810+ câu trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng
Bộ 810+ câu trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức cơ bản về tai - mũi - họng, các bệnh liên quan đến nó và cách phòng ngừa điều trị ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
-
Câu 1:
Kháng sinh nào ít được sử dụng trong điều trị viêm mũi xoang mạn tính:
A. Nhóm Bêta Lactam
B. Cephalosporin
C. Macrolid
D. Aminozid
-
Câu 2:
Với viêm Amidan mạn tính thể xơ teo hay gặp ở trẻ em đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Dấu hiệu nào sau đây không có ý nghĩa chẩn đoán dị vật thực quản trên phim thực quản cổ nghiêng:
A. Khoảng cách giữa thanh - khí quản và cột sống dày gấp 2 lần trở lên
B. Cột sống cổ thẳng, mất chiều cong sinh lý
C. Sưng nề phần mềm vùng trước thanh - khí quản
D. Có hình ảnh áp xe vùng trước cột sống sau khí quản
-
Câu 4:
Chẩn đoán dị vật đường ăn ít khi dựa vào:
A. Nội soi
B. Phim X Quang
C. Siêu âm
D. Triệu chứng lâm sàng
-
Câu 5:
Nguyên nhân chính nào sau đây gây khó thở trong viêm thanh quản bạch hầu:
A. Co thắt thanh quản do kích thích
B. Do giả mạc bạch hầu bít tắc thanh môn
C. Do liệt cơ mở và co thắt cơ khép của thanh quản
D. Do độc tố của bạch hầu
-
Câu 6:
Bệnh lý nào sau đây không phải là nguyên nhân trong mũi rối loạn khứu giác:
A. Chấn thương vỡ mảnh ngang xương sàng gây gãy đứt các đường dẫn truyền của tế bào thụ cảm khứu giác
B. Vẹo cách ngăn, chấn thương gãy xương chính mũi
C. Tổn thương các tế bào thụ cảm khứu giác như trĩ mũi, hít phải khí độc kéo dài
D. Viêm mũi (nhiễm khuẩn, vận mạch, dị ứng)
-
Câu 7:
Vị trí đặt thuốc tê vào mũi để chọc xoang hàm:
A. Khe mũi giữa
B. Khe mũi dưới
C. Sàn mũi
D. Bề mặt cuốn giữa
-
Câu 8:
Trên một bệnh nhân bị chảy mủ tai kéo dài, lỗ thủng màng nhĩ rộng, bờ nham nhở, sát khung xương, thường gặp trong bệnh:
A. Viêm tai giữa cấp xuất tiết
B. Viêm tai giữa cấp mủ
C. Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy
D. Viêm tai giữa mạn tính mủ đặc
-
Câu 9:
Bệnh nào trong các bệnh sau khi khỏi thường không ảnh hưởng tới chức năng của thanh quản?
A. Chấn thương thanh quản
B. Viêm thanh quản do sởi
C. Liệt thần kinh hồi quy
D. Lao thanh quản
-
Câu 10:
Dị vật đường thở ở Việt Nam hay gặp ở lứa tuổi nào?
A. Trẻ em lớn
B. Tuổi nhà trẻ mẫu giáo
C. Người lớn
D. Người già
-
Câu 11:
Cao huyết áp thường gây chảy máu mũi ở điểm mạch Kisselbach:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Triệu chứng nào hay gặp nhất trong ung thư amidan:
A. Nuốt đau
B. Nuốt sặc
C. Khàn tiếng
D. Khó thở
-
Câu 13:
. Sự cấp máu toàn bộ của vùng mũi xoang được đảm bảo bởi:
A. Các nhánh của động mạch hàm trong
B. Chỉ gồm các nhánh của động mạch cảnh ngoài qua động mạch bướm- khẩu cái
C. Nhờ sự phân bố của các động mạch sàng trước và sàng sau
D. Động mạch hàm trong là nhánh của ĐM cảnh ngoài và các nhánh sàng trước và sàng sau của ĐM cảnh trong
-
Câu 14:
Người ta chụp phim gì để đánh giá tổn thương vở xương đá:
A. Phim Schueller
B. Phim Blondeau
C. Phim Stenvers
D. Phim sọ nghiêng
-
Câu 15:
Đặc điểm quan trọng nhất làm chúng ta nói bệnh “bạch hầu thanh quản” là vô cùng nguy hiểm, vì:
A. Sinh giả mạc làm chít hẹp đường hô hấp gây ngạt thở
B. Lây lan nhiễm bệnh theo đường hô hấp và tiêu hóa
C. Sinh độc tố ảnh hưởng tới hệ tim mạch
D. Lây lan thành dịch
-
Câu 16:
Một bệnh nhân bị mất tiếng, không thể do:
A. Hysterie
B. Viêm thanh quản nặng
C. Tổn thương thần kinh ung ương (U nảo, Tai biến Mạch máu nảo)
D. Dị vật đường thở
-
Câu 17:
Phương pháp di chuyển (Proetz) trong điều trị ngoại trú mũi – xoang chỉ được thực hiện trong trường hợp:
A. Viêm xoang trán và viêm mũi
B. Viêm xoang bướm và xoang sàng
C. Viêm đa xoang mạn tính có cuốn giữa bị thoái hóa polyp
D. Viêm xoang hàm do răng
-
Câu 18:
Trong chảy máu mũi, máu chảy ít, có xu hướng tự cầm thường gặp chảy máu ở:
A. Mao mạch
B. Động mạch sàng trước
C. Động mạch bướm -khẩu cái
D. Điểm mạch Kisselbach
-
Câu 19:
Khi khám họng miệng, có thể thấy: Amidan và các trụ bị đẩy vào trong, màn hầu và lưỡi gà không bị phù nề, là triệu chứng của:
A. Áp xe thành sau họng
B. Áp xe quanh amidan
C. Áp xe amidan
D. Áp xe thành bên họng
-
Câu 20:
Phim nào sau đây thường có thể thấy được tình trạng vỡ thành sau xoang trán có di lệch:
A. Phim Blondeau
B. Phim sọ nghiêng
C. Phim Hirtz
D. Phim sọ thẳng
-
Câu 21:
Viêm thanh quản cấp không liên quan gì với:
A. Viêm họng cấp
B. Viêm mũi cấp
C. Viêm Amidan cấp
D. Viêm sụn màng sụn vành tai cấp
-
Câu 22:
Giới hạn thời gian còn có thể nắn chỉnh hình xương chính mũi tốt nhất:
A. Có thể tới 12 tiếng đồng hồ
B. Có thể tới 2 ngày
C. Có thể tới 7 ngày
D. Có thể tới 10 ngày
-
Câu 23:
Vị trí của VA?
A. Vòm khẩu cái
B. Cửa mũi sau
C. Thành sau trên vòm họng
D. Các thành bên của vòm họng
-
Câu 24:
Một trong những đặc điểm để phân biệt giữa hội chứng đau nhức vận mạch vùng sọ mặt và hội chứng đau thần kinh sọ mặt là:
A. Hội chứng đau nhức vận mạch vùng sọ mặt có kèm theo rối loạn vận mạch, còn hội chứng đau thần kinh sọ mặt không kèm theo rối loạn thần kinh thực vật
B. Hội chứng đau nhức vận mạch vùng sọ măt có điểm đau sâu, còn hội chứng đau thần kinh sọ mặt có điểm đau nông
C. Hội chứng đau nhức vận mạch vùng sọ mặt có tiên lượng tốt hơn hội chứng đau thần kinh sọ mặt
D. Hội chứng đau nhức vận mạch vùng sọ mặt, đau có tính chất từng cơn rõ rệt hơn hội chứng đau thần kinh sọ mặt
-
Câu 25:
Phim thực quản cổ nghiêng được chỉ định chủ yếu cho căn bệnh nào sau đây:
A. Viêm thanh khí phế quản
B. Dị vật đường thở
C. Dị vật đường ăn
D. Viêm họng cấp
-
Câu 26:
Thể xuất ngoại Zygoma hay gặp ở lứa tuổi:
A. Ở bất kỳ tuổi nào
B. Dưới 1 tuổi
C. Dưới 10 tuổi
D. Từ 5 đến 15 tuổi
-
Câu 27:
Khi khám thấy màng nhĩ sung huyết, nghi ngờ viêm tai giữa cấp:
A. Chụp phim Schuller để đánh giá cho chính xác
B. Chụp phim Schuller rồi dùng kháng sinh thích hợp
C. Chích rạch màng nhĩ để dẫn lưu mủ ngay
D. Cần điều trị viêm nhiễm ở mũi họng
-
Câu 28:
Áp xe quanh amidan: Chọn câu không đúng?
A. Là sự viêm tấy tổ chức liên kết quanh amidan
B. Nếu không phát hiện được, túi mủ sẽ to dần lên, gây nhiễm trùng nặng làm cho bệnh nhân suy kiệt vì không ăn uống được
C. Thường gặp ở lứa tuổi thanh niên
D. Thường gặp ở tuổi già, mất sức lao động
-
Câu 29:
Phương pháp xông hơi nước nóng với tinh dầu thường được áp dụng trong:
A. Viêm xoang trước
B. Viêm xoang sau
C. Viêm xoang trước và viêm xoang sau
D. Viêm đa xoang mạn tính
-
Câu 30:
Làm thuốc tai ướt, chống chỉ định trong trường hợp chấn thương tai
A. Đúng
B. Sai