690 câu trắc nghiệm Ký sinh trùng
Bộ 690 câu trắc nghiệm Ký sinh trùng (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức cơ bản về ký sinh trùng, vật chủ của nó, và mối quan hệ giữa chúng ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Giun hình ống (NEMATODA) là tên gọi để chỉ:
A. Các loại giun tròn ký sinh đường ruột
B. Các loại giun ký sinh ở người
C. Các loại giun ký sinh ở người và thú
D. Các loại giun có thân tròn và dài, ký sinh hoặc không ký sinh
-
Câu 2:
Thời gian để trứng sán lá phổi phát triển thành ấu trùng lông trong môi trường nước khoảng:
A. 1 tuần
B. 2 - 3 tuần
C. 4 - 5 tuần
D. 6 - 8 tuần
-
Câu 3:
Ở Việt Nam hiện nay, vai trò quan trọng nhất của chí (Peduculus humanus)là:
A. Truyền bệnh sốt phát ban do Rickettsia
B. Truyền bệnh sốt hồi quy do Borrelia
C. Ngứa có thể gây nhiễm trùng
D. Truyền bệnh viêm gan B
-
Câu 4:
Thuốc điều trị bệnh giun chỉ bạch huyết:
A. Mebendazole
B. Albendazole
C. Diethycarbamazine
D. Metrnidazole
-
Câu 5:
Ngoài vai trò truyền bệnh dịch hạch bọ chét còn có khả năng truyền bệnh:
A. Giun chỉ
B. Sốt phát ban
C. Sán dây Dipylidium caninum
D. Sán dây Hymenolepis nana
-
Câu 6:
Thuốc dùng để điều trị ấu trùng Gnasthostoma là:
A. Albendazole
B. Praziquatel
C. Piperazin
D. Diethylcarbamazine (D.E.C)
-
Câu 7:
Viêm âm đạo - âm hộ do vi nấm Candida có triệu chứng:
A. Ngứa hoặc rát bỏng ở âm hộ, ra khí hư màu xanh có nhiều bọt
B. Hoàn toàn không ngứa âm hộ chỉ ra khí hư màu xanh có nhiều bọt
C. Ngứa hoặc rát bỏng ở âm hộ, ra khí hư giống sữa đông
D. Không ngứa âm hộ, ra khí hư giống sữa đông
-
Câu 8:
Hiện tượng tự nhiễm của giun kim thường gặp ở:
A. Trẻ em suy dinh dưỡng
B. Trẻ em vệ sinh kém
C. Trẻ ở mọi lứa tuổi
D. Trẻ em tuổi mẫu giáo
-
Câu 9:
Để phòng bệnh viêm quanh móng - móng ở những đối tượng làm nghề thường xuyên tiếp xúc với nước:
A. Bôi thuốc kháng nấm tại chổ hàng ngày
B. Lau khô tay chân sau khi tiếp xúc với nước
C. Đeo bao tay cao su, đi giày cao su
D. Bảo hộ lao động khi làm việc tiếp xúc với nước, vệ sinh sạch sẽ tay chân và lau khô tay chân khi làm việc
-
Câu 10:
Chu trình phát triển của ký sinh trùng sốt rét ở muỗi tuỳ thuộc chủ yếu vào vào:
A. Số lượng giao bào muỗi hút vào dạ dày
B. Loài muỗi Anopheles
C. Nhiệt độ của môi trường bên ngoài
D. Độ ẩm của không khí
-
Câu 11:
Trichomonas vaginalis có thể điều trị bằng các thuốc sau đây trừ:
A. Quinacrine
B. Diiodohydroxyquinoleine
C. Metronidazole
D. Mebendazole
-
Câu 12:
Các cơ quan nội tạng của cơ thể mà ấu trùng giun đũa chu du ngoại trừ:
A. Phổi
B. Thận
C. Tim
D. Ruột non
-
Câu 13:
Ctenocephallus canis là vật chủ trung gian truyền bệnh Sán do:
A. Hymenolepis nana
B. Dipylidium caninum
C. Fasciolopsis buski
D. Clonorchis sinensis
-
Câu 14:
Kiểm soát động vật chân đốt là:
