1000+ câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền
Sưu tầm và chia sẻ 1000 câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức Dược học cổ truyền, Châm cứu, Dưỡng sinh, Bệnh học,…... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Thủ thuật xoa bóp nào dưới đây KHÔNG ĐƯỢC chỉ định điều trị đau đầu?
A. Phân, hợp, véo, miết
B. Xát, vê, day huyệt
C. Day, bấm huyệt
D. Chặt, vỗ, bóp
-
Câu 2:
Di chứng tai biến mạch máu não, nếu nhẹ thì Y học cổ truyền xếp vào chứng:
A. Trúng tạng phủ
B. Trúng kinh lạc
C. Trúng khí huyết
D. Tất cả đúng
-
Câu 3:
Triệu chứng lâm sàng Suy nhược thần kinh thể Âm hư hỏa vượng:
A. Người cáu gắt, bứt rứt, nóng trong người
B. Mặt đỏ, đại tiện thường táo
C. Rêu lưỡi khô. Mạch huyền, tế sác
D. Tất cả đúng
-
Câu 4:
Xử lý dược liệu là hoa và thân thảo có cấu tạo mỏng manh trong bào chế chè gói ta nên:
A. Ép lấy dịch ép
B. Phơi và sấy khô ở nhiệt độ không quá 80°C
C. Hòa tan vào dung môi thích hợp
D. Phơi và sấy khô ở nhiệt độ không quá 50°C
-
Câu 5:
Pháp điều trị nổi mẩn dị ứng thể phong nhiệt là:
A. Khu phong, tán hàn, hành khí
B. Khu phong, thanh nhiệt, lương huyết
C. Phát tán phong hàn, hoạt lạc
D. Khu phong thanh nhiệt, hành khí
-
Câu 6:
Ngực sườn đầy tức kèm theo tính tình hay bực bội cáu gắt, nôn nóng, thiếu bình tĩnh thuộc chứng bệnh nào dưới đây:
D.
A. Can khí uất kết
B. Đởm thực
C. Can huyết hư
D. Tâm nhiệt
-
Câu 7:
Thuốc trừ giun dùng trị giun kim khi hậu môn có biểu hiện:
A. Loét, sần sùi
B. Ngứa, loét
C. Phồng, Ngứa
D. Chảy máu
-
Câu 8:
Trong điều trị Hen phế quản thể Hàn háo nếu lý ẩm biểu hàn, dịch đàm xanh lỏng thì gia thêm:
A. Hồng hoa
B. Đào nhân
C. Can khương
D. Tất cả đúng
-
Câu 9:
Tỳ thổ sinh là gì?
A. Tâm hỏa
B. Thận thủy
C. Phế kim
D. Can mộc
-
Câu 10:
Hỏi về đau. Đau đỉnh đầu là bệnh thuộc:
A. Kinh Tâm
B. Kinh Tỳ
C. Kinh Thận
D. Kinh Can
-
Câu 11:
Ở chỗ lõm đầu dưới trong xương bánh chè là huyệt:
A. Huyết hải
B. Lương khâu
C. Độc tỵ
D. Tất nhãn
-
Câu 12:
Kinh túc dương minh Vị. Khi bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng do nguyên nhân bên trong:
A. Đau nhức các khớp
B. Xuất huyết dưới da
C. Bụng trên bị sưng trướng
D. Nôn ói nước trong
-
Câu 13:
Kinh túc thiếu âm Thận. Khi bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng do nguyên nhân bên ngoài. Chọn câu sai:
A. Đói mà không muốn ăn
B. Mặt đen như dầu đen, ho nhổ nước bọt thấy có máu, thở nhanh, khò khè, ngồi xuống lại muốn đứng lên, mắt mờ
C. Chứng nuy quyết (chi bị liệt và lạnh)
D. Nếu Thận khí bất túc thì sẽ dễ bị sợ sệt, hồi hộp, trống ngực
-
Câu 14:
Bệnh nhân nổi mẩn dị ứng do ăn uống, trong bài thuốc thường gia thêm:
A. Sơn tra, thần khúc
B. Táo nhân, viễn chí
C. Khương hoạt, tần giao
D. Trần bì, táo nhân
-
Câu 15:
Lựa chọn công thức huyệt điều trị phục hồi di chứng miệng méo trong liệt dây VII ngoại biên:
A. Địa thương, Nghinh hương, ế phong
B. Hạ quan, Địa thương, Thái dương, ế phong
C. Giáp xa, Hạ quan, Địa thương
D. Giáp xa, Địa thương, Thái dương
-
Câu 16:
Lưỡi đỏ tươi là chủ về:
A. Nhiệt thịnh
B. Hư nhiệt
C. Thực nhiệt
-
Câu 17:
Tỳ vinh nhuận ở:
A. Miệng
B. Môi
C. Móng tay
D. Móng chân
-
Câu 18:
Khi dùng thuốc hành khí nếu có hàn ngưng khí trệ thì phối hợp với thuốc?
A. Thanh nhiệt tả hỏa
B. Ồn trung khử hàn
C. Tả hỏa giải độc
D. Kiện tỳ chi tà
-
Câu 19:
Thuốc phần khí được chia làm mấy loại?
A. 1 loại
B. 2 loại
C. 3 loại
D. 4 loại
-
Câu 20:
Kinh thủ thái âm Phế. Biểu hiện của bệnh thực. Chọn câu sai?
A. Đau vai lưng
B. Phát sốt
C. Sợ lạnh, ra mồ hôi
D. Xuất huyết dưới da
-
Câu 21:
Huyệt Giáp xa thuộc đường kinh nào?
A. Phế
B. Can
C. Tỳ
D. Vị
-
Câu 22:
Mục nào dưới đây KHÔNG THUỘC kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau đầu:
A. Giải quyết tình trạng đau đầu cho bệnh nhân bằng mọi phương pháp
B. Tìm nguyên nhân gây ra đau đầu để có phưong pháp điều trị phù hợp
C. Kết hợp điều trị nguyên nhân đau đầu dựa theo y lệnh của thầy thuốc
D. Tư vấn tâm lý giải tỏa tình trạng lo lắng của bệnh nhân
-
Câu 23:
Bệnh nhân đau nhói vùng thắt lưng sau khi mang vác nặng, đau tăng dần và lan xuống dưới mông, khoeo, theo đường kinh bàng quang, có lúc đau âm ỉ, lúc đau dữ dội, đau tăng khi ho, khi hắt hơi hoặc khi gập cổ đột ngột, nằm yên thì đỡ đau. Triệu chứng trên thuộc đau dây thần kinh tọa thể lâm sàng nào:
A. Phong hàn phạm kinh lạc
B. Can Thận âm hư, hàn thấp xâm nhập
C. Huyết ứ khí trệ ở kinh lạc
D. Do phong nhiệt
-
Câu 24:
Để phòng bệnh cảm cúm, hằng ngày có thể day ấn huyệt:
A. Huyết hải, Tam âm giao
B. Hợp cốc
C. Túc tam lý, Hợp cốc
D. Túc tam lý
-
Câu 25:
Trong điều trị Hen phế quản thể Nhiệt háo nếu phế nhiệt nặng thì gia thêm:
A. Rễ tranh
B. Rau má
C. Thạch cao
D. Long nhãn
-
Câu 26:
Chữa đau vai gáy, đau dây thần kinh liên sườn VI, VII là huyệt:
A. Đốc du
B. Kiên tỉnh
C. Đại truỳ
D. Cách du
-
Câu 27:
Tác dụng của phương thuốc Độc Sâm Thang:
A. Thanh nhiệt, giáng hỏa
B. Bổ khí, bổ huyết
C. Bổ thận âm, lợi niệu
D. Tiết nhiệt, dưỡng âm
-
Câu 28:
Bệnh nhân ho kèm theo hắt hơi, chảy nước mũi trong là do nhiễm phải ngoại tà nào dưới đây:
A. Phong hàn
B. Phong nhiệt
C. Phong thấp
D. Hàn thấp
-
Câu 29:
Huyệt Tỳ du thuộc đường kinh nào?
A. Thận
B. Tâm
C. Bàng quang
D. Tiểu trường
-
Câu 30:
Lấy điểm đau làm huyệt thì gọi là:
A. Du huyệt
B. Kinh kỳ ngoại huyệt
C. Á thị huyệt
D. Hội huyệt