1477 Câu trắc nghiệm Nhi khoa
Với hơn 1450+ câu trắc nghiệm Nhi khoa (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về xử trí lồng ghép bệnh trẻ em, chăm sóc sức khoẻ ban đầu trẻ em, các thời kỳ của trẻ em, phát triển thể chất trẻ em,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
-
Câu 1:
Dựa vào các đặc điểm nào người ta chia vi khuẩn bạch hầu làm 3 biotypes:
A. Vi khuẩn bạch hầu di động rất tốt.
B. Vi khuẩn tạo ra độc tố gây viêm cơ tim.
C. Hoạt tính tan huyết, lên men đường và các phản ứng sinh hóa.
D. Vi khuẩn nhạy cảm với acid và không chịu được nhiệt.
-
Câu 2:
Tỷ lệ mắc mới động kinh tại các nước thuộc thế giới thứ 3 được ước tính theo OMS (1998) là:
A. 5/10.000 dân.
B. 1/1.000 dân
C. 7/ 1000 dân số.
D. 5% dân số
-
Câu 3:
Loại rối loạn chuyển hoá thường gặp nhất gây co giật ở trẻ em nước ta là:
A. Hạ Natri máu do ỉa chảy.
B. Tăng Natri máu.
C. Hạ Calci máu.
D. Hạ đường máu.
-
Câu 4:
Theo OMS, thiếu máu khi lượng hemoglobin giảm ở trẻ từ 6 tháng - 6 tuổi như sau:
A. Hb dưới 90 g/L.
B. Hb dưới 100 g/L.
C. Hb dưới 110 g/L.
D. Hb dưới 120 g/L.
-
Câu 5:
Triệu chứng nào sau đây khiến ta nghi ngờ viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh:
A. Vàng da, lách to, chảy máu
B. Tam chứng màng não, Kernig (+)
C. Bỏ bú, nôn, suy hô hấp, vàng da
D. Bụng chướng, tuần hoàn bàng hệ, gan lách to
-
Câu 6:
Cách chuẩn bị thuốc uống cho trẻ phải tuân thủ các nguyên tắc sau, ngoại trừ:
A. Thuốc viên phải được nghiền nhỏ
B. Làm ngọt bằng cách thêm đường
C. Cho vào bình sữa để cho trẻ bú
D. Chỉ chuẩn bị liều thuốc vừa 1 thìa
-
Câu 7:
Một trẻ 4,5 tuổi, sốt cao đã 3 hôm, xuất huyết trên da, chảy máu lợi răng, nôn ra máu, bạn thăm khám thấy huyết động bình thường, gan 2 cm, không thiếu máu, các cơ quan khác bình thường, bạn nghi ngờ bệnh lý gì sau đây:
A. Xuất huyết giảm tiểu cầu
B. Nhiễm trùng huyết do não mô cầu
C. Bệnh bạch cầu cấp
D. Sốt xuất huyết Dengue
-
Câu 8:
Biến chứng suy tim thường gặp nhất ở trẻ bị bệnh tim bẩm sinh là:
A. Thông liên nhĩ.
B. Thông liên thất chưa tăng áp lực động mạch phổi
C. Thông liên thất rộng kèm hẹp van động mạch phổi
D. Thông liên thất có tăng áp lực động mạch phổi
-
Câu 9:
Nếu xuất huyết trên da tại các điểm chích lể kéo dài, ở trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi thường do:
A. Bệnh lý xuất huyết giảm phức hợp Prothrombin.
B. Bệnh Werloff
C. Bệnh Ưa chảy máu
D. Bệnh thiếu vitamin C
-
Câu 10:
Nhận định sau đây: Đối với trẻ suy dinh dưỡng nặng các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt thường không có, vì vậy ngay khi trẻ vào viện cho ngay kháng sinh phổ rộng và cho tiêm phòng vắc xin sởi nếu trẻ > 6 tháng và chưa được tiêm phòng là:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Cần nghi ngờ đến ngộ độc cấp trong những tình huống nào sau đây, ngoại trừ:
A. Mọi trạng thái hôn mê yên tĩnh.
B. Mọi rối loạn chức năng cấp xảy ra ở một người mà trước đó khoẻ mạnh.
C. Mọi rối loạn chức năng xảy ra ở một người đang mắc 1 bệnh mãn tính.
D. Mọi bệnh nhân sốt cao.
-
Câu 12:
Về nguyên nhân tan máu do bất thường về huyết sắc tố bao gồm những bệnh lý sau ngoại trừ một trường hợp:
A. Bệnh Thalassémie
B. Bệnh HbE.
C. Bệnh Minkowski-Chauffard.
D. Bệnh HbD.
-
Câu 13:
Triệu chứng nào không phải là triệu chứng thường gặp của nhiễm trùng đường mật sau giun chui ống mật:
A. Sốt cao.
B. Đau bụng liên tục có cơn trội lên.
C. Điểm cạnh ức phải đau.
D. Vàng da.
-
Câu 14:
Để phòng bệnh còi xương, cho trẻ uống vitamin D mỗi 6 tháng 1 liều 50.000 đv và uống sữa can xi 0,5 g /ngày.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Điều trị vàng da tăng bilirubin trực tiếp là điều trị:
A. Triệu chứng
B. Nội khoa
C. Ngoại khoa
D. Nguyên nhân
-
Câu 16:
Triệu chứng nào sau đây ở trẻ bú mẹ khiến ta nghi ngờ có viêm màng não mủ:
A. Sốt, táo bón, nhức đầu
B. Sốt, chướng bụng, lơ mơ
C. Lơ mơ, đờ đẩn, táo bón, nôn vọt, chướng bụng
D. Lơ mơ, rên è è, mắt nhìn sững, xanh tái, co giật
-
Câu 17:
Số lần đi tiểu trung bình trong ngày của trẻ nhỏ hơn 1 tuổi
A. Nhỏ hơn 10 lần
B. 10-15 lần
C. 15-20 lần
D. 20-25 lần
-
Câu 18:
Đánh giá phát triển tinh thần vận động là đánh giá những hoạt động nào sau đây:
A. Tiếng khóc, số giờ ngủ, số lần bú
B. Sự thức tỉnh, số lần bú, số lần đi tiểu
C. Vận động thô, vận động tinh tế, ngôn ngữ
D. Cân nặng, chiều cao và vòng đầu
-
Câu 19:
Protid máu giảm trong hội chứng thận hư là do:
A. Mất phần sạc điện tích âm của màng đáy cầu thận
B. Mất albumine qua đường tiểu
C. Chế độ ăn kiêng nên dẫn đến suy dinh dưỡng thiếu protein
D. Giảm men Lipoprotein lipase trong máu
-
Câu 20:
Biểu hiện tím trong suy hô hấp sơ sinh:
A. Xuất hiện sớm hơn so với trẻ lớn
B. Luôn biểu hiện ở trung tâm.
C. Thường đa dạng.
D. Hay kín đáo.
-
Câu 21:
Đau bụng tái diễn ở trẻ em có thể do:
A. Nhiễm helicobacter Pylorie
B. Loét dạ dày
C. Viêm hạch mạc treo
D. Bất dung nạp thức ăn
-
Câu 22:
Bệnh còi xương do thiếu vitamin D gặp chủ yếu ở lứa tuổi:
A. < 3 tháng.
B. 3-18 tháng.
C. 24-36 tháng.
D. 36 tháng - 5 tuổi.
-
Câu 23:
Trước một trẻ bị co giật mà có kèm tiêu chảy và sốt cao, thì cần nghi ngờ đến khả năng nào sau đây, ngoại trừ:
A. Co giật do sốt cao
B. Lỵ trực trùng
C. Co giật do hạ Natri máu
D. Co giật do hạ Kali máu
-
Câu 24:
Kháng sinh nào sau đây được TCYTTG khuyến cáo sử dụng trong viêm tai xương chủm tại tuyến y tế cơ sở trước khi chuyển viện năm 2000?
A. Cefotaxime
B. Chloramphenicol.
C. Ceftriazole.
D. Cefuroxime.
-
Câu 25:
Lứa tuổi nào sau đây không bị bệnh thấp tim.
A. 0-2 tuổi
B. 5-8 tuổi
C. 8-10 tuổi
D. 10-12 tuổi
-
Câu 26:
Helicobacter Pylorie giữ một vai trò quan trọng trong việc gây nên đau bụng tái diễn ở trẻ lớn:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 27:
Bé gái 2 tuổi, được phân loại viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng, xử trí nào sau đây là đúng nhất:
A. Tiêm Chloramphenicol 450mg và chuyển viện gấp
B. Chuyển viện gấp
C. Phòng hạ đường huyết và chuyển viện gấp
D. Uống 1 viên Amoxycilline 250mg và chuyển viện
-
Câu 28:
Phương pháp phân độ suy dinh dưỡng theo lớp mỡ dưới da:
A. Ít được áp dụng trong cộng đồng, chỉ dùng tại bệnh viện
B. Không áp dụng đúng và rộng rãi cho mọi trẻ suy dinh dưỡng
C. Dùng để đánh giá suy dinh dưỡng do thiếu đạm
D. Được áp dụng trong cộng đồng để theo dõi sự tăng trưởng của trẻ
-
Câu 29:
Đường gây bệnh thông thường nhất của uốn ván rốn là:
A. Đường ngoài da
B. Đường tai giữa
C. Đường máu
D. Đường rốn
-
Câu 30:
Labferment là loại men tiêu hóa có nhiều ở ruột:
A. Đúng.
B. Sai.
-
Câu 31:
Trẻ nào sau đây có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao nhất:
A. Con đầu
B. Trong gia đình đông con
C. Mồ côi mẹ
D. Trẻ ở nông thôn
-
Câu 32:
Trẻ sơ sinh và nhũ nhi dễ bị các nhiễm khuẩn gram âm do:
A. Lượng IgM của trẻ rất thấp do không thể đi qua hàng rào rau thai
B. Lượng IgA mẹ truyền sang con không đầy đủ
C. Lượng IgG từ mẹ truyền sang con không đủ
D. Lượng IgE của trẻ còn thấp
-
Câu 33:
Trong suy tim do thiếu vitamin B1, sau điều trị vitamin B1 liều tấn công vẫn tiếp tục cho liều duy trì vitamin B1 bằng đường tiêm bắp cho trẻ trong thời gian 2 tuần. Nhận định này:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 34:
Theo H.Seipelt thì chiều dài của thận tương đương độ dài của:
A. 2 đốt sống thắt lưng đầu tiên cho bất kỳ tuổi nào
B. 3 đốt sống thắt lưng đầu tiên cho bất kỳ tuổi nào
C. 4 đốt sống thắt lưng đầu tiên cho bất kỳ tuổi nào
D. 3-4 đốt sống thắt lưng đầu tiên tùy theo nam hay nữ
-
Câu 35:
Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu nguy cơ trong NKHHCT từ 2 tháng - 5 tuổi:
A. Không uống được
B. Bú kém
C. Thở rít khi nằm yên
D. Ngủ li bì khó đánh thức
-
Câu 36:
Phương pháp điều trị bệnh ống động mạch được ưu tiên trong tuần đầu sau sinh:
A. Indocid truyền tĩnh mạch.
B. Thông tim can thiệp làm bít ống động mạch
C. Mổ cắt và khâu ống động mạch
D. Mổ thắt ống động mạch
-
Câu 37:
Bé Lan 9 tháng tuổi bị sốt 3 hôm nay, bé rất chán ăn. Lời khuyên nào là hợp lý nhất:
A. Nên cho bé Lan bú mẹ nhiều hơn
B. Cho bé Lan ăn nhiều bữa nhỏ với nước cháo loãng
C. Để thức ăn vào bình bú và cho trẻ bú
D. Chỉ cho Lan bú mẹ mà không cho ăn những thức ăn khác vì sợ khó tiêu
-
Câu 38:
Hiện tượng sụt cân sinh lý không liên quan với việc nuôi dưỡng và nhiệt độ phòng.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 39:
Nhiễm virus nào dưới đây trong 2 tháng đầu mang thai có thể gây ra tim bẩm sinh:
A. Coxackie B
B. Dengue
C. Rubéole
D. Viêm gan B
-
Câu 40:
Trong viêm phổi do tụ cầu, thời gian từ một nhiễm trùng đầu tiên đến khu trú tại phổi màng phổi là bao lâu?
A. 3-5 ngày.
B. 5-8 ngày.
C. 8-10 ngày
D. 10 - 15 ngày
-
Câu 41:
Mục đích của điều trị tống độc trong xử trí ngộ độc cấp là:
A. Làm bất hoạt chất độc.
B. Ổn định các chức năng sống tối thiết.
C. Tách rời chất độc với người bệnh (ví dụ: Cạo sạch tóc bị thấm hoá chất độc)
D. Đưa ra khỏi cơ thể chất độc nào đã tiếp xúc với cơ thể hoặc đã vào trong cơ thể nhưng chưa vào máu.
-
Câu 42:
Loại vaccin BCG được chủng bằng cách tiêm dưới da.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 43:
Biện pháp tôt nhất để điều trị giun kim:
A. Cho 1 liều Albendazole 400mg liều duy nhất
B. Cho Pyrantel 10mg/kg sau 2 tuần lặp lại liều thứ 2
C. Cho Pyrantel 10mg/kg sau 1 tuần lặp lại liều thứ 2
D. Cho 1 liều Mebendazole 500mg, sau 1 tuần lặp lại liều thứ 2
-
Câu 44:
Biến chứng trong nhiểm khuẩn đường tiểu có thể gặp; ngoại trừ một trường hợp:
A. Nhiễm trùng máu.
B. Viêm thận - bể thận mãn
C. Viêm cầu thận cấp
D. Viêm tấy quanh thận
-
Câu 45:
Công thức tính diện tích da MOSTELLER dựa trên cân nặng và chiều cao:
A. Đúng
B. Sai