420 câu trắc nghiệm Luật hành chính
Chia sẻ 420 câu hỏi trắc nghiệm Luật Hành chính (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về điều chỉnh quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước.... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Tất cả những người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập đều là viên chức.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Theo luật hành chính Việt Nam, quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản nào?
A. Các nguyên tắc chính trị - xã hội, đặc biệt là nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước và các nguyên tắc tổ chức – kỹ thuật đặc thù trong quản lý hành chính nhà nước.
B. Các nguyên tắc chính trị - xã hội, đặc biệt là nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và các nguyên tắc tổ chức đặc thù trong quản lý hành chính nhà nước.
C. Các nguyên tắc chính trị, đặc biệt là nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước và các nguyên tắc kỹ thuật đặc thù trong quản lý hành chính nhà nước.
D. Các nguyên tắc chính trị, đặc biệt là nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và các nguyên tắc tổ chức đặc thù trong quản lý hành chính nhà nước.
-
Câu 3:
Có bao nhiêu biện pháp bảo vệ người tố cáo:
A. 02
B. 03
C. 04
D. 05
-
Câu 4:
Tổ chức xã hội hoạt động đủng điều lệ là một nội dung của tuân thủ pháp luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Tập quán có thể được sử dụng để giải quyết trong quan hệ pháp luật hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính nhằm để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Thủ tục hành chính là phương tiện pháp lý để các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Theo nguyên tắc chức năng, một đối tượng bị quản lý sẽ:
A. Chịu sự chỉ đạo của một cơ quan cấp trên duy nhất.
B. Chịu sự quản lý của nhiều cơ quan chức năng cấp trên.
C. Chịu sự quản lý lần lượt của nhiều cơ quan khác nhau theo nhiệm kỳ.
D. Không có đáp án nào đúng.
-
Câu 9:
Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước và cá nhân luôn là quan hệ pháp luật hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Tranh chấp hành chính có thể được giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính và bởi tòa án nhân dân có thẩm quyền.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Người có thẩm quyền lập biên bản Văn bản Hành chính?
A. Người có thẩm quyền xử phạt
B. Công chức, viên chức và người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành
C. Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu và những người được chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu giao nhiệm vụ lập biên bản
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 12:
Quy phạm pháp luật: “Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ” thuộc loại nào sau đây:
A. Quy phạm bắt buộc
B. Quy phạm trao quyền
C. Quy phạm cấm
D. Quy phạm cho phép
-
Câu 13:
Người từ đủ 12 tuổi có thể bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Năng lực chủ thể của cá nhân được biểu hiện thông qua:
A. Độ tuổi: đủ 18 tuổi.
B. Tình trạng sức khỏe: không bị mắc các bệnh tâm thần.
C. Tổng thể năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính.
D. Trình độ hiểu biết và khả năng tài chính.
-
Câu 15:
Tất cả các văn bản pháp luật đều là nguồn của luật hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng cùng cấp với cơ quan nào sau đây:
A. Ủy ban nhân dân thành phố Hải Dương.
B. Hội đồng nhân dân thành phố Quảng Ninh.
C. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
D. Ủy ban nhân dân quân Từ Liêm.
-
Câu 17:
Người có thẩm quyền áp dụng văn bản quy phạm pháp luật hành chính là:
A. Cơ quan nhà nước.
B. Mọi công dân
C. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
D. Cơ quan hành chính nhà nước.
-
Câu 18:
Chủ thể khiếu nại:
A. Được bảo vệ về tính mạng
B. Được bảo vệ về tài sản
C. Không được bảo vệ
D. Cả A và B
-
Câu 19:
Chánh thanh tra các cấp có quyền xử phạt hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Theo pháp luật nước ta, quan hệ pháp luật hành chính được hiểu là gì?
A. Là quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của luật hành chính và các bên tham gia quan hệ đó có các quyền chủ thể theo pháp luật hiện hành và nghĩa vụ hành chính phù hợp.
B. Là quan hệ xã hội được quy phạm luật hành chính điều chỉnh và các bên tham gia quan hệ đó có các quyền chủ thể luật hành chính và nghĩa vụ luật hành chính phù hợp.
C. Là quan hệ xã hội mà các bên tham gia quan hệ đó có các quyền chủ thể luật hành chính và nghĩa vụ luật hành chính phù hợp.
D. Là quan hệ xã hội được quy phạm luật hành chính điều chỉnh, bảo vệ theo quy định và các bên tham gia quan hệ đó có các quyền chủ thể pháp luật và nghĩa vụ hành chính phù hợp.
-
Câu 21:
Theo luật hành chính Việt Nam, thủ tục hành chính Việt Nam được hiểu là gì?
A. Đó là cách thức mà các chủ thể quan hệ pháp luật hành chính thực hiện quyền hành chính của mình và các tổ chức, các nhân khác nhau tham gia giám sát công việc hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật.
B. Đó là thủ tục pháp lý, là cách thức mà các chủ thể quản lý hành chính nhà nước thực hiện thẩm quyền của mình và các tổ chức, các nhân khác nhau tham gia vào công việc quản lý hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật.
C. Đó là thủ tục pháp lý, là cách thức mà các chủ thể có quyền uy của luật hành chính thực hiện quyền hành chính của mình và các tổ chức, cá nhân khác nhau tham gia vào công việc quản lý hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật.
D. Đó là thủ tục pháp lý mà các cơ quan hannhf chính nhà nước, các cá nhân có thẩm quyền hành chính thực hiện thẩm quyền của mình và các tổ chức, cá nhân khác nhau tham gia vào công việc quản lý hành chính nhà nước.
-
Câu 22:
Đơn vị sự nghiệp công lập nơi viên chức biệt phái phải có trách nhiệm đảm bảo lương và các quyền lợi khác.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Đâu không phải là công chức trong cơ quan hành chính cấp tỉnh:
A. Chánh văn phòng.
B. Phó chủ tịch UBND.
C. Trưởng ban.
D. Trưởng phó ban.
-
Câu 24:
Chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính thì đồng thời có thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
A là công chức có chức danh chuyên viên thuộc sở Tư pháp tỉnh H. A đã tự ý bỏ việc không đến cơ quan, sau 1 tháng kể từ ngày bỏ việc A vẫn không đến cơ quan và không có đơn xin phép. Do vậy Giám đốc Sở Tư pháp đã thành lập hội đồng kỷ luật theo quy định của pháp luật tiến hành họp xử lý kỷ luật đối với A. Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng xử lý kỷ luật do giám đốc sở ký, Chủ tịch UBND tỉnh H đã ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với A.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 26:
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính:
A. Không chỉ là các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành- điều hành.
B. Luôn thể hiện sự bất bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý.
C. Có thể là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình Tòa án thực hiện chức năng xét xử các vụ án hành chính.
D. Là quan hệ quản lý mà các bên tham gia quan hệ quản lý luôn mang quyền lực nhà nước.
-
Câu 27:
Việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đều phải bằng văn bản.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 28:
Quốc tịch thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước Việt Nam với một cá nhân.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 29:
Người lao động làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước đều là cán bộ, công chức.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 30:
Khiếu nại tố cáo là biện pháp đảm bảo pháp chế.
A. Đúng
B. Sai