2000 câu trắc nghiệm Nội khoa cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 2000 câu trắc nghiệm Nội khoa cơ sở có đáp án, bao gồm các kiến thức tổng quan về hô hấp, nội tiết, tiêu hóa, tim mạch,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/50 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Đặc điểm nào không do sang thương tiểu não gây ra:
A. Rối tầm
B. Run lúc nghỉ
C. Giảm trương lực cơ
D. Rung giật nhãn cầu
-
Câu 2:
Một BN nữ 49 tuổi có tiền căn THA; nhập viện vì đột ngột liệt nửa người (P) kèm theo đau đầu nhiều và nôn ói. Khi khám thần kinh phát hiện BN liệt nửa người (P), sức cơ 0/5. BN nằm nhắm mắt, vẻ mặt nhăn nhó, có lúc đưa tay (T) lên sờ vào đầu; lay gọi BN mở mắt, không trả lời được, chỉ rên ú ớ vìa tiếng, không làm theo y lệnh được, và khi kích thích đau BN dùng tay bên (T) gạt tay người khám ra. BN có liệt mặt bên (P) kiểu trung ương. Giảm cảm giác nửa người bên (P). Phản xạ gân cơ giảm bên (P), Babinski (+) bên (P), cổ gượng (+), Kernig (+). HA lúc NV 190/100 mmHg. Điểm hôn mê Glasgow của BN này là:
A. 13 điểm
B. 12 điểm
C. 11 điểm
D. 10 điểm
-
Câu 3:
Một BN nữ 49 tuổi có tiền căn THA; nhập viện vì đột ngột liệt nửa người (P) kèm theo đau đầu nhiều và nôn ói. Khi khám thần kinh phát hiện BN liệt nửa người (P), sức cơ 0/5. BN nằm nhắm mắt, vẻ mặt nhăn nhó, có lúc đưa tay (T) lên sờ vào đầu; lay gọi BN mở mắt, không trả lời được, chỉ rên ú ớ vìa tiếng, không làm theo y lệnh được, và khi kích thích đau BN dùng tay bên (T) gạt tay người khám ra. BN có liệt mặt bên (P) kiểu trung ương. Giảm cảm giác nửa người bên (P). Phản xạ gân cơ giảm bên (P), Babinski (+) bên (P), cổ gượng (+), Kernig (+). HA lúc NV 190/100 mmHg. Điểm hôn mê Glasgow của BN này là:
A. 13 điểm
B. 12 điểm
C. 11 điểm
D. 10 điểm
-
Câu 4:
Một BN nữ 49 tuổi có tiền căn THA; nhập viện vì đột ngột liệt nửa người (P) kèm theo đau đầu nhiều và nôn ói. Khi khám thần kinh phát hiện BN liệt nửa người (P), sức cơ 0/5. BN nằm nhắm mắt, vẻ mặt nhăn nhó, có lúc đưa tay (T) lên sờ vào đầu; lay gọi BN mở mắt, không trả lời được, chỉ rên ú ớ vìa tiếng, không làm theo y lệnh được, và khi kích thích đau BN dùng tay bên (T) gạt tay người khám ra. BN có liệt mặt bên (P) kiểu trung ương. Giảm cảm giác nửa người bên (P). Phản xạ gân cơ giảm bên (P), Babinski (+) bên (P), cổ gượng (+), Kernig (+). HA lúc NV 190/100 mmHg. Vị trí tổn thương nhiều khả năng nhất nằm ở:
A. Vỏ não (T)
B. Bao trong – đồi thị (T)
C. Trung não (T)
D. Cầu não (T)
-
Câu 5:
Một BN nữ 49 tuổi có tiền căn THA; nhập viện vì đột ngột liệt nửa người (P) kèm theo đau đầu nhiều và nôn ói. Khi khám thần kinh phát hiện BN liệt nửa người (P), sức cơ 0/5. BN nằm nhắm mắt, vẻ mặt nhăn nhó, có lúc đưa tay (T) lên sờ vào đầu; lay gọi BN mở mắt, không trả lời được, chỉ rên ú ớ vìa tiếng, không làm theo y lệnh được, và khi kích thích đau BN dùng tay bên (T) gạt tay người khám ra. BN có liệt mặt bên (P) kiểu trung ương. Giảm cảm giác nửa người bên (P). Phản xạ gân cơ giảm bên (P), Babinski (+) bên (P), cổ gượng (+), Kernig (+). HA lúc NV 190/100 mmHg. Nguyên nhân nhiều khả năng nhất của BN trên là:
A. Xuất huyết khoang dưới nhện
B. Xuất huyết não tràn vào não thất
C. Xuất huyết não thất
D. Nhồi máu não
-
Câu 6:
Một BN nữ 49 tuổi có tiền căn THA; nhập viện vì đột ngột liệt nửa người (P) kèm theo đau đầu nhiều và nôn ói. Khi khám thần kinh phát hiện BN liệt nửa người (P), sức cơ 0/5. BN nằm nhắm mắt, vẻ mặt nhăn nhó, có lúc đưa tay (T) lên sờ vào đầu; lay gọi BN mở mắt, không trả lời được, chỉ rên ú ớ vìa tiếng, không làm theo y lệnh được, và khi kích thích đau BN dùng tay bên (T) gạt tay người khám ra. BN có liệt mặt bên (P) kiểu trung ương. Giảm cảm giác nửa người bên (P). Phản xạ gân cơ giảm bên (P), Babinski (+) bên (P), cổ gượng (+), Kernig (+). HA lúc NV 190/100 mmHg. Cận lâm sàng được chọn lựa đầu tiên giúp chẩn đoán xác định bệnh:
