1100+ câu trắc nghiệm Triết học
Những câu hỏi trắc nghiệm dưới đây nhằm phục vụ cho các bạn sinh viên đang cần tài liệu ôn thi kết thúc học phần môn triết học đúng và gần sát nội dung thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Trong quy luật mâu thuẫn tính quy định về chất và tính quy định về lượng được gọi là gì?
A. Hai sự vật
B. Hai mặt đối lập
C. Hai thuộc tính
D. Hai quá trình
-
Câu 2:
Mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp là do:
A. Sự khác nhau về tư tưởng, lối sống
B. Sự đối lập về lợi ích cơ bản – lợi ích kinh tế
C. Sự khác nhau giữa giàu và nghèo
D. Sự khác nhau về mức thu nhập
-
Câu 3:
Đồng nhất vật chất với khối lượng đó là quan niệm về vật chất của ai và ở thời kỳ nào?
A. Các nhà triết học duy vật thời kỳ cổ đại.
B. Các nhà triết học thời kỳ Phục hưng.
C. Các nhà khoa học tự nhiên thế kỷ XVII - XVIII.
D. Các nhà triết học duy vật biện chứng thời kỳ cổ đại.
-
Câu 4:
Thế giới quan có ý nghĩa trên những phương diện nào?
A. Trên phương diện lý luận
B. Trên phương diện thực tiễn
C. Cả A và B
D. Khác.
-
Câu 5:
Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ biện chững giữa hiện tượng và bản chất:
A. Hiện tượng là biểu hiện ra bên ngoài của bản chất, thường làm sai lệch bản chất nên tốt nhất là nhận thức, hành động đi thẳng vào bản chất sẽ tránh được sai lầm
B. Phương pháp nhận thức đúng là đi từ hiện tượng đến bản chất, đi từ bản chất ít sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn, không nhầm lẫn hiện tượng với bản chất
C. Nhận thức và hành động của con người không thể đạt tới bản chất của sự vật vì nó bị vô số hiện tượng bao bọc bên ngoài, trong đó lại có những hiện tượng làm sai lạc, xuyên tặc bản chất
D. Chỉ có bản chất mới là mối quan hệ khách quan, còn hiện tượng là mối quan hệ chủ quan do tác động tiêu cực của con người tạo ra làm sai lạc bản chất. Do đó, muốn nhận thức đúng bản chất, con người đi thẳng vào tìm hiểu và nắm lấy bản chất sẽ tránh được sai lầm c.
-
Câu 6:
Luận điểm sau đây về nguồn gốc của sự phát triển thuộc lập trường triết học nào: "Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong chính sự vật quy định sự phát triển của sự vật".
A. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
B. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
D. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
-
Câu 7:
Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vận động?
A. Vận động là sự tự thân vận động của vật chất, không được sáng tạo ra và không mất đi.
B. Vận động là sự đẩy và hút của vật thể.
C. Vận động được sáng tạo ra và có thể mất đi.
-
Câu 8:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là sai?
A. Tất nhiên biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua vô vàn cái ngẫu nhiên.
B. Ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên.
C. Có cái ngẫu nhiên thuần tuý không thể hiện cái tất nhiên.
-
Câu 9:
Chọn cụm từ đúng điền vào chỗ trống: “Phép siêu hình đẩy lùi được ……… nhưng chính nó lại bị phép biện chứng hiện đại phủ định”.
A. Phép biện chứng duy tâm.
B. Phép biện chứng cổ đại.
C. Chủ nghĩa duy tâm.
D. Chủ nghĩa duy vật.
-
Câu 10:
Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật phủ định của phủ định. Xác định câu trả lời đúng nhất?
