Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng lần 1
-
Câu 1:
Chất nào sau đây tham gia được phản ứng tráng gương ?
-
Câu 2:
Cho các chất sau: HCOOC2H5; CH3COOH; CH3COOCH3; C3H5(OH)3. Số chất thuộc loại este là:
-
Câu 3:
Hỗn hợp X gồm một axit hữu cơ đơn chức và một este đơn chức của ancol etylic. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaOH 1M thu được một ancol và 4,7 gam một muối. Đun toàn bộ lượng ancol này với H2SO4 đặc thu được 336 ml olefin (đktc). Giá trị của m là
-
Câu 4:
Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol este X cần vừa đủ 0,2 mol NaOH thu được 13,4 gam muối và hỗn hợp Y gồm các ancol đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn lượng ancol Y thu được 0,5 mol CO2. CTPT của X là
-
Câu 5:
Chất béo có công thức (C17H35COO)3C3H5 có tên gọi là
-
Câu 6:
Cho 69,79 kg chất béo A tác dụng vừa đủ với 14,56 kg KOH trong dung dịch, sau phản ứng thu được 7,82 kg glixerol. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là
-
Câu 7:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
-
Câu 8:
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 3 olefin rồi cho sản phẩm cháy lần lượt qua bình I đựng H2SO4 đặc, dư và bình II đựng dung dịch Ca(OH)2 đặc, dư, thấy khối lượng bình I tăng m g và bình II tăng ( m + 5,2) gam. Giá trị của m là
-
Câu 9:
Từ 1 tấn tinh bột người ta sản xuất ra ancol eylic theo 2 giai đoạn:
Tinh bột → glucozơ → C2H5OH + CO2 .
Biết H1 = 80%, H2 = 70%. Tính khối lượng ancol etylic thu được từ 1 tấn tinh bột?
-
Câu 10:
Phát biểu nào sau đây không đúng ?
-
Câu 11:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm x mol C2H4(NH2)2 và 5x mol hỗn hợp 2 anken đồng đẳng kế tiếp tạo ra 0,22 mol H2O và 0,21 mol hỗn hợp CO2 và N2. Xác định CTPT 2 anken.
-
Câu 12:
Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH3–CH(NH2)–COOH ?
-
Câu 13:
Hợp chất hữu cơ X có CTPT C2H8O3N2. Đun nóng 10,8 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y. Khi cô cạn dung dịch Y thu được phần hơi có chứa một chất hữu cơ Z có 2 nguyên tử C trong phân tử và còn lại a gam chất rắn. Giá trị của a là
-
Câu 14:
Hỗn hợp X gồm 0,4 mol H2 và 0,3 mol C2H4. Nung nóng X với bột Ni xúc tác một thời gian thu được hỗn hợp Y. Dẫn hh Y qua dung dịch Br2 dư, thấy có hh khí Z bay ra. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Z thu được 8,8 gam CO2 và 7,2 gam H2O. Khối lượng bình Br2 tăng lên là
-
Câu 15:
Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure?
-
Câu 16:
Thủy phân hết m gam tetrapeptit (X) Gly-Gly-Gly-Gly (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 22,5 gam Gly, 33 gam Gly-Gly, 37,8 gam Gly-Gly-Gly. Giá trị của m là
-
Câu 17:
Kim loại có các tính chất vật lý chung là:
-
Câu 18:
Trong phòng thí nghiệm người ta thường thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước, đó là do
-
Câu 19:
Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tăng dần tính khử từ trái sang phải là
-
Câu 20:
Cho 0,42 gam hỗn hợp bột Fe và Al vào 250 ml dung dịch AgNO3 0,12M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 3,333 gam chất rắn. Khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là
-
Câu 21:
Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có thể là
-
Câu 22:
Cho 6 gam P2O5 vào 15 ml dung dịch H3PO4 6% (D = 1,03 g/ml). Nồng độ % của dung dịch thu được là
-
Câu 23:
Kim loại kiềm được điều chế bằng phương pháp nào sau đây?
-
Câu 24:
Phương trình phản ứng nào sau đây NH3 không thể hiện tính khử ?
-
Câu 25:
Hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm và một kim loai kiềm thổ. Hòa tan hoàn toàn 1,788 gam X vào nước, thu được dung dịch Y và 537,6 ml khí H2 (đktc). Dung dịch Z gồm H2SO4 và HCl, trong đó số mol HCl gấp hai lần số mol của H2SO4. Trung hòa dung dịch Y bằng dung dịch Z tạo ra m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
-
Câu 26:
Cho 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M vào 700 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau khi phản ứng kết thúc, lọc tách lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
-
Câu 27:
Phản ứng hóa học nào dưới đây là của hiện tượng ăn mòn điện hóa?
-
Câu 28:
Hấp thụ hoàn toàn 0,336 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch hỗn hơp gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
-
Câu 29:
Cho hỗn hợp gồm x mol Na và y mol Ba vào nước dư thu được V lít H2 (đktc) và dung dịch X. Hấp thụ từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch X, kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Tỉ lệ x : y là
-
Câu 30:
Cho a mol Fe tác dụng với dung dịch HNO3 thu được 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch X và còn dư 5,6 gam Fe. Cô cạn dung dịch X thu được b gam muối khan. Giá trị của a, b lần lượt là
-
Câu 31:
Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là:
-
Câu 32:
Phát biểu nào không đúng?
-
Câu 33:
Tổng hệ số (những số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phản ứng giữa Cu và HNO3 đặc, nóng là
-
Câu 34:
Cho các phản ứng sau:
(a) H2S + SO2 →
(b) Na2S2O3 + dung dịch H2SO4 loãng →
(c) SiO2 + Mg →
(d) Al2O3 + dung dịch NaOH →
(e) Ag + O3 →
(g) SiO2 + dung dịch HF →
Số phản ứng tạo ra đơn chất là
-
Câu 35:
Nhiệt phân hoàn toàn m gam KClO3 trong điều kiện không có xúc tác thì thu được O2 và hỗn hợp chất rắn gồm KCl, KClO4 (trong đó KCl có khối lượng 37,25 gam). Cho toàn bộ lượng O2 này phản ứng hết với 56 gam Fe, sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 loãng, dư, thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí NO, NO2, có tỉ khối so với He là 10,5. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
-
Câu 36:
Hòa tan 15,2 gam hỗn hợp Fe và Cu vào 200 ml dung dịch HNO3 xM, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A chỉ chứa một chất tan, V lít khí NO (spk duy nhất, ở đktc) và còn 14,36 gam chất rắn không tan. Giá trị của x và V lần lượt là
-
Câu 37:
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa Al, MgCO3 và 0,05 mol Al2O3 vào 200 gam dung dịch chứa HCl và KNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối trung hòa và 6,048 lít khí Y ở đktc gồm NO, H2, CO2 trong đó số mol NO là 0,1 mol. Cho AgNO3 dư vào Z thu được 185,115 gam kết tủa. Mặt khác, cho NaOH dư vào Z thấy có 1,465 mol NaOH phản ứng. % khối lượng MgCl2 có trong dung dịch Z gần nhất với
-
Câu 38:
Nung m gam hỗn hợp A gồm Al, Fe(NO3)3 trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu được 52,48 gam chất rắn X và 7,056 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO2 và O2. Hòa tan hoàn toàn X trong 1,32 lít dung dịch H2SO4 1M thu được dung dịch chỉ chứa 158,08 gam muối sunfat trung hòa và 7,84 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (gồm 2 khí không màu trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí) có tỉ khối so với H2 là 9. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
-
Câu 39:
Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm peptit X và peptit Y bằng dung dịch NaOH thu được 151,2 gam hỗn hợp gồm các muối natri của Gly, Ala và Val. Mặt khác, để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, Y ở trên cần 107,52 lít khí O2 (đktc) và thu được 64,8 gam H2O. Giá trị của m là
-
Câu 40:
Hỗn hợp E gồm bốn este đều có công thức C8H8O2 và có vòng benzen. Cho 16,32 gam E tác dụng tối đa với V ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng), thu được hỗn hợp X gồm các ancol và 18,78 gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ X vào bình đựng kim loại Na dư, sau khi phản ứng kết thúc khối lượng chất rắn trong bình tăng 3,83 gam so với ban đầu. Giá trị của V là