100+ câu trắc nghiệm Giao tiếp trong kinh doanh
tracnghiem.net chia sẻ hơn 100+ câu trắc nghiệm môn Giao tiếp trong kinh doanh có đáp án dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
-
Câu 1:
Các chức năng thuần tuý xã hội của giao tiếp bao gồm:
A. Chức năng thông tin, tổ chức; Chức năng điều khiển; Chức năng cân bằng cảm xúc; Chức năng phát triển nhân cách
B. Chức năng tạo mối quan hệ; Chức năng điều khiển; Chức năng thông tin, tổ chức; Chức năng phối hợp hành động
C. Chức năng phối hợp hành động; Chức năng động viên, kích thích; Chức năng điều khiển; Chức năng thông tin, tổ chức
D. Chức năng thông tin, tổ chức; Chức năng điều khiển; Chức năng phối hợp hành động; Chức năng tạo mối quan hệ
-
Câu 2:
Hãy chọn định nghĩa về Truyền thông giao tiếp thích hợp nhất.
A. Truyền thông giao tiếp là truyền thông tin từ một cá nhân hoặc nhóm đến một người khác
B. Truyền thông giao tiếp là truyền ý nghĩa từ 1 cá nhân hay một nhóm đến 1 người khác
C. Truyền thông giao tiếp là truyền thông tin và ý nghĩa từ một cá nhân hoặc nhóm đến 1 người khác
D. Truyền thông giao tiếp làtruyền ý tưởng từ 1 cá nhân hoặc nhóm đến 1 người khác
-
Câu 3:
Giao tiếp trong kinh doanh tuân theo mấy nguyên tắc?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
-
Câu 4:
Có những mức độ nghe nào?
A. Không nghe, giả vờ nghe
B. Không nghe, giả vờ nghe, nghe chăm chú, nghe thấu cảm
C. Nghe chăm chú, nghe chọn lọc, nghe thấu cảm, không nghe, giả vờ nghe
D. Nghe chăm chú, nghe thấu cảm, nghe chọn lọc, không nghe
-
Câu 5:
………là một phương pháp tác động ảnh hưởng có mục đích nhằm thay đổi các quan điểm, thái độ của người khác, hoặc xây dựng quan điểm mới.
A. Thuyết phục
B. Thương lượng
C. Bắt chước
D. Ám thị trong giao tiếp
-
Câu 6:
Lisa đang tham sự 1 cuộc họp quan trọng thay cho xếp của cô ta. Những bước nào sau đây cô nên dùng để giúp cô ghi nhớ những điểm quan trọng ở cuộc họp.
A. Lisa nên xem xét các thông tin mà cô đã được nghe
B. Lisa nên cố gắng liên quan thông tín đó tới 1 điều gì khác
C. Lisa nên quyết định trước hết điều gì mà cô ta muốn nhớ
D. Tất cả các bước trên
-
Câu 7:
Hãy cho biết đặc tính nào sau đây là của giao tiếp trong kinh doanh:
A. Hoạt động kinh doanh là một hoạt động giao tiếp hết sức phức tạp
B. Giao tiếp kinh doanh vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật
C. Giao tiếp trong kinh doanh luôn gấp rút về mặt thời gian
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 8:
Dịch 1 thông điệp từ hình thức biểu tượng thành có ý nghĩa gồm:
A. Giải mã
B. Chuyển kênh
C. Mã hoá
D. Phản hồi
-
Câu 9:
Truyền thông giao tiếp bằng lời gồm:
A. Nói, viết, nghe
B. Nói, viết, nghe, và đọc
C. Nói và viết
D. Nói và kèm theo các cử chỉ điệu bộ
-
Câu 10:
Truyền thông giao tiếp không phải là vấn đề đơn giản vì:
A. Rất khó
B. Chúng ta nói quá nhiều
C. Độc giả mới quyết định sự thành công
D. Chúng ta không chú ý nghe
-
Câu 11:
Có mấy yếu tố ảnh hưởng đến giá cả?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
-
Câu 12:
Thông thường tổ thương lượng được tổ chức theo mấy chức năng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 13:
……… là quá trình chuyển từ ý nghĩ sang lời nói, chữ viết hay các dấu hiệu, ký hiệu và các phương tiện phi ngôn ngữ khác nhau.
A. Thông điệp
B. Truyền thông
C. Giao tiếp
D. Mã hoá
-
Câu 14:
Nét mặt trong truyền thông không lời diễn tả:
A. Cảm xúc
B. Sự suy nghĩ
C. Điều chỉnh sự giao tiếp
D. Sự trấn áp
-
Câu 15:
Trong kinh doanh, người Mỹ luôn hướng tới:
A. Mục tiêu
B. Kết quả
C. Tiền bạc
D. Hiệu quả
-
Câu 16:
…. là các yếu tố nằm ở người phát, ở việc truyền đạt hay ở người nhận mà chúng cản trở tới việc thông tin:
A. Thông điệp
B. Phản hồi
C. Mã hoá
D. Nhiễu
-
Câu 17:
……. là phương pháp đặt giá bằng cách phân tích điểm hoà vốn?
A. Định giá dựa vào cạnh tranh
B. Đặt giá theo tập quán người tiêu dùng
C. Định giá cộng chi phí
D. Định giá theo lợi nhuận mục tiêu
-
Câu 18:
Đâu không phải là tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá sự thành công của một cuộc thương lượng?
A. Tiêu chuẩn thực hiện mục tiêu
B. Tiêu chuẩn ưu hoá giá thành
C. Tiêu chuẩn quan hệ giữa 2 bên
D. Tiêu chuẩn một bên có lợi
-
Câu 19:
…….. là sự biểu hiện về mặt cường độ, tốc độ và nhịp của các hoạt động tâm lý trong những hành vi, cử chỉ, lời nói của con người.
A. Vô thức
B. Cơ cế tự vệ
C. Cảm xúc
D. Khí chất (tính khí)
-
Câu 20:
Truyền thông giao tiếp là tiến trình có mấy bước:
A. Một bước
B. Hai bước
C. Năm bước
D. Sáu bước
-
Câu 21:
Đặt giá phân biệt bao gồm:
A. Đặt giá theo phân khúc khác nhau
B. Đặt giá theo dạng sản phẩm
C. Đặt giá theo khu vực
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 22:
Chuẩn mực là gì?
A. Là những quy tắc sống và ứng xử, quy định cách cư xử của con người là tốt hay xấu, là thích hợp hay không thích hợp
B. Là nơi mà con người học hỏi được những cách thức, hành vi đầu tiên
C. Là sự kết hợp độc đáo các đặc điểm tâm lý ổn định của con người, những đặc điểm này quy định phương thức, hành vi điển hình của con người đó
D. Là hệ thống quan điểm của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân, xác định phương châm hành động của người đó
-
Câu 23:
Lựa chon thời gian truyền thông giao tiếp để:
A. Thuận tiện cho mình
B. Thuận tiện cho khán thính giả
C. Thuận tiện cho cấp trên
D. Tuỳ theo mục tiêu giao tiếp
-
Câu 24:
Dựa vào hình thức giao tiếp người ta chia thành:
A. Giao tiếp chính thức và giao tiếp không chính thức
B. Giao tiếp ở thế mạnh và giao tiếp ở thế yếu
C. Giao tiếp nhóm và giao tiếp xã hội
D. Tất cả đều sai
-
Câu 25:
Quá trình trao đổi thông tin diễn ra khi:
A. Có các chủ thể giao tiếp – người gửi và người nhận
B. Có các chủ thể giao tiếp
C. Có người gửi và người nhận
D. Có người nói và người nghe