A. Phủ định của phủ định là quá trình cái cũ mất di,cái mới hợp quy luậy ra đời. Cái mới ra đời thường gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Cần có thái độ tích cực ủng hộ, giúp đỡ, bảo vệ cái mới và kiên quyết từ bỏ cái cũ lỗi thời
B. Phủ định của phủ định là quá trình cái mới ra đời. Cần có thái độ giúp đỡ, ủng hộ, bảo vệ cái mới. Vì khi nó ra đời thường xuyên gặp nhiều khó khăn
C. Phủ định của phủ định là làm cho cái cũ mất đi, cái mới ra đời hợp với quy luật.Cần phải xây dựng thái độ ủng hộ, giúp đỡ, phê phán cái mới
D. Phủ định của phủ định là quá trình cái cũ mất đi, cái mới ra đời hợp với quy luật. Cần có nhận thức đúng về vai trò của quy luật. cần có nhận thức đúng về vai trò tích cực, tiến bộ của cái mới
-
Câu 11:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là sai?
A. Chất là tính quy định vốn có của sự vật.
B. Chất là tổng hợp hữu cơ các thuộc tính của sự vật nói lên sự vật là cái gì.
C. Chất đồng nhất với thuộc tính.
-
Câu 12:
Thế nào là phép biện chứng duy tâm?
A. Là phép biện chứng được xác lập trên lập trường của chủ nghĩa duy tâm
B. Là phép biện chứng của vật chất
C. Là phép biện chứng giải thích về nguồn gốc của sự vận động, biến đổi và ý niệm
D. Cả A và C
-
Câu 13:
Triết học ra đời từ đâu?
A. Từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn
B. Từ sự suy tư của con người về bản thân mình
C. Từ sự sáng tạo của nhà tư tưởng
D. Từ sự vận động của ý muốn chủ quan của con người
-
Câu 14:
Hãy phát hiện một điểm tóm tắt sai nội dung của phạm trù quan hệ sản xuất:
A. Mối quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất được gọi là quan hệ sản xuất
B. Cũng như lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất thuộc lĩnh vực đời sống vật chất của xã hội
C. Tính vật chất của quan hệ sản xuất được biểu hiện ở chỗ chúng tồn tại khách quan, phụ thuộc vào ý thúc con người
D. Quan hệ sản xuất là quan hệ kinh tế cơ bản của một hình thái kinh tế-xã hội
-
Câu 15:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là sai?
A. Sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và lượng.
B. Tính quy định về chất nào của sự vật cũng có tính quy định về lượng tương ứng.
C. Tính quy định về chất không có tính ổn định.
D. Tính quy định về lượng nói lên mặt thường xuyên biến đổi của sự vật.
-
Câu 16:
Tìm câu trả lời đúng nhất về quan hệ biện chứng giữa Lượng và Chất trong các câu sau:
A. Lượng- chất có quan hệ biện chứng. Phải kiên trì tích luỹ về lượng mới có sự thay đổi về chất, tạo ra bước ngoặt. Không được nóng vội, chủ quan, duy ý chí, đốt cháy giai đoạn. Ngược lại, chỉ có thay đổi căn bản về chất mới chuyển được cái cũ sang cái mới.
B. Lượng- chất có quan hệ biện chứng. Không được nóng vội, chủ quan, duy ý chí khi chưa tích luỹ được lượng cần thiết. Nhưng đôi khi chưa tích luỹ đủ lượng cũng phải thay đổi về chất.
C. Lượng- chất có quan hệ biện chứng. Không được nóng vội, chủ quan, duy ý chí khi lượng đã được tích luỹ đầy đủ.
D. Phải kiên quyết, không chần chừ, do dự, thay đổi về chất khi lượng đã được tích luỹ đủ.
-
Câu 17:
Luận điểm sau đây là của ai: Cái gì tồn tại thì hợp lý, cái gì hợp lý thì tồn tại.
A. Arixtốt
B. Hêghen
C. Phoi-ơ-bắc
D. Cantơ
-
Câu 18:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng điều kiện cần và đủ cho sự ra đời và phát triển ý thức là những điều kiện nào?
A. Bộ óc con người và thế giới bên ngoài tác động vào bộ óc người
B. Lao động của con người và ngôn ngữ.
C. Gồm cả a, và b.
-
Câu 19:
Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tính sáng tạo của ý thức là thế nào?
A. Ý thức tạo ra vật chất.
B. Ý thức tạo ra sự vật trong hiện thực.
C. Ý thức tạo ra hình ảnh mới về sự vật trong tư duy.
-
Câu 20:
Quan điểm “Không có lý luận thì hoạt động thực tiễn của con người mò mẫm mất phương hướng. Lý luận không phục vụ cho thực tiễn, trở thành lý luận suông, giáo điều” thuộc lập trường triết học nào dưới đây:
A. Chủ nghĩa Duy vật biện chứng.
B. Chủ nghĩa Duy vật siêu hình.
C. Nhị nguyên luận.
D. Chủ nghĩa Duy tâm khách quan.
-
Câu 21:
Cá nhân là sản phẩm của xã hội theo nghĩa:
A. Mỗi cá nhân ra đời, tồn tại trong những mối quan hệ xã hội nhất định
B. Xã hội là môi trường, điều kiện, phương tiện để phát triển cá nhân
C. Xã hội quy định nhu cầu, phương hướng phát triển của cá nhân
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 22:
Khi cho rằng “tồn tại là được tri giác”, đây là quan điểm:
A. Duy tâm khách quan
B. Nhị nguyên
C. Duy tâm chủ quan
D. Duy cảm
-
Câu 23:
Hãy xác định đáp án đúng về cấu trúc của cơ sở hạ tầng trong các đáp án sau:
A. Bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư, quan hệ sản xuất mầm mống. Trong đó quan hệ sản xuất thống trị là đặc trưng cho cơ sở hạ tầng của xã hội đó.
B. Bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư, quan hệ sản xuất mầm mống. Trong đó quan hệ sản xuất mầm mống đặc trưng cho cơ sở hạ tầng của xã hội đó.
C. Bao gồm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và hoàn cảnh địa lý tự nhiên
D. Bao gồm hệ thống điện, đường, trường, trạm
-
Câu 24:
Tìm câu trả lời đúng nhất về phạm trù Cái riêng trong các câu sau:
A. Chỉ một sự vật, hiện tượng, quá trình có tính toàn vẹn tồn tại tương đối độc lập với các sự vật khác.
B. Chỉ một sự vật, hiện tượng, quá trình tồn tại ngẫu nhiên, không lặp lại với Cái riêng khác.
C. Chỉ một cái khác với Cái chung, là cái bộ phận của Cái chung.
D. Chỉ một sự vật, hiện tượng có tính quy định không chỉnh thể, phụ thuộc vào Cái riêng khác.
-
Câu 25:
Chủ nghĩa duy tâm tìm nguồn gốc của sự thống nhất của thế giới ở cái gì?
A. Ở tính vật chất của thế giới.
B. Ở ý niệm tuyệt đối hoặc ở ý thức của con người.
C. Ở sự vận động và chuyển hoá lẫn nhau của thế giới.
-
Câu 26:
Theo cách phân chia các hình thức vận động của Ăngghen, hình thức nào là thấp nhất?
A. Cơ học
B. Hoá học
C. Vật lý
-
Câu 27:
Giai đoạn nhận thức nào gắn với thực tiễn?
A. Nhận thức lý luận
B. Nhận thức cảm tính
C. Nhận thức lý tính
-
Câu 28:
Chính sách kinh tế mới ở Nga đầu thế kỷ XX do ai đề xuất?
A. Plê-kha-nốp
B. V.I. Lênin.
C. Sít-ta-lin.
-
Câu 29:
Nhân tố cơ bản, trực tiếp tạo thành nguồn gốc xã hội của ý thức:
A. Lao động và ngôn ngữ.
B. Lao động trí óc và lao động chân tay.
C. Thực tiễn kinh tế và lao động.
D. Lao động và nghiên cứu khoa học.
-
Câu 30:
Mâu thuẫn sau đây là mâu thuẫn trong hệ thống triết học của nhà triết học nào: "Mâu thuẫn giữa phương pháp cách mạng với hệ thống bảo thủ".
A. Platôn
B. Hêghen
C. Arixtốt
D. Cantơ