700 câu trắc nghiệm Luật Kinh tế

tracnghiem.net chia sẻ đến bạn bộ 700 câu trắc nghiệm Luật Kinh tế (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra, đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về pháp luật kinh tế, hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh cũng như việc duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại và đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước và quốc tế. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!

699 câu
417 lượt thi

Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)

Chọn phần

ATNETWORK
  • Câu 1:

    Theo WTO về đầu tư nước ngoài, thế nào là đầu tư công cộng nước ngoài?


    A. Là các quốc gia hoặc các tổ chức liên chính phủ cho vay, trợ cấp hoặc viện trợ không hoàn lại cho một nước đang phát triển với điều kiện tài chính dễ dàng để nước đó phát triển kinh tế và cải thiện mức sống của dân


    B. Là việc cho vay, trợ cấp hoặc viện trợ không hoàn lại của các nước cho một quốc gia để quốc gia đó phát triển kinh tế và cải thiện đời sống cho dân


    C. Là đầu tư của nước ngoài vào một quốc gia để phát triển các lĩnh vực công cộng


    D. Là đầu tư của nước ngoài và các tổ chức liên chính phủ vào một quốc gia để giúp đỡ quốc gia đó phát triển kinh tế


  • YOMEDIA
  • Câu 2:

    Theo WTO về đầu tư nước ngoài, thế nào là đầu tư tư nhân nước ngoài?


    A. Là các cá nhân, tổ chức nước ngoài đầu tư vào lãnh thổ một quốc gia dưới hình thức đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp


    B. Là cá nhân nước này đầu tư vốn vào một quốc gia khác để kinh doanh


    C. Là các tổ chức kinh tế này đầu tư vào một quốc gia khác nhằm phát triển kinh tế cho quốc gia đó


    D. Là tư nhân nước này đầu tư vốn vào nước kia


  • Câu 3:

    Theo WTO, việc chống bán phá giá gồm các biện pháp nào?


    A. Khởi kiện việc bán phá giá, yêu cầu tiến hành điều tra chi phí sản xuất của các doanh nghiệp nâng giá bán, đánh thuế cao vào những mặt hàng bán phá giá


    B. Khởi kiện, điều tra, đánh thuế cao vào những mặt hàng bán phá giá


    C. Khởi kiện, việc bán phá giá, đánh thuế cao, yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu và nước có hàng xuất khẩu bán phá giá bồi thường


    D. Đánh giá cao và yêu cầu cơ quan thương mại nước mình đàm phán với cơ quan thương mại nước xuất khẩu tiến hành điều tra việc bán phá giá


  • ADMICRO
  • Câu 4:

    Trong thương mại quốc tế, các thể loại trọng tài hiện nay bao gồm?


    A. Trọng tài Ad hoc, trọng tài thường trực, trọng tài có thẩm quyền chung


    B. Trọng tài Ad hoc, trọng tài thường trực, trọng tài có thẩm quyền chung, trọng tài có thẩm quyền riêng


    C. Trọng tài Ad hoc, trọng tài thường trực, trọng tài có thẩm quyền chung, trọng tài có thẩm quyền riêng, trọng tài quốc tế


    D. Trọng tài Ad hoc, trọng tài thường trực, trọng tài quốc tế, trọng tài quốc gia, trọng tài có thẩm quyền chung, trọng tài có thẩm quyền riêng


  • Câu 5:

    Trên lãnh thổ một quốc gia, các loại tài sản được phân chia như thế nào theo tư pháp quốc tế?


    A. Tài sản quốc gia sở tại, của công dân và các tổ chức nước sở tại, tài sản của quốc gia, của công dân và các tổ chức nước ngoài, tài sản của các tổ chức quốc tế


    B. Tài sản của mọi người, mọi tổ chức trong nước và nước ngoài, của các tổ chức quốc tế


    C. Tài sản của nhà nước, của công dân, của mọi tổ chức trong nước và nước ngoài


    D. Tài sản của các cơ quan nhà nước, các công dân, các tổ chức trong nước và nước ngoài


  • Câu 6:

    Theo WTO, các hiệp định về thương mại hàng hoá bao gồm mấy nội dung chủ yếu?


    A. Quy định về thuế quan, về hàng nông nghiệp và nông sản, về hàng dệt may, các biện pháp chống bán phá giá, các rào cản phi thuế quan


    B. Quy định về thuế quan, về tiêu chuẩn và an toàn vệ sinh thực phẩm, quy định về dệt may, biện pháp chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ, các rào cản phi thuế quan


    C. Quy định về thuế quan, về hàng nông nghiệp, nông sản, quy định về dệt may, biện pháp chống bán phá giá


    D. Quy định về thuế quan, nông nghiệp, nông sản, tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm, biện pháp chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ, các rào cản thuế quan, hải quan


  • Câu 7:

    Theo WTO, các hiệp định thương mại dịch vụ bao gồm mấy hình thức hoạt động cung cấp dịch vụ?


    A. Cung cấp dịch vụ qua biên giới, tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài, hiện diện thương mại, hiện diện thương mại của thể nhân


    B. Cung cấp dịch vụ qua biên giới, tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài, hiện diện thương mại


    C. Cung cấp dịch vụ qua biên giới, tiêu dùng dịch vụ ở trong nước, hiện diện thương mại của thể nhân


    D. Cung cấp dịch vụ qua biên giới, tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài, hiện diện thương mại của thể nhân


  • ZUNIA12
  • Câu 8:

    Theo WTO, các hiệp định thương mại dịch vụ bao gồm mấy hình thức hoạt động cung cấp dịch vụ?


    A. Cung cấp dịch vụ qua biên giới, tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài, hiện diện thương mại, hiện diện thương mại của thể nhân


    B. Cung cấp dịch vụ qua biên giới, tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài, hiện diện thương mại


    C. Cung cấp dịch vụ qua biên giới, tiêu dùng dịch vụ ở trong nước, hiện diện thương mại của thể nhân


    D. Cung cấp dịch vụ qua biên giới, tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài, hiện diện thương mại của thể nhân


  • Câu 9:

    Theo WTO, các hiệp định thương mại về sở hữu trí tuệ (TRIPS) gồm những quy định chủ yếu về?


    A. Quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hoá và dịch vụ, các bản vẽ và kiểu dáng công nghiệp, bằng sáng chế phát minh, bố trí mạch tích hợp, bí quyết thương mại


    B. Quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hoá và dịch vụ, về chỉ dẫn địa lí, các bản vẽ và kiểu dáng công nghiệp, bằng sáng chế phát minh, bản sơ đồ bố trí mạch tích hợp, bí quyết thương mại. các hợp đồng li-xăng (license)


    C. Quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hoá và dịch vụ, các bản vẽ và kiểu dáng công nghiệp, bằng sáng chế phát minh, bố trí mạch tích hợp, bí quyết thương mại, mẫu mã các loại sản phẩm


    D. Quyền tác giả, thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá và dịch vụ, các bản vẽ và kiểu dáng công nghiệp, bằng sáng chế phát minh, bố trí mạch tích hợp, bí quyết thương mại


  • Câu 10:

    Theo WTO, các hình thức đầu tư nước ngoài gồm:


    A. Đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp


    B. Đầu tư trực tiếp, đầu tư thông qua mua cổ phiếu


    C. Đầu tư công cộng nước ngoài, đầu tư tư nhân nước ngoài


    D. Đầu tư công cộng nước ngoài, đầu tư trực tiếp


  • Câu 11:

    Công ước HS ký kết giữa các nước trong tổ chức hải quan thế giới được gọi là:


    A. Ký kết giữa các tổ chức hải quan các nước về mã số hàng hóa


    B. Ký kết giữa các tổ chức hải quan các nước về hệ thống hài hòa mã số hàng hóa


    C. Ký kết giữa các tổ chức hải quan các nước về mã số hàng hóa và mô tả hàng hóa


    D. Ký kết giữa các tổ chức hải quan thế giới về hệ thống hài hòa mã số mô tả hàng hóa


  • Câu 12:

    Theo WTO, hiệp định GATS được gọi là:


    A. Hiệp định về thương mại


    B. Hiệp định về dịch vụ


    C. Hiệp định về thương mại dịch vụ


    D. Hiệp định chung về thương mại dịch vụ


  • Câu 13:

    Theo WTO, hiệp định TRIMS được gọi là:


    A. Hiệp định về đầu tư nước ngoài vào nước tiếp nhận


    B. Hiệp định về đầu tư nước ngoài sang các nước


    C. Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại


    D. Hiệp định về đầu tư giữa các nước WTO


  • Câu 14:

    Theo WTO, hiệp định TRIPS được gọi là:


    A. Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại


    B. Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ giữa các nước WTO


    C. Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ


    D. Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ của WTO


  • Câu 15:

    Theo WTO, hiệp định TBT được gọi là:


    A. Hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối với tiêu chuẩn sản phẩm


    B. Hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại


    C. Hiệp định về tiêu chuẩn sản phẩm giữa các nước trong WTO


    D. Hiệp định về tiêu chuẩn sản phẩm nông nghiệp


  • Câu 16:

    Theo WTO, quy chế MFN được gọi là:


    A. Quy chế không phân biệt đối xử giữa các nước


    B. Quy chế ưu đãi giữa các nước


    C. Quy chế tối huệ giữa các nước


    D. Quy chế tối huệ quốc


  • Câu 17:

    Theo WTO, quy chế NT được gọi là:


    A. Quy chế đãi ngộ bình đẳng giữa các nước


    B. Quy chế đãi ngộ về các sản phẩm giữa các nước


    C. Quy chế đãi ngộ quốc gia


    D. Quy chế ưu tiên đối xử bình đẳng


  • Câu 18:

    Theo WTO, hiệp định ACV được gọi là:


    A. Hiệp định về phương pháp tính thuế hải quan


    B. Hiệp định định giá hải quan


    C. Hiệp định về danh mục huế hải quan


    D. Hiệp định về mức thuế hải quan


  • Câu 19:

    Theo WTO, hiệp định SPS được gọi là:


    A. Hiệp định về vệ sinh dịch tễ, an toàn thực phẩm


    B. Hiệp định về tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm


    C. Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ


    D. Hiệp định về tiêu chuẩn và vệ sinh dịch tễ


  • Câu 20:

    Theo WTO, hiệp định AD được gọi là:


    A. Hiệp định về bán phá giá


    B. Hiệp định về chống bán phá giá


    C. Hiệp định về các biện pháp bán phá giá


    D. Hiệp định về các biện pháp chống bán phá giá


  • Câu 21:

    Theo WTO, có mấy hình thức đầu tư công cộng nước ngoài:


    A. Ba hình thức: đa phương, khu vực, song phương


    B. Ba hình thức: đa phương, liên khu vực, song phương


    C. Ba hình thức: đa phương, khu vực, liên quốc gia


    D. Ba hình thức: đa phương, liên khu vực, liên quốc gia


  • Câu 22:

    Thế nào là Luật quốc tế?


    A. Bao gồm tổng hợp các qui phạm pháp luật do các quốc gia thoả thuận với nhau về tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ thuật


    B. Bao gồm tổng hợp các qui phạm pháp luật do các quốc gia thoả thuận với nhau hoặc quốc gia với các vùng lãnh thổ, quốc gia với các tổ chức quốc tế về tất cả các lĩnh vực


    C. Là một hệ thống các nguyên tắc, các qui phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau, giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế…về các vấn đề trong đời sống quốc tế


    D. Là một hệ thống các nguyên tắc, các qui phạm pháp luật được xây dựng để điều chỉnh các mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau, giữa công dân, giữa tổ chức của các nước với nhau


  • Câu 23:

    Chủ thể của công pháp quốc tế gồm:


    A. Nhà nước, tổ chức liên quốc gia, tổ chức liên Chính phủ, Nhà nước liên bang


    B. Nhà nước có chủ quyền, tổ chức quốc tế liên quốc gia, liên chính phủ


    C. Nhà nước có chủ quyền, các bang trong Nhà nước liên bang, tổ chức khác


    D. Nhà nước độc lập có chủ quyền, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế


  • Câu 24:

    Chủ thể tư pháp quốc tế gồm:


    A. Công dân, tổ chức của các nước khác nhau


    B. Công dân, doanh nghiệp của các nước khác nhau


    C. Công dân, công ty của nước khác nhau


    D. Công dân, nhà nước của nước khác nhau


  • Câu 25:

    Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế?


