215 câu trắc nghiệm môn Quản trị xuất nhập khẩu

Tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn bộ sưu tập 215 câu trắc nghiệm Quản trị xuất nhập khẩu. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu tốt hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi, xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn trước đó. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé.

215 câu
624 lượt thi

Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)

Chọn phần

ATNETWORK
  • Câu 1:

    Trong Incoterm 2000, 2010 các thuật ngữ FOB Free On Board (named port of shipment)/Giao hàng lên tàu (tại cảng bốc hàng qui định), CFR Cost and Freight (named port of destination)/Tiền hàng và cước phí vận tải (cảng đích qui định) và CIF Cost, Insurance and Freight (named port of destination)/Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí vận tải (cảng đích qui định) có điểm giống nhau là:


    A. Người mua có trách nhiệm đưa hàng ra tới cảng xếp hàng, chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng để xếp hàng lên tàu tại đó


    B. Người giao nhận có trách nhiệm đưa hàng ra tới cảng xếp hàng, chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng để xếp hàng lên tàu tại đó


    C. Cơ quan cảng có trách nhiệm đưa hàng ra tới cảng xếp hàng, chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng để xếp hàng lên tàu tại đó


    D. Người bán có trách nhiệm đưa hàng ra tới cảng xếp hàng, chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng để xếp hàng lên tàu tại đó


  • YOMEDIA
  • Câu 2:

    Vận đơn đường biển (Bill of lading) mà người vận tải cấp cho chủ hàng:


    A. Không có tác dụng là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người xếp hàng, nhận hàng và người chuyên chở


    B. Là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người xếp hàng, nhận hàng và người chuyên chở


    C. Là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người bán, người mua và người giao nhận


    D. Không phải là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người xếp hàng, nhận hàng và người chuyên chở


  • Câu 3:

    Trong hợp đồng ngoại thương khi có cụm từ "Tổn thất bộ phận” (partial loss, particular loss), nó được hiểu là:


    A. Hàng hoá bảo hiểm không bị mất mát, hao hụt đáng kể


    B. Hàng hoá bảo hiểm bị mất mát, hao hụt dưới 20% giá trị


    C. Mất mát toàn bộ đối tượng bảo hiểm thuộc một hợp đồng


    D. Mất mát một phần đối tượng bảo hiểm thuộc một hợp đồng


  • ADMICRO
  • Câu 4:

    Gia công quốc tế là:


    A. Hình thức chế biến sản phẩm theo mẫu mã, theo tiêu chuẩn kỹ thuật hai bên thoả thuận, bên sản xuất nhận trước nguyện liệu, thiết bị kỹ thuật để sản xuất ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt hàng và nhận tiền công


    B. Hình thức mà một nhà sản xuất nhập nguyên vật liệu, máy móc thiết bị cần thiết từ thị trường rồi sản xuất ra sản phẩm theo ý mình rồi tìm thị trường thích hợp để xuất khẩu sản phẩm cuối cùng


    C. Hình thức cho phép nhà sản xuất nước ngoài xây dựng nhà máy tại nước mình để sản xuất hàng xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho người lao động nước mình


    D. Hình thức hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh theo sự phân công lao động quốc tế, doanh nghiệp của một nước sản xuất một vài loại bán sản phẩm cung cấp cho nước ngoài để có sản phẩm hoàn chỉnh


  • Câu 5:

    Một hợp đồng ngoại thương có hiệu lực khi:


    A. Chủ thể của hợp đồng có đủ tư cách pháp lý, hàng hóa không bị cấm xuất nhập và hợp đồng phải có đủ điều kiện cơ bản


    B. Một trong hai chủ thể của hợp đồng có đủ tư cách pháp lý, hàng hóa không bị cấm xuất nhập và hợp đồng phải có đủ điều kiện cơ bản


    C. Chủ thể của hợp đồng có đủ tư cách pháp lý, hợp đồng trong thời hạn hiệu lực, đã được cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt


    D. Chủ thể của hợp đồng có đủ tư cách pháp lý, có ít nhất hai phần ba điều kiện cơ bản của hợp đồng và một phần ba điều kiện khác


  • Câu 6:

    Trong phương thức thanh toán nhờ thu có khái niệm mà những người làm công tác xuất nhập khẩu hay nói tới, đó là điêu kiện trả tiền DA và điều kiện trả tiền DP. Hãy chọn một câu đúng trong bốn câu giải thích sau đây:


