có kiểu gen \(\dfrac{AB}{ab}\) giảm phân có hoán vị gen với tần số 20%. Theo lí thuyết, tỉ lệ giao tử Ab là bao nhiêu?
-
Câu 31:
Phả hệ bên mô tả một bệnh di truyền ở người do một locus đơn gen chi phối. Biết không có đột biến mới xuất hiện, theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu người trong phả hệ chưa xác định được chính xác kiểu gen nếu không có các phân tích hóa sinh và phân tử?
-
Câu 32:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.
II. Quá trình hình thành loài mới có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
III. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra ở các loài động vật ít di chuyển.
IV. Hình thành loài bằng con đường sinh thái chỉ xảy ra ở thực vật mà không xảy ra ở động vật.
-
Câu 33:
Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
I. Sử dụng tiết kiệm nguồn điện.
II. Trồng cây gây rừng.
III. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.
IV. Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, không đốt rừng làm nương rây.
-
Câu 34:
Cho sơ đồ lưới thức ăn trong hệ sinh thái như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ốc sên và cá A có thể cạnh tranh với nhau về nguồn thức ăn.
II. Vịt thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
III. Chim cốc là loài duy nhất khống chế số lượng cá trình.
IV. Nếu diệc bị con người khai thác quá mức thì ngao sẽ giảm số lượng.
-
Câu 35:
Hình bên mô tả ổ sinh thái dinh dưỡng của bốn quần thể A, B, C, D thuộc bốn loài sống trong cùng một môi trường và thuộc cùng một bậc dinh dưỡng. Phân tích hình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể A và quần thể B có thể cạnh tranh với nhau về dinh dưỡng.
II. Sự thay đổi kích thước quần thể C không ảnh hưởng đến kích thước quần thể D.
III. Sự cạnh tranh giữa quần thể C và quần thể D khốc liệt hơn giữa quần thể A và quần thể B.
IV. Quần thể A và quần thể C có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau.
-
Câu 36:
Một tế bào sinh tinh có kiểu gen \(Aa\dfrac{BD}{bd}\) giảm phân, trong đó cặp NST chứa cặp gen A, a không phân li ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; cặp B, b và D, d phân li bình thường. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa được tạo ra là
-
Câu 37:
Một nhóm nghiên cứu đã nuôi một số vi khuẩn E.coli trong môi trường chỉ có nitơ đồng vị nặng (15N). Sau đó họ chuyển vi khuẩn sang nuôi tiếp 5 thế hệ ở môi trường chỉ có nitơ đồng vị nhẹ (14N). Biết số lần nhân lên của vi khuẩn E.coli trong các ống nghiệm là như nhau. Tỉ lệ % số mạch ADN chứa N nặng trong 5 thế hệ được biểu diễn ở đồ thị bên.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tỉ lệ % số mạch ADN chứa 15N giảm dần qua các thế hệ.
II. Ở thế hệ thứ 5, phân tử ADN chỉ mang 14N chiếm 93,75%.
III. Ở thế hệ thứ 1, tất cả các phân tử ADN đều chứa 15N.
IV. ADN chứa cả 2 mạch 15N có thể xuất hiện ở thế hệ thứ 1.
-
Câu 38:
Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa chất K trong tế bào cánh hoa: alen A quy định enzim A chuyển hóa chất K thành sắc tố đỏ; alen B quy định enzim B chuyển hóa chất K thành sắc tố xanh. Khi trong tế bào có cả sắc tố đỏ và sắc tố xanh thì cánh hoa có màu vàng. Các alen đột biến lặn a và b quy định các prôtein không có hoạt tính enzim do vậy chất K không chuyển hóa thành sắc tố, hoa có màu trắng. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
-
Câu 39:
Một cây trồng có kiểu gen AaBb, nhà khoa học đã tạo các dòng tử cây trồng ban đầu bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn chưa thụ tinh. Các dòng mới có thể có kiểu gen:
-
Câu 40:
Các gen alen có những kiểu tương tác nào?
1. Alen trội át hoàn toàn alen lặn
2. Alen trội át không hoàn toàn alen lặn
3. Tương tác bổ sung
4. Tương tác át chế
5. Tương tác cộng gộp
Câu trả lời đúng là: