Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG 2021 môn Sinh học
THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội
-
Câu 1:
Trong giới hạn sinh thái, khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái
-
Câu 2:
Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử nào?
-
Câu 3:
Kiểu gen nào sau đây là của cơ thể đồng hợp?
-
Câu 4:
Trong một quần thể giao phối có tỉ lệ phân bố các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1. Tần số tương đối của alen A là
-
Câu 5:
Trong tạo giống cây trồng, phương pháp nào dưới đây cho phép tạo ra cây lưỡng bội đồng hợp tử về tất cả các gen?
-
Câu 6:
Đột biến gen là những biến đổi như thế nào?
-
Câu 7:
Lực nào đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân?
-
Câu 8:
Trong trường hợp gen trội có lợi, cơ thể lai biểu hiện ưu thế lai rõ nhất ở phép lai nào sau đây?
-
Câu 9:
Ở bí ngô, gen A quy định tính trạng quả dài là trội hoàn toàn so với gen a quy định quả ngắn. Đem lai cây quả dài với cây quả ngắn, F1 thu được toàn quả dài. Kiểu gen của P là
-
Câu 10:
Các loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì có đặc điểm về ADN và protein như thế nào?
-
Câu 11:
Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng?
-
Câu 12:
Động vật nào sau đây có túi tiêu hóa?
-
Câu 13:
Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
-
Câu 14:
Vật chất di truyền của virut HIV thuộc loại phân tử nào?
-
Câu 15:
Trong quần xã sinh vật, kiểu quan hệ giữa hai loài, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại là
-
Câu 16:
Động vật nào sau đây hô hấp bằng hệ thống ống khí?
-
Câu 17:
Trong quần xã sinh vật, loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã là
-
Câu 18:
Trường hợp nào các cá thể trong quần thể phân bố đồng đều?
-
Câu 19:
Với tần số hoán vị gen là 20%; cá thể có kiểu gen AB/ab cho tỉ lệ các loại giao tử là
-
Câu 20:
Loài Người xuất hiện ở thời điểm nào trong lịch sử tiến hóa?
-
Câu 21:
Để phát hiện quá trình hô hấp ở thực vật thải ra khí CO2, có thể sử dụng hóa chất nào sau đây?
-
Câu 22:
Hiện tượng con đực mang cặp NST giới tính XX, con cái mang cặp XY gặp ở các đối tượng nào sau đây?
-
Câu 23:
Những yếu tố nào sau đây được xem là nguyên liệu của quá trình tiến hóa?
-
Câu 24:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể?
-
Câu 25:
Một trong những điểm khác nhau giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên là
-
Câu 26:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới? -
Câu 27:
Một tế bào thể ba nhiễm ở ruồi giấm khi đang ở kì sau của quá trình nguyên phân có bao nhiêu nhiễm sắc thể ?
-
Câu 28:
Một gen có chiều dài 2805 Å và có tổng số 2074 liên kết hidro. Gen bị đột biến điểm làm giảm 2 liên kết hidro. Số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến là
-
Câu 29:
Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao do tác động cộng gộp của 3 cặp gen Aa, Bb, Dd nằm trên 3 cặp NST khác nhau. Sự có mặt của mỗi alen trội đều làm tăng chiều cao thêm 5 cm. Cây thấp nhất có chiều cao 120 cm. Ở thế hệ P, cho cây cao nhất lai với cây thấp nhất thu được F1, cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau, thu được F2 có 1984 cây. Theo lý thuyết, khi nói về thế hệ F2, phát biểu nào sau đây không đúng?
-
Câu 30:
Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là 2n = 6. Xét ba cặp gen A, a; B, B; D, d nằm trên ba cặp NST, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Giả sử do đột biến, trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba nhiễm tương ứng với các cặp NST và các thể này đều có sức sống và khả năng sinh sản. Cho biết không xảy ra các dạng đột biến khác. Theo lí thuyết, ở loài này các cây mang kiểu hình lặn về một trong ba tính trạng có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen
-
Câu 31:
Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, không xảy ra hoán vị gen, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Cho phép lai P: Ab/aB DdEe × Ab/aB DdEe, theo lí thuyết ở đời con (F1), tỉ lệ cá thể có kiểu gen gồm 4 alen trội và 4 alen lặn là bao nhiêu?
-
Câu 32:
Ở ruồi giấm, tính trạng màu mắt do 1 gen có 2 alen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Cho các con đực mắt đỏ lai với các con cái mắt đỏ (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 11 con mắt đỏ: 1 con mắt trắng. Cho các con F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2. Theo lí thuyết, ở F2 tỉ lệ kiểu hình mắt trắng là bao nhiêu?
-
Câu 33:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chọn lọc tự nhiên?
(1). Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.
(2). Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội làm biến đổi tần số alen của quần thể nhanh hơn so với chọn lọc chống lại alen lặn.
(3). Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và làm thay đổi tần số alen của quần thể.