    A. D/A là chữ viết tắt của "document against acceptance" còn D/P là "document agianst payment" có nghĩa là để lấy được bộ chứng từ mang đi nhận hàng người mua phải ký chấp nhận rồi trả tiền hoặc trả tiền rồi ký chấp nhận. Hai từ đó chỉ khác nhau ở chỗ làm việc nào trước, việc nào sau ngay trong cùng một thời điểm


    B. D/A là chữ viết tắt của "document against acceptance" có nghĩa là người mua phải trả tiền ngay đồng thời ký xác nhận để ngân hàng trao bộ chứng từ nhận hàng cho mình, khác với D/P là "document agianst payment" nghĩa là người mua chỉ cần chấp nhận trả tiền là có thể lấy được bộ chứng từ để nhận hàng


    C. D/A là chữ viết tắt của "document against acceptance" còn D/P là "document agianst payment" có nghĩa là làm thủ tục chấp nhận trả tiền hoặc phải trả tiền ngay mới lấy được bộ chứng từ nhận hàng. Chữ dùng khác nhau nhưng nội dung không có gì khác nhau


    D. D/A là chữ viết tắt của "document against acceptance" có nghĩa là người mua chỉ cần làm thủ tục chấp nhận trả tiền là ngân hàng trao bộ chứng từ nhận hàng cho mình, chưa cần trả tiền ngay, khác với D/P là "document agianst payment" nghĩa là phải trả tiền ngay mới lấy được bộ chứng từ để nhận hàng


  • Câu 7:

    Tạm xuất, tái nhập (temporary export, reimport) có nghĩa là:


    A. Đưa nguyên vật liệu sang nước khác gia công rồi nhập thành phẩm về


    B. Xuất hàng cho một người mua nước khác để đổi lấy hàng khác nhập về


    C. Hàng hóa được đưa ra khỏi một nước, sau đó lại đưa trở về nước đó


    D. Xuất hàng ra một nước khác để có ngoại tệ nhập khẩu hàng khác


  • ZUNIA12
  • Câu 8:

    Theo Luật Thương mại của Việt Nam, ngoài việc đưa hàng hóa ra khỏi biên giới quốc gia:


    A. Xuất khẩu là việc đưa hàng hoá từ khu vực đặc biệt trên lãnh thổ Việt Nam (khu vực hải quan riêng) tới khu vực khác thuộc lãnh thổ Việt Nam


    B. Xuất khẩu là việc đưa hàng hoá từ một địa điểm trên lãnh thổ vào khu vực đặc biệt trên lãnh thổ Việt Nam (khu vực hải quan riêng)


    C. Xuất khẩu là việc đưa hàng hoá đưa hàng hoá ra khỏi khu vực đặc biệt trên lãnh thổ Việt Nam (khu vực hải quan riêng)


    D. Xuất khẩu là việc đưa hàng hóa từ khu vực đặc biệt này (khu vực hải quan riêng) sang khu vực đặc biệt khác trên lãnh thổ Việt Nam


  • Câu 9:

    Các thuật ngữ như FAS, FOB, CFR hay CIF trong Incoterms:


    A. Là quy định mà người bán, người mua và người vận tải biển có thể thoả thuận dùng hai hay ba thuật ngữ trong một hợp đồng


    B. Đều là những thuật ngữ mà người mua, người bán có thể lựa chọn ghi vào hợp đồng mua bán và có thể sửa vài nội dung


    C. Đều là những thuật ngữ mà người mua, người bán có thể lựa chọn ghi vào hợp đồng mua bán và có thể sửa vài nội dung


    D. Đều là những thuật ngữ mà người mua, người bán hay người vận tải được lựa chọn để thoả thuận ghi vào hợp đồng mua bán


  • Câu 10:

    Nhờ thu phiếu trơn là phương thức thanh toán, có trình tự thủ tục như sau:


    A. Người bán giao hàng rồi chuyển chứng từ cho ngân hàng nhờ thu hộ tiền hộ, chuyển hối phiếu cho người mua yêu cầu trả tiền


    B. Người bán lập hối phiếu thu tiền, chuyển cho người mua, sau khi người mua xác nhận việc trả tiền vào hối phiếu thì giao hàng hàng cho người mua và chuyển hối phiếu đó cho ngân hàng, nhờ ngân hàng thu tiền giúp


    C. Người bán giao hàng và chuyển chứng từ cho người mua, lập hối phiếu gửi người mua yêu cầu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. Người mua nhờ ngân hàng chuyển giúp tiền cho người bán