A. Chọc dò dịch não tủy
B. MRI não
C. CT scan não
D. Chụp DSA mạch máu não
-
Câu 7:
Triệu chứng thường gặp nhất và sớm nhất trong tăng áp lực nội sọ là:
A. Phù gai thị
B. Nôn ói
C. Đau đầu
D. Liệt dây VI
-
Câu 8:
Một BN 55 tuổi khởi bệnh cách 8 tháng, với triệu chứng rối loạn phối hợp vận động tiến triển tăng dần ở tay và chân (P). Khám thần kinh phát hiện giảm trương lực cơ ở tay và chân bên (P), rối tầm ở tay và chân bên (P). Vị trí tổn thương nhiều khả năng nhất là:
A. Bán cầu tiểu não (T)
B. Bán cầu tiểu não (P)
C. Thùy giun tiểu não
D. Hạnh nhân tiểu não
-
Câu 9:
Khám LS phát hiện BN có yếu 2 chi dưới sức cơ 2/5, giảm cảm giác đau – nhiệt từ ngang rốn trở xuống, PXGC 2 chân (+++), Babinski (+) / 2 bên. Vị trí tổn thương nhiều khả năng nhất nằm ở:
A. Đoạn tủy ngực khoảng T10
B. Đoạn tủy ngực khoảng T8
C. Đoạn tủy ngực khoảng T6
D. Đoạn tủy ngực khoảng T4
-
Câu 10:
Trong điều trị phòng ngừa đột quỵ thứ phát sau nhồi máu não do cơ chế mạch máu lớn, thuốc nào sau đây được ưu tiên chọn lựa đầu tiên:
A. Thuốc tiêu sợi huyết (rTPA)
B. Heparin trọng lượng phân tử thấp
C. Thuốc chống kết tập tiểu cầu
D. Thuốc kháng Vitamin K
-
Câu 11:
Triệu chứng nào được đề cập sau đây không phải là biểu hiện của bệnh thần kinh ngoại biên:
A. Teo cơ sớm và rõ rệt
B. Tăng phản xạ gân cơ
C. Tê ngọn chi kiểu đi găng đi vớ
D. Trương lực cơ giảm
-
Câu 12:
Khi cho hai mắt của BN nhìn về phía dưới và bên (T). Dây thần kinh vận nhãn nào sau đây đang được khám:
A. Dây VI bên (P) và dây III bên (T)
B. Dây VI bên (T) và dây III bên (P)
C. Dây III bên (P) và dây IV bên (T)
D. Dây III bên (T) và dây IV bên (P)
-
Câu 13:
BN nhập viện vì liệt nửa người (P). Khám lâm sàng phát hiện BN tỉnh, ngôn ngữ bình thường, mờ nếp mũi má bên (T), mắt bên (T) nhắm không kín, mất nếp nhăn trán bên (T), liệt nửa người (P) sức cơ 0/5, Babinski (+) bên (P). Vị trí tổn thương nhiều khả năng nhất nằm ở:
A. Vỏ não (T)
B. Vỏ não (P)
C. Cầu não (T)
D. Cầu não (P)
-
Câu 14:
Một BN nam 60 tuổi, đêm ngủ thức dậy thì đột ngột liệt nửa người bên (T) 0/5, hôn mê, cổ gượng, Kernig (+), huyết áp lúc xảy ra đột quị là 180/100 mmHg. Tổn thương có thể là:
A. Xuất huyết não – màng não
B. Xuất huyết bán cầu não (P)
C. Nhồi máu não bán cầu (P)
D. Xuất huyết khoang dưới nhện
-
Câu 15:
Để xác định chẩn đoán trường hợp trên, chúng ta cần xét nghiệm cận lâm sàng nào:
A. Chụp mạch não đồ
B. Chụp não cắt lớp
C. Chọc dò dịch não tủy
D. Siêu âm Doppler xuyên sọ
-
Câu 16:
Trong điều trị cấp cứu trường hợp trên, chúng ta không nên:
A. Cho thuốc hạ huyết áp mạnh ngay
B. Thở Oxy
C. Dịch truyền NaCl 0,9%
D. Theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn
-
Câu 17:
Một BN 64 tuổi đi bộ bị vấp ngã có chạm đầu nhẹ, 1 tháng sau xuất hiện triệu chứng đau đầu, nôn ói, rối loạn tâm thần, yếu nửa người (P). Chẩn đoán có thể là:
A. Nhồi máu não bán cầu (T)
B. Áp xe não
C. Tụ máu dưới màng cứng mãn tính
D. U não
-
Câu 18:
Tổn thương của hội chứng trên là:
A. Đa dây thần kinh
B. Đa rễ thần kinh
C. Nhân thần kinh
D. Đa rễ dây thần kinh
-
Câu 19:
Để chẩn đoán bệnh lý trên cần xét nghiệm cận lâm sàng nào:
A. Cộng hưởng từ hạt nhân
B. Điện cơ
C. Chụp cắt lớp tủy sống
D. Xquang cột sống
-
Câu 20:
Một BN có triệu chứng yếu tay bên (T) 3/5, chân (T) 1/5, rối loạn đường tiểu. Vị trí tổn thương ở:
A. Vùng chi phối của động mạch não giữa bên (T)
B. Vùng chi phối của động mạch não giữa bên (P)
C. Vùng chi phối của động mạch não trước bên (P)
D. Vùng chi phối của động mạch não trước bên (T)