A. Giữ cho ĐVCĐ dưới ngưỡng có thể gây bệnh
B. Thanh toán hoàn toàn ĐVCĐ
C. Theo dõi khi có dịch thì diệt trừ D. Điều tra để nắm biết các chủng loài
D. Điều tra để nắm biết các chủng loài không gây bệnh và gây bệnh
-
Câu 15:
Bệnh ký sinh trùng có đặc điểm sau ngoại trừ:
A. Có thời hạn
B. Lâu dài
C. Âm thầm, lặng lẽ
D. Thường xuyên gây các biến chứng nghiêm trọng
-
Câu 16:
Một trong những nguyên nhân gây nên giun đũa lạc chỗ là thiếu thức ăn
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
ĐVCĐ nào sau đây có vai trò ký sinh gây bệnh:
A. Muỗi
B. Ve cứng
C. Con ghẻ
D. Bọ chét
-
Câu 18:
Chí lây từ người này qua người khác qua:
A. Tiếp xúc trực tiếp như bắt tay nhau
B. Phân chí và sản phẩm chuyển hóa
C. Gián tiếp qua dùng chung lược, nón, áo quần
D. Dịch tuần hoàn, độc tố của chí
-
Câu 19:
Hội chứng ấu trùng chu du ở da do giun móc chó mèo hay gặp ở đối tượng nào sau đây:
A. Người làm nghề bác sĩ thú y
B. Người tiếp xúc nhiều với đất: nông dân, trẻ nhỏ chơi với đất cát... ....
C. Công nhân lâm trường
D. Người làm công tác xét nghiệm tại phòng xét nghiệm ký sinh trùng
-
Câu 20:
Thời gian từ khi người ăn phải nang trùng của sán lá gan nhỏ chưa nấu chín đến khi phát triển thành con trưởng thành là:
A. 1 tháng
B. 2 tháng
C. 3 tháng
D. 4 tháng
-
Câu 21:
ĐVCĐ nào sau đây vừa là ký chủ trung gian truyền bệnh vừa là vector truyền bệnh:
A. Bọ chét Ctenocephalide canis
B. Ốc Lymnea
C. Ốc Planobus
D. Muỗi Anopheles
-
Câu 22:
Với điều kiện thuận lợi muỗi có thể sống được:
A. 5-6 tháng
B. 6-7 tháng
C. 7-8 tháng
D. 8-9 tháng
-
Câu 23:
Chẩn đoán chính xác người bị nhiễm giun đũa bằng:
A. Dựa vào dấu hiệu rối loạn tiêu hoá
B. Biểu hiện của sự tắt ruột
C. Biểu hiện của Hội chứng Loeffler
D. Xét nghiệm phân tìm thấy trứng giun đũa trong phân
-
Câu 24:
Tuổi thọ của giun móc cao hơn tuổi thọ giun đũ:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Loại giun sán nào có chu kỳ phát triển theo sơ đồ sau:
A. Giun đũa
B. Giun móc
C. Giun tóc
D. Sán lá
-
Câu 26:
Giun đũa và giun tóc có cách phòng bệnh giống nha
A. Đúng
B. sai
-
Câu 27:
Tiết túc ký sinh vĩnh viễn là:
A. Anopheles
B. Anoplura
C. Culicinae
D. Chironomidae
-
Câu 28:
Nhiệt độ thích hợp nhất để trứng giun tóc phát triển đến giai đoạn có ấu trùng là:
A. Nhiệt độ từ 100C -150C
B. Nhiệt độ từ 150C -200C
C. Nhiệt độ từ 200C -250C
D. Nhiệt độ từ 250C -300C
-
Câu 29:
Lớp côn trùng quan trọng trong ngành ĐVCĐ là vi, ngoại trừ:
A. Cơ thể nhỏ, khó bị phát hiện khi tấn công ký chủ
B. Truyền nhiều bệnh nguy hiểm cho người cũng như thú
C. Chiếm 3/4 số lượng của ngành ĐVCĐ
D. Chỉ quan trọng ở vùng nhiệt đới
-
Câu 30:
Chẩn đoán ấu trùng giun đũa chó mèo dựa vào:
A. Lâm sàng và xét nghiệm máu
B. Sinh thiết và các phản ứng miễn dịch
C. Soi phân tìm trứng
D. Chụp cắt lớp toàn cơ thể