(4). Chọn lọc tự nhiên có thể làm biến đổi tần số alen một cách đột ngột không theo một hướng xác định. -
Câu 34:
Một loài thực vật, thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có 2000 cây, trong đó có 180 cây thân thấp, hoa đỏ. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). Đời F1 có 1320 cây thân cao, hoa đỏ.
(2). Tần số hoán vị gen 20%.
(3). Nếu cho cây P lai phân tích thì sẽ thu được đời con có số cây thân cao, hoa đỏ chiếm 20%.
(4). Nếu cho cây P giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ dị hợp thì sẽ thu được đời con có số cây thân cao, hoa đỏ chiếm 30%. -
Câu 35:
Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật được kí hiệu: A, B, C, D, E, F, G, H, I. Cho biết loài A là sinh vật sản xuất và loài E là sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). Lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn.
(2). Có 2 loài tham gia vào tất cả các chuỗi thức ăn.
(3). Loài D có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4.
(4). Loài F tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài G. -
Câu 36:
Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng, B quy định quả to trội hoàn toàn so với b quy định quả nhỏ. Hai cặp gen cùng nằm trên một cặp NST thường. Thực hiện phép lai P: AB/ab x Ab/aB, thu được F1 có kiểu hình hoa trắng, quả nhỏ chiếm tỉ lệ 6%. Biết không xảy ra đột biến nhưng có xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1). Ở F1, cây hoa đỏ, quả nhỏ thuần chủng chiếm tỉ lệ 6%.
(2). Lấy ngẫu nhiên một cây hoa đỏ, quả nhỏ ở F1, xác suất thu được cây thuần chủng là 6/19.
(3). Lấy ngẫu nhiên một cây hoa đỏ, quả to ở F1, xác suất thu được cây thuần chủng là 3/28.(4). Lấy ngẫu nhiên một cây hoa đỏ, quả to ở F1, xác suất thu được cây dị hợp hai cặp gen là 15/28.
-
Câu 37:
Ở phép lai ♂AaBBDd × ♀AaBbDd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp gen Aa có 12% tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II phân li bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST Dd có 18% tế bào không phân li trong giảm phân II, giảm phân I phân li bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường, tạo giao tử (n + 1) và (n – 1).
(1). Ở F1, tỉ lệ kiểu gen AaaBbdd là 0,3075%.
(2). Số loại kiểu gen tối đa ở F1 là 126.
(3). Số loại kiểu hình tối thiểu ở F1 là 4.
(4). Ở P, số loại giao tử ở cơ thể cái tạo ra nhiều gấp 3 lần số loại giao tử của cơ thể đực.
Trong các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định không đúng? -
Câu 38:
Ở một loài thú, alen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen a quy định lông hung, alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp, alen D quy định mắt nâu trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt đen. Cho phép lai P: AB/ab XDXd × Ab/aD XdY. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể cái có lông hung, chân thấp, mắt đen chiếm tỉ lệ 1%. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, hoán vị gen xảy ra hai giới với tần số như nhau. Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?
(1). Tần số hoán vị gen trên là 20%.
(2). Trong số các con đực ở F1, tỉ lệ đực đồng hợp lặn về cả ba tính trạng là 20%.
(3). Theo lý thuyết, tỉ lệ số cá thể đực lông xám dị hợp, chân thấp, mắt nâu trên tổng số cá thể lông xám, chân thấp, mắt nâu ở F1 là 17/42.
(4). Trong số các cá thể lông xám, chân cao, mắt nâu ở F1, tỉ lệ đực: cái là 1: 1. -
Câu 39:
Phả hệ sau mô tả sự di truyền của hai bệnh M và N ở người. Bệnh trên lần lượt do các alen lặn m và n quy định. Hai gen này nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X và giả sử cách nhau 20 cM. Biết rằng tính trạng trên do một cặp gen trội lặn hoàn toàn quy định và không xảy ra đột biến mới ở tất cả các người con trong gia đình trên. Có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng?
(1). Người phụ nữ (1) bình thường có mang alen quy định bệnh N.
(2). Xác định được tối đa kiểu gen của 6 người trong các gia đình trên..
(3). Cặp vợ chồng (5), (6) sinh con thứ hai là con trai có thể không bị cả hai bệnh trên.
(4). Xác suất cặp vợ chồng (5), (6) sinh con thứ hai là con gái không bị cả hai bệnh trên là 12,5%. -
Câu 40:
Ở một loài động vật, xét NST giới tính X có chứa gen 1 có 2 alen khác nhau nằm trên vùng không tương đồng giữa X và Y. Tại vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, gen 2 có 3 alen, gen 3 có 2 alen. Trên nhiễm sắc thể thường số 7, xét gen 4 có 4 alen. Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?
(1). Số loại kiểu gen tối đa trong quần thể trên là 2850.
(2). Số loại kiểu gen dị hợp tối đa ở giới cái là 732.
(3). Số loại kiểu gen tối đa ở giới đực là 396.
(4). Sổ kiểu giao phối có thể xảy ra trong quần thể này là 561600.