    D. Người bán giao hàng và chuyển chứng từ cho người mua, lập hối phiếu gửi ngân hàng nhờ thu tiền, ngân hàng này hoặc ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền, ngân hàng mà người bán nhờ thu trả tiền cho người bán


  • Câu 11:

    Đổi hàng (barter, barter trade, barter exchange) là phương thức mua bán:


    A. Mà người xuất khẩu để cho thương nhân khác của nước mình sử dụng số ngoại tệ đó nhập khẩu hàng khác rồi dùng hàng của mình trả cho người xuất khẩu


    B. Mà người bán chuyển nguyên vật liệu cho người mua chế biến thành sản phẩm hay bán sản phẩm theo đúng yêu cầu rổi xuất trả lại


    C. Mà người bán và người mua cùng có hàng xuất và nhập khẩu trong quan hệ mua bán với nhau, thanh toán sòng phẳng bằng ngoại tệ


    D. Đổi hàng, nghĩa là trao đổi một hoặc nhiều mặt hàng này lấy một hoặc nhiều mặt hàng khác, phần chênh lệch thường không kết toán bằng tiền mà phải trả bổ sung bằng hàng


  • Câu 12:

    Điều kiện FOB.s.t có nghĩa là:


    A. Người bán chịu thêm chi phí xếp và san hàng trong khoang tàu


    B. Chủ tàu chịu các khoản chi phí xếp và san hàng trong khoang tàu


    C. Người thuê tàu theo điều kiện tàu chịu phí xếp hàng, san hàng


    D.  Người mua phải chịu chi phí xếp và san hàng trong khoang tàu


  • Câu 13:

    Một hợp đồng mua bán ngoại thương:


    A.  Vẫn có hiệu lực dù cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu đều cấm xuất nhập khẩu mặt hàng đó


    B. Không có hiệu lực khi hàng hoá mua bán bị một trong hai nước cấm buôn bán


    C. Vẫn có hiệu lực khi hàng hoá mua bán chỉ bị một trong hai nước cấm buôn bán


    D. Không có hiệu lực khi hàng không còn giá trị sử dụng, hoặc bị Tổ chức y tế thế giới khuyên thôi sử dụng


  • Câu 14:

    Hợp đồng xuất khẩu hàng hoá ngoại thương thiếu tên hàng và đơn giá:


    A. Là hợp đồng có hiệu lực nếu tên gọi của một trong hai công ty ký kết hợp đồng có chứa tên hàng hoá đó


    B. Là hợp đồng có hiệu lực nếu trên bao bì, nhãn mác hàng hóa có ghi rõ tên hàng và giá cả hàng hàng hóa


    C. Là hợp đồng không có hiệu lực pháp lý trong mọi tình huống dù có ý định mua bán mặt hàng đó thực sự


    D. Là hợp đồng có hiệu lực, miễn là có chứng minh được rằng họ có ý định mua bán mặt hàng đó thực sự


  • Câu 15:

    Trao đổi bù trừ hay bồi hoàn (compensation) là phương thức mua bán ngoại thương:


    A. Đó là hình thức thương nhân vay tiền nhập khẩu rồi tìm hàng khác xuất khẩu lấy ngoại tệ bù vào ngoại tệ vay nhập khẩu trước đó


    B. Mà lấy một hoặc nhiều mặt hàng đổi lấy một hoặc nhiều mặt hàng khác, có tổng giá trị trao đổi tương đương, khoản chênh lệch thì trả hàng bổ sung cho đủ hoặc có thể trả khoản nhỏ đó bằng tiền


    C. Đó là hình thức nhà xuất khẩu buộc phải nhập hàng khác của đối tác của mình, nội dung cụ thể như thế nào do hai bên thỏa thuận


    D. Đó là hình thức mua đứt bán đoạn thanh toán bằng tiền mặt khoặc phương tiện thanh toán khác


  • Câu 16:

    Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu cần chú ý các khâu công tác:


    A. Khai báo hải quan; xuất trình hàng hoá; thực hiện các quyết định của hải quan có liên quan tới lô hàng


    B. Đưa hàng lên tàu biển, lấy bản sao vận đơn đường biển, kèm tờ khai nộp ngay cơ quan hải quan


    C. Đưa hàng lên tàu biển, lấy bản sao vận đơn đường biển, kèm tờ khai nộp ngay cơ quan hải quan


    D. Đưa hàng lên phương tiện vận tải, lấy bản sao vận đơn, xuất trình với cơ quan hải quan để hoàn thành thủ tục


  • Câu 17:

    Hợp đồng ngoại thương thiếu tên hàng và điều kