550+ Câu trắc nghiệm Dịch tễ học
Sưu tầm hơn 550+ Câu trắc nghiệm Dịch tễ học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về quá trình dịch, công tác phòng chống dịch, bệnh thương hàn, bệnh viêm gan, nguyên lý phòng chống dịch, Vacxin-huyết thanh,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
-
Câu 1:
Một vụ dịch sởi xảy ra, tại một huyện A. Trong 200 trẻ đã tiêm sởi có 22 trẻ bị sởi:
A. Tỷ lệ tấn công trong số trẻ được tiêm là 11%
B. Kiểm tra lại kỹ thuật tiêm
C. Kiểm tra lại dây truyền lạnh
D. Đánh giá lại hiệu lực vaccin ngay
-
Câu 2:
Các vấn đề nào sau đây phù hợp với y đức trong nghiên cứu can thiệp:
A. Không cho phép thử nghiệm có ảnh hưởng xấu đến người dân
B. Có thể kiểm định gián tiếp bằng cách loại bỏ các yếu tố nguy hại đến sức khỏe
C. Hiệu quả nghiên cứu được đặt lên hang đầu
D. A và B đúng
-
Câu 3:
HIV/AIDS là mối hiểm họa do tác động chủ yếu vào:
A. Trẻ em
B. Phụ nữ
C. Người nghiện chích ma túy
D. Lực lượng lao động
-
Câu 4:
Giả thuyết dịch tễ học về mối quan hệ nhân quả phải có đầy đủ các thành phần như sau:
A. Yếu tố nguy cơ căn nguyên, hậu quả, quần thể;
B. Yếu tố nguy cơ căn nguyên, hậu quả, mối quan hệ nhân quả;
C. Yếu tố nguy cơ căn nguyên, hậu quả;
D. Yếu tố nguy cơ căn nguyên, hậu quả, mối quan hệ nhân quả, quần thể;
-
Câu 5:
Biện pháp tác động vào nguồn truyền nhiễm để phòng lây truyền bệnh thương hàn là:
A. Quản lý động vật mắc bệnh
B. Giám sát, phát hiện người mang trùng mạn tính
C. Xử lý phân an toàn
D. Kiểm tra vệ sinh nơi chế biến và bảo quản thực phẩm
-
Câu 6:
Biện pháp tác động vào nguồn truyền nhiễm để phòng bệnh lây từ người sang người qua đường máu là:
A. Diệt động vật mắc bệnh
B. Diệt côn trùng tiết túc hút máu tương ứng
C. Phát hiện sớm người mắc bệnh, cách ly và điều trị triệt để.
D. Diệt khuẩn các dụng cụ tiêm truyền
-
Câu 7:
Điều tra ngang không gắn liền với tỉ lệ nào sau đây:
A. Tỉ suất hiện mắc
B. Tỉ suất mới mắc
C. Tỉ suất hiện mắc điểm
D. Tỉ suất hiện mắc kì
-
Câu 8:
Một nghiên cứu thử nghiệm vaccin bằng phương pháp Mù đôi nghĩa là:
A. Một nhóm nhận vaccin và nhóm kia là nhóm placebo;
B. Nhóm nghiên cứu không biết có nhóm chứng và nhóm chứng không biết có nhóm nghiên cứu;
C. Người nghiên cứu (trực tiếp với đối tượng) và đối tượng nghiên cứu đều không biết ai là người nhận được vaccin, ai là người nhận được giả dược;
D. Nhóm chứng không biết ai là người trong nhóm nghiên cứu;
-
Câu 9:
Chỉ định tiêm đồng thời cả văc xin và huyết thanh kháng dại ngay sau khi bị chó cắn trong trường hợp:
A. Vết cắn nhẹ ở cẳng chân
B. Vết cắn nhẹ ở mặt và tại thời điểm cắn con vật khỏe mạnh.
C. Vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương và con vật đã bị giết.
D. Vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương nhưng không theo dõi được con vật
-
Câu 10:
Những người có thể mắc bệnh lây qua đường da, niêm mạc do súc vật truyền là:
A. Người chăn nuôi gia súc
B. Nông dân
C. Nhân viên thú y
D. Tất cả mọi người
-
Câu 11:
Theo mô hình mới mắc ung thư của Higgiuson và Muir thì ung thư phổi thuộc loại:
A. Do một yếu tố căn nguyên tác động đần đần trong cuộc sống;
B. Hai nhóm khác nhau, một nhóm bắt đầu từ tuổi nhỏ, một nhóm ở tuổi lớn hơn;
C. Các yếu tố căn nguyên tác động ngay từ lúc đầu của cuộc đời;
D. Một số ung thư không thấy liên quan tới tuổi;
-
Câu 12:
Nguồn truyền nhiễm của bệnh sởi là:
A. Virus sởi
B. Người bệnh
C. Người mang trùng
D. Động vật mắc bệnh
-
Câu 13:
Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình dịch thông qua những điểm sau đây, ngoại trừ:
A. Ảnh hưởng đến tác nhân gây bệnh
B. Ảnh hưởng đến nguồn truyền nhiễm là động vật
C. Ảnh hưởng đến nguồn truyền nhiễm là người
D. Ảnh hưởng đến yếu tố truyền nhiễm là tiết túc
-
Câu 14:
Khái niệm miễn dịch tập thể giúp giải thích một số hiện tượng sau đây, ngoại trừ:
A. Tại sao một dịch xảy ra theo mùa trong năm
B. Tại sao một vụ dịch không xảy ra cho một nhóm người
C. Tại sao một vụ dịch không xảy ra cho một cộng đồng nào đó
D. Tại sao có vụ dịch sởi chỉ xảy ra cho người lớn mà không xảy ra cho trẻ em
-
Câu 15:
Một trong các giai đoại cần thiết của qui trình thiết kế mẫu là:
A. Xác định rõ các biến số cần điều tra;
B. Sử dụng bảng số ngẫu nhiên;
C. Xây dựng khung mẫu;
D. Lập bảng tần số dồn;
-
Câu 16:
Một trong những hậu quả của hút nhiều thuốc lá có thể là:
A. Viêm phế quản mãn, u lympho không Hodgkin;
B. Ung thư mạc treo, ung thư phổi;
C. U lympho không Hodgkin;
D. Viêm phế quản mãn, ung thư phổi;
-
Câu 17:
Bệnh lây qua đường máu có nguồn truyền nhiễm từ động vật là:
A. Viêm não Nhật Bản
B. Viêm gan B
C. Bệnh dại
D. Sốt xuất huyết dengue
-
Câu 18:
Thời kỳ lây của bệnh sởi dài khoảng:
A. 2 - 3 ngày
B. 4 - 5 ngày
C. 5 - 7 ngày
D. 7 - 8 ngày
-
Câu 19:
Khi nghiên cứu nhằm khảo sát bệnh có thời kì tiềm ẩn dài thì nên sử dụng thiết kế nghiên cứu:
A. Tương quan;
B. Ngang;
C. Bệnh chứng
D. Thuần tập;
-
Câu 20:
Đối tượng trong thử nghiệm ngẫu nhiên là:
A. Quần thể;
B. Cá thể;
C. Bệnh nhân;
D. Người khỏe;
-
Câu 21:
Đối tượng chủ yếu của Chương trình tiêm chủng mở rộng là:
A. Trẻ em dưới 1 tuổi
B. Phụ nữ có thai
C. Trẻ em dưới 1 tuổi và phụ nữ có thai
D. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
-
Câu 22:
Một trong những công cụ cần thiết để thiết kế mẫu ngẫu nhiên đơn là:
A. Danh sách các đối tượng nghiên cứu;
B. Danh sách toàn bộ các cá thể của quần thể đích;
C. Danh sách toàn bộ các cụm của quần thể đích;
D. Tổng số các đối tượng nghiên cứu;
-
Câu 23:
Một nghiên cứu bắt đầu từ năm 1965 và kết thúc vào năm 1985, về bệnh ung thư xương ở 1 000 nữ công nhân làm việc trong một nhà máy sản xuất đồng hồ (có dùng một loại sơn - mà trong thành phần của nó có chứa Radium - để sơn lên kim đồng hồ)ö và được so sánh với 1 000 nữ nhân viên bưu điện (cùng thời kỳ 1965 - 1985 ), kết quả cho thấy: Nhóm công nhân ở nhà máy sản xuất đồng hồ có 20 cas bị K xương, nhóm chứng có 4 cas bị ung thư xương. Nghiên cứu trên đây thuộc loại nghiên cứu:
A. Thuần tập;
B. Bệnh chứng;
C. Thực nghiệm
D. Tương quan;
-
Câu 24:
OMS đã sử dụng mẫu PPS để đánh giá tỷ lệ tiêm chủng trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam vì:
A. Loại mẫu này tốn ít thời gian nhất;
B. Loại mẫu này là đại diện tốt nhất cho quần thể
C. Loại mẫu này dễ áp dụng nhất;
D. Loại mẫu này là hiệu quả nhất, khi xét về độ chính xác / giá thành.
-
Câu 25:
Giải thích nào sau đây là không phù hợp: Người mang trùng có ý nghĩa lớn về mặt dịch tễ học vì:
A. Người mang trùng đặc biệt nguy hiểm khi làm việc ở cơ sở có liên quan đến cung cấp nước uống, thực phẩm, nhà trẻ, trường học.
