758 câu trắc nghiệm Y sinh học di truyền
Chia sẻ hơn 514 câu trắc nghiệm Y sinh học di truyền có đáp án dành cho các bạn sinh viên Đại học, Cao đẳng có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Nộ dung bộ đề nghiên cứu về tính di truyền và biến dị ở các sinh vật, kể từ thời tiền sử, thực tế về việc các sinh vật sống thừa hưởng những đặc tính từ bố mẹ đã được ứng dụng để tăng sản lượng cây trồng và vật nuôi, thông qua quá trình sinh sản chọn lọc hay chọn lọc nhân tạo.,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Ý nghĩa thực tiễn của định luật Hacđi – Vanbec là gì khi biết quần thể ở trạng thái cân bằng?
A. Giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài
B. Từ tỉ lệ kiểu hình lặn có thể suy ra tần số alen lặn, alen trội và tần số của các loại kiểu gen
C. Từ tần số của các alen có thể dự đoán tần số các loại kiểu gen và kiểu hình trong quần thể
D. B và C đúng
-
Câu 2:
Loại tác động của gen thường được chú ý trong sản xuất nông nghiệp là:
A. tương tác bổ trợ giữa 2 loại gen trội
B. tác động cộng gộp
C. tác động át chế giữa các gen không alen
D. tác động đa hiệu
-
Câu 3:
Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 tự thụ phân, nếu đời lai thu được tỉ lệ 3: 1 thì hai tính trạng đó đã di truyền:
A. phân li độc lập
B. liên kết hoàn toàn
C. liên kết không hoàn toàn
D. tương tác gen
-
Câu 4:
Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới là:
A. lặp đoạn
B. mất đoạn
C. đảo đoạn
D. chuyển đoạn
-
Câu 5:
Trong kĩ thuật cấy gen dùng plasmit, tế bào nhận thường dùng phổ biến là (M) nhờ vào đặc điểm (N) của chúng. (M) và (N) lần lượt là:
A. (M): E. coli, (N): cấu tạo đơn giản
B. (M): E. coli, (N): sinh sản rất nhanh
C. (M): virút, (N): cấu tạo đơn giản
D. (M): virút, (N): sinh sản rất nhanh
-
Câu 6:
Kiểu gen là tổ hợp gồm toàn bộ các gen:
A. trên nhiễm sắc thể thường của tế bào
B. trên nhiễm sắc thể giới tính trong tế bào
C. trên nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng
D. trong tế bào của cơ thể sinh vật.
-
Câu 7:
Sự liên kết giữa ADN với histôn trong cấu trúc của nhiễm sắc thể đảm bảo chức năng:
A. lưu giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền
B. phân li nhiễm sắc thể trong phân bào thuận lợi
C. tổ hợp nhiễm sắc thể trong phân bào thuận lợi
D. điều hòa hoạt động các gen trong ADN trên NST
-
Câu 8:
Vị trí tương tác với chất ức chế của Ôperon là:
A. vùng khởi động
B. vùng vận hành.
C. côdon mở đầu
D. côdon kết thúc
-
Câu 9:
Với hai cặp gen không alen A, a và B, b cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, thì quần thể sẽ có số kiểu gen tối đa là:
A. 3
B. 4
C. 9
D. 10
-
Câu 10:
Khi thống kê số lượng cá thể của một quần thể sóc, người ta thu được số liệu: 105AA: 15Aa: 30aa. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là:
A. A = 0,70 ; a = 0,30
B. A = 0,80 ; a = 0,20
C. A = 0,25 ; a = 0,75
D. A = 0,75 ; a = 0,25
-
Câu 11:
Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là do tác nhân gây đột biến:
A. làm đứt gãy NST, rối loạn nhân đôi NST, trao đổi chéo không đều giữa các crômatít
B. làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN
C. tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít
D. làm đứt gãy nhiễm sắc thể dẫn đến rối loạn trao đổi chéo
-
Câu 12:
Tỉ lệ giao tử 1: 1 sinh ra từ cơ thể tứ bội có kiểu gen:
A. AAAA
B. AAaa
C. Aaaa
D. aaaa
-
Câu 13:
Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là:
A. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh
B. sự phân li của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân
C. sự phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh
D. sự tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh
-
Câu 14:
Bệnh nào sau đây được xác định bằng phương pháp di truyền học phân tử?
A. Bệnh hồng cầu hình liềm
B. Bệnh bạch tạng
C. Bệnh máu khó đông
D. Bệnh mù màu đỏ-lục
-
Câu 15:
Mức phản ứng là:
A. khả năng biến đổi của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường
B. tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau
C. khả năng phản ứng của sinh vật trước những điều kiện bất lợi của môi trường
D. mức độ biểu hiện kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau
-
Câu 16:
Một quần thể ở thế hệ F1 có cấu trúc di truyền 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. Khi cho tự phối bắt buộc, cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 được dự đoán là:
A. 0,57AA: 0,06Aa: 0,37aa
B. B. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa
C. 0,48AA: 0,24Aa: 0,28aa
D. 0,54AA: 0,12Aa: 0,34aa
-
Câu 17:
Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây mất cân bằng gen nghiêm trọng nhất là:
A. đảo đoạn
B. chuyển đoạn
C. mất đoạn
D. lặp đoạn
-
Câu 18:
Xét 2 cặp alen A, a và B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng khác nhau. Hãy cho biết có thể có bao nhiêu kiểu gen khác nhau trong quần thể?
A. 4
B. 6
C. 9
D. 10
-
Câu 19:
Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, lactôzơ đóng vai trò của chất:
A. xúc tác
B. ức chế
C. cảm ứng
D. trung gian
-
Câu 20:
Để dò tìm F1 có ưu thế lai rõ nhất từ 2 dòng bố mẹ người ta thường phải tiến hành phép lai:
A. phân tích kết hợp phép lai thuận nghịch
B. phân tích kết hợp phép lai khác dòng đơn hoặc khác dòng kép
C. tự thụ phấn bắt buộc
D. thuận nghịch kết hợp phép lai khác dòng đơn hoặc khác dòng kép
-
Câu 21:
Ở một loài thực vật, cặp alen A qui định hoa đỏ, a qui định hoa trắng. Một quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng di truyền có 4800 cây hoa đỏ và 200 cây hoa trắng. Theo lí thuyết số cây hoa đỏ thuần chủng trong quần thể là:
A. 3600
B. 1600
C. 3200
D. 1536
-
Câu 22:
Plasmít là ADN vòng, mạch kép có trong:
A. nhân tế bào các loài sinh vật.
B. nhân tế bào tế bào vi khuẩn
C. tế bào chất của tế bào vi khuẩn
D. ti thể, lục lạp
-
Câu 23:
Thực chất đột biến cấu trúc NST là thay đổi:
A. trình tự các gen trên NST
B. thành phần gen trên NST
C. số lượng trên NST
D. trình tự, thành phần và số lượng gen trên NST
-
Câu 24:
Enzim ARN polimeraza chỉ khởi động được quá trình phiên mã khi tương tác được với vùng:
A. vận hành
B. điều hòa
C. khởi động
D. mã hóa
-
Câu 25:
Một quần thể có 1050 cá thể AA, 150 cá thể Aa và 300 cá thể aa. Nếu lúc cân bằng, quần thể có 6000 cá thể thì số cá thể dị hợp trong đó là:
A. 3375 cá thể
B. 2880 cá thể
C. 2160 cá thể
D. 2250 cá thể
-
Câu 26:
Trường hợp nào sau đây không được xem là sinh vật đã bị biến đổi gen?
A. Chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n
B. Bò tạo ra nhiều hoocmôn sinh trưởng nên lớn nhanh, năng suất thịt và sữa đều tăng
C. Cây đậu tương có gen kháng thuốc diệt cỏ từ cây thuốc lá cảnh Pentunia
D. Cà chua bị bất hoạt gen gây chín sớm
-
Câu 27:
Đơn vị mã hoá thông tin di truyền trên ADN được gọi là:
A. gen
B. codon
C. triplet
D. axit amin
-
Câu 28:
Quá trình phiên mã ở vi khuẩn E.coli xảy ra trong:
A. ribôxôm
B. tế bào chất
C. nhân tế bào
D. ti thể
-
Câu 29:
ADN polymerase I và III có hoạt tính:
A. Exonnuclease 3’→5’ và polyme hoá
B. Exonnuclease 5’→3’ và polyme hoá
C. Gặp Nu lắp sai, ADN polymerase lui lại cắt bỏ theo hướng 5’→3’
D. Exonnuclease 5’→3’
-
Câu 30:
Các dấu chuẩn trên các thể truyền có tác dụng:
A. dễ tạo ra ADN tái tổ hợp
B. dễ nhận ra ADN tái tổ hợp
C. giúp ADN tái tổ hợp dễ xâm nhập tế bào cho
D. giúp ADN tái tổ hợp dễ nhân lên trong tế bào cho