    A. Điều chỉnh các quan hệ có tính đặc thù trong quan hệ dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân có yếu tố nước ngoài


    B. Điều chỉnh các quan hệ có tính đặc thù trong quan hệ dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân có yếu tố nước ngoài


    C. Điều chỉnh các quan hệ có tính chất dân sự, hình sự, hôn nhân và gia đình, thương mại có yếu tố nước ngoài


    D. Điều chỉnh các quan hệ dân sự có tính đặc thù giữa công dân, tổ chức, công ty, doanh nghiệp của các nước khác nhau


  • Câu 26:

    Đối tượng điều chỉnh của Luật thương mại quốc tế?


    A. Điều chỉnh quan hệ quốc tế trong bốn lĩnh vực, thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư quốc tế, quyền sở hữu trí tuệ


    B. Điều chỉnh quan hệ quốc tế giữa quốc gia với quốc gia, giữa quốc gia với các tỏo chức kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực


    C. Điều chỉnh quan hệ quốc tế trong nhiều lĩnh vực như thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư quốc tế, đấu thầu quốc tế…


    D. Điều chỉnh quan hệ quốc tế trong tất cả các lĩnh vực như thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư quốc tế, quyền sở hữu trí tuệ…


  • Câu 27:

    Theo luật thương mại quốc tế quốc tịch của pháp nhân được qui định như thế nào?


    A. Quốc tịch được xác lập theo luật nơi pháp nhân có trụ sở


    B. Quốc tịch được xác lập theo luật nơi pháp nhân thành lập


    C. Quốc tịch được xác lập theo luật nơi pháp nhân có tài sản


    D.  Quốc tịch được xác lập theo luật nơi pháp nhân đang hoạt động


  • Câu 28:

    So sánh sự giống nhau của cơ chế trọng tài với cơ chế toà án trong giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán ngoại thương:


    A. Đều là cơ quan tài phán, giải quyết tranh chấp trên cơ sở pháp luật, đương sự có nghĩa vụ chứng minh, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự


    B. Đều là cơ quan tài phán, giải quyết tranh chấp trên cơ sở pháp luật, phán quyết đều có hiệu lực bắt buộc đối với các bên đương sự


    C. Đều là cơ quan tài phán, đều có quyền lựa chọn người giải quyết tranh chấp cho mình, đương sự đều có quyền kháng nghị phán quyết


    D. Đều là cơ quan tài phán của nhà nước, đương sự có quyền lựa chọn người giải quyết tranh chấp cho mình, đương sự đều có quyền kháng nghị


  • Câu 29:

    So sánh sự khác nhau của cơ chế trọng tài với cơ chế toà án trong giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán ngoại thương:


    A. Trọng tài là tổ chức phi Chính phủ, các bên có quyền lựa chọn bất kỳ Trung tâm trọng tài nào, phán quyết trọng tài chung thẩm, không kháng cáo. Toà án mang tính quyền lực nhà nước, bản án của toà án có quyền kháng cáo


    B. Trọng tài là tổ chức liên chính phủ, các bên có quyền lựa chọn bất kỳ Trung tâm trọng tài nào, phán quyết trọng tài chung thẩm, không kháng cáo. Toà án mang tính quyền lực nhà nước, bản án của toà án có quyền kháng cáo


    C. Trọng tài là tổ chức liên chính phủ, các bên không có quyền lựa chọn bất kỳ Trung tâm trọng tài nào, phán quyết trọng tài chung thẩm, không kháng cáo. Toà án mang tính quyền lực nhà nước, bản án của toà án có quyền kháng cáo


    D. Trọng tài là tổ chức của Chính phủ, nhưng các bên có quyền lựa chọn bất kỳ Trung tâm trọng tài nào, phán quyết trọng tài chung thẩm, không kháng cáo. Toà án mang tính quyền lực nhà nước, bản án của toà án có quyền kháng cáo


ZUNIA9