B. Có khi đó là điểm khởi phát của nhiều vụ dịch
C. Người mang trùng thải ra môi trường một số lớn vi sinh vật gây bệnh
D. Đó là nguồn truyền nhiễm lâu dài
-
Câu 26:
Nguyên nhân của xu thế tăng giảm của bệnh có thể là:
A. Sự xuất hiện hoặc biến mất của các yếu tố căn nguyên của bệnh
B. Mật độ dân cư và nhà ở
C. Sự tập trung trong các tập thể ít hoặc nhiều (trường học, cư xá, nhà máy,...);
D. Xử lý các chất thải bỏ;
-
Câu 27:
Thực hiện tiêm chủng vaccin cho một quần thể là dự phòng:
A. Cấp I
B. Cấp II;
C. Cấp I và Cấp II.
D. Ban đầu;
-
Câu 28:
Nhận xét nào sau đây mô tả ưu điểm chủ yếu của thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên:
A. Nó tránh được sai chệch quan sát
B. Nó thích ứng về đạo đức
C. Nó mang lại kết quả có thể áp dụng được ở những bệnh nhân khác
D. Nó loại trừ được sự tự chọn của đối tượng nghiên cứu vào nhóm điều trị khác nhau
-
Câu 29:
Một hiện tượng sức khỏe xảy ra bị giới hạn bởi thời gian, và bị giới hạn bởi không gian là:
A. Dịch;
B. Đại dịch
C. Dịch địa phương;
D. Dịch nhiễm trùng;
-
Câu 30:
Biện pháp tác động vào nguồn truyền nhiễm để phòng lây truyền HIV là:
A. Bài trừ nghiện chích ma túy
B. Loại bỏ máu nhiễm HIV
C. Tư vấn cho người nhiễm HIV cách bảo vệ cho gia đình và cộng đồng
D. Tiệt khuẩn đồ dùng của bệnh nhân AIDS
-
Câu 31:
Mục tiêu của giám sát Dịch tễ học là:
A. Xác định quy mô của bệnh
B. Báo cáo khoa học
C. Xử lý dịch
D. Báo cáo cấp trên
-
Câu 32:
Số cohorte ban đầu của nghiên cứu nửa dọc là:
A. Nhiều hoặc một
B. Một;
C. Hai;
D. Nhiều
-
Câu 33:
Bệnh lây qua da, niêm mạc có phương thức lây trực tiếp là bệnh:
A. Uốn ván
B. Dại
C. Leptopirose
D. Ghẻ
-
Câu 34:
Nghiên cứu ngang thuộc loại:
A. Nghiên cứu tìm tỷ lệ mới mắc;
B. Nghiên cứu sinh thái.
C. Nghiên cứu bệnh chứng;
D. Nghiên cứu mô tả;
-
Câu 35:
Biện pháp dự phòng cấp 1 để phòng chống các bệnh lây qua đường máu là:
A. Điều trị triệt để người mắc bệnh
B. Tiệt khuẩn dụng cụ tiêm truyền và diệt côn trùng hút máu tương ứng
C. Tiêm vắc xin
D. Uống thuốc phòng
-
Câu 36:
Đặc điểm nhiễm HIV ở Việt Nam hiện nay là:
A. Hình thái lây nhiễm HIV vẫn chủ yếu qua tiêm chích ma túy
B. Hình thái lây nhiễm HIV vẫn chủ yếu qua mại dâm
C. Nữ nhiễm HIV chiếm phần lớn trong các trường hợp nhiễm
D. Nhiễm HIV tiếp tục có chiều hướng giảm trong các nhóm nguy cơ thấp
-
Câu 37:
Bệnh nào sau đây chỉ lây lan theo một cơ chế:
A. Sốt do leptospira
B. Dịch hạch
C. Lậu
D. Than
-
Câu 38:
Biện pháp phòng chống sốt xuất huyết dengue có hiệu quả nhất là:
A. Phát hiện sớm người mắc bệnh để cách ly
B. Dùng vắc xin
C. Phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành
D. Làm giảm nguồn sinh sản, loại trừ ổ bọ gậy muỗi với sự tham gia của cộng đồng.
-
Câu 39:
Một cộng đồng A có 100 nghìn người. Năm 2000 có 1 nghìn người chết do tất cả các nguyên nhân. Có 300 bệnh nhân lao trong đó có 200 nam và 100 nữ. Năm 2001 có 60 người chết trong đó có 50 nam. Tỷ lệ chết do lao là:
A. 20%
B. 30%
C. 6%
D. 35%
-
Câu 40:
Phòng chống bệnh dại có hiệu quả hơn cả là tiêm vaccin cho chó và mèo.
A. Đúng
B. Sai