1000+ câu Trắc nghiệm Huyết học - Truyền máu
Với hơn 1050 câu trắc nghiệm Huyết học - Truyền máu (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Trì hoãn cho máu trong 6 tháng kể tè thời điểm, chọn câu sai:
A. Xăm trổ trên da
B. Bấm dáy tai, bấm mũi, bấm rốn hoặc các vị trí khác trên cơ thể
C. Sinh con hoặc chấm dứt thai nghén
D. Phơi nhiếm với máu và dịch cơ thể từ người có nguy cơ hoặc đã nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu
-
Câu 2:
Các xét nghiệm đông máu ngoại sinh là:
A. TC, PT, INR
B. PT, INR, aPTT
C. PT, TC, aPTT
D. PT, INR, TT
-
Câu 3:
Bất đồng nhóm máu ABO giữa người cho và người nhận dẫn đến:
A. Tan máu cấp
B. Suy thận cấp
C. Đông máu nội mạch
D. Cả a,b,c đúng
-
Câu 4:
Truyền 500mL máu toàn phần cho một người nặng 70kg, sau 48 – 72h, Hct sẽ tăng:
A. < 3%
B. 3-5%
C. 5-7%
D. > 7%
-
Câu 5:
Suy giảm miễn dịch trong bệnh ung thư tạo máu có các nguyên nhân:
A. Suy giảm miễn dịch nguyên phát
B. Suy giảm miễn dịch thứ phát (do điều trị )
C. a&b đúng
D. a&b sai
-
Câu 6:
Yếu tố đánh giá tiêu chuẩn sức khỏe đối với người cho máu:
A. Tiền sử
B. Lâm sàng
C. Xét nghiệm
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 7:
Bệnh nhân bị bệnh von Willebrand thì nên chọn chế phẩm máu nào để truyền:
A. Khối hồng cầu lắng
B. Khối tiểu cầu
C. Tủa lạnh
D. Khối bạch cầu hạt
-
Câu 8:
Những việc cần làm cho bệnh nhân sau khi truyền máu là gì?
A. Cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại chỗ, theo dõi dấu hiệu sinh tồn
B. Theo dõi các dấu hiệu phản ứng nếu có xảy ra
C. Ghi lại tình hình bệnh nhân từ lúc bắt đầu truyền đến khi không truyền nữa
D. Tất cả các việc làm trên
-
Câu 9:
Phát biểu nào sau đây là đúng về môn huyết học – truyền máu:
A. Chỉ là môn học cơ sở
B. Chỉ là môn học lâm sàng
C. Vừa là môn học cơ sở và lâm sàng
D. Môn huyết học – truyền máu gồm 3 phần chính
-
Câu 10:
Lớp nào tạo ra vùng bề mặt phản ứng mạnh đối với tiểu cầu và các yếu tố đông máu?
A. Lớp nội mạc
B. Lớp dưới nội mạc
C. Lớp giữa
D. Lớp ngoài
-
Câu 11:
Thai nhi không được nhận di truyền kháng nguyên nhóm máu, kháng nguyên tiểu cầu từ đâu:
A. Cha
B. Mẹ
C. a,b đúng
D. a,b sai
-
Câu 12:
Chất ức chế serin protease hay serpin gồm bao nhiêu loại protein khác nhau:
A. 10
B. 20
C. 30
D. 40
-
Câu 13:
Các dạng của kháng thể gồm:
A. Biểu lộ trên bề mặt của tế bào lympho B
B. Dạng tự do lưu hành trong dịch thể
C. Cả 2 đều đúng
D. Cả 2 đều sai
-
Câu 14:
Bạch cầu hạt tăng đoạn gặp trong bệnh lý nào?
A. Thiếu máu hồng cầu to, nhiễm trùng mạn
B. Nhiễm trùng nặng, nhiễm virus
C. U ác tính, xơ gan
D. Câu A và C đúng
-
Câu 15:
Tai biến miễn dịch xảy ra với người nhận máu do:
A. Bất đồng nhóm máu hệ thống hồng cầu
B. Nhiễm trùng
C. Rối loạn đông máu
D. Ứ sắt
-
Câu 16:
Chế phẩm dùng cung cấp khả năng vận chuyển oxy máu:
A. Khối hồng cầu
B. Khối tiểu cầu
C. Khối bạch cầu
D. Huyết tương tươ
-
Câu 17:
Khối hồng cầu luôn nằm ở túi thứ mấy trong hệ thống túi máu điều chế và lưu trữ:
A. Túi 1
B. Túi 2
C. Túi 3
D. Túi khác
-
Câu 18:
Thiếu máu tan máu tự miễn:
A. Hệ thống miễn dịch sản xuất tự kháng thể kháng hồng cầu của chính bệnh nhân
B. Hệ thống miễn dịch sản xuất tự kháng thể kháng tiểu cầu của chính bệnh nhân
C. Hệ thống miễn dịch sản xuất tự kháng thể kháng bạch cầu của chính bệnh nhân
D. Tất cả điều đúng
-
Câu 19:
Protein vận chuyển sắt là?
A. Ferritin
B. Transferin
C. Hemosiderin
D. Albumin
-
Câu 20:
Khi tiến hành phản ứng sinh vật đối với người lớn trong truyền máu, khi cho máu chảy bình thường theo y lệnh được bao nhiêu mL thì bắt đầu cho chảy chậm:
A. 5-10mL
B. 15mL
C. 20mL
D. 5-15mL
-
Câu 21:
Nguyên nhân gây suy tủy xương thường gặp nhất trên lâm sàng:
A. Thuốc
B. Hóa chất
C. Tổn thương vi môi trường
-
Câu 22:
Chất kháng động Lupus là những kháng thể chống đông:
A. IgA hoặc IgM
B. IgG hoặc IgE
C. IgG hoặc IgM
D. IgA hoặc IgM
-
Câu 23:
Đặc tính nhận diện được kháng nguyên đã được xử lý của Lympho T liên quan đến?
A. APC
B. Fibroblast
C. MHC
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 24:
Các yếu tố tế bào của miễn dịch không đặc hiệu, ngoại trừ:
A. Bạch cầu hạt trung tính
B. Bạch cầu hạt ưa axit
C. Bạch cầu mono
D. Đại thực bào
-
Câu 25:
Truyền nhóm máu Rh(+) cho người nhận mang nhóm máu Rh(-) trong trường hợp, chọn câu sai:
A. Đe doạ tính mạng
B. Bệnh nhân nam
C. Bác sĩ, người phát máu, người nhà đồng ý và chịu trách nhiệm bằng văn bản
D. Xét nghiệm thuận hợp giai đoạn AHG 37oC dương tính
-
Câu 26:
Những trường hợp trì hoãn cho máu trong 12 tháng, chọn câu sai:
A. Sinh con hoặc chấm dứt thai nghén
B. Khỏi bệnh sau khi mắc bệnh sốt rét
C. Phục hồi sau các can thiệp ngoại khoa
D. Xăm trổ trên da
-
Câu 27:
Tiến bộ về chẩn đoán bệnh huyết học, ngoại trừ:
A. Xác định dòng tế bào qua nhuộm hóa học tế bào
B. Nhuộm hóa mô miễn dịch
C. Giải trình tự gen
D. Kháng thể đơn dòng anti- CD20
-
Câu 28:
Khi Fe2+ của hem trở thành Fe3+, nó có màu:
A. Đỏ
B. Xanh
C. Tím
D. Nâu
-
Câu 29:
Mẫu máu bệnh nhân có Hct lớn hơn bao nhiêu thì cần tính toán lại chất chống đông:
A. 0.45
B. 0.55
C. 0.65
D. 0.75
-
Câu 30:
Trong trường hợp bỏng giai đoạn đầu cần truyền gì cho bệnh nhân?
A. Máu toàn phần
B. Dung dịch đẳng trương
C. Huyết tương + dung dịch
D. Tất cả sai
-
Câu 31:
Huyết tương tươi đông lạnh được điều chế từ:
A. Huyết tương giầu yếu tố VIII
B. Máu toàn phần lấy trong 6h
C. Máu toàn phần dự trữ
D. Tất cả đều sai
-
Câu 32:
Tên của Hb ξ2ε2 là gì?
A. Gower 1
B. Gower 2
C. Porland
D. HbF
-
Câu 33:
Quá trình chuẩn bị bệnh nhân cần:
A. Bệnh nhân cần thông báo về việc truyền máu
B. Điều dưỡng lĩnh máu
C. Máu được vận chuyển và bảo quản đúng quy định
D. Bệnh nhân nhận máu tại khoa điều trị
-
Câu 34:
Xét nghiệm co cục máu cần dùng ống nào?
A. EDTA
B. Sodium citrate
C. Heparin
D. Thủy tinh
-
Câu 35:
Để điều chế 80-120mL tủa lạnh cần bao nhiêu đơn vị máu toàn phần:
A. 500mL
B. 1000mL
C. 1500mL
D. 2000mL
-
Câu 36:
Những điều không nên làm sau khi cho máu 24 giờ, chọn câu sai:
A. Làm việc trên cao
B. Làm việc nặng
C. Uống nhiều nước
D. Cử động mạnh tay lấy máu
-
Câu 37:
Số tiền hỗ trợ người hiến máu theo thông tư 05/BYT đối với người cho 250ml máu là:
A. 120.000 đồng
B. 140.000 đồng
C. 160.000 đồng
D. 180.000 đồng
-
Câu 38:
Đâu không phải là nguyên nhân quá tải sắt:
A. Tăng hấp thu sắt tại niêm mạc ruột
B. Tán huyết bẩm sinh
C. Truyền máu kéo dài nhiều lần
D. Truyền máu cấp cứu
-
Câu 39:
Yếu tố V là VIII được hoạt hóa bởi chất nào?
A. Fibinogen
B. Thrombin
C. Thromboplastin
D. Xa
-
Câu 40:
Hình ảnh của hồng cầu nhược sắc trên phết máu ngoại vi?
A. Hình vòng nhẫn
B. Hình móng ngựa
C. Hình bia
D. Hình lõm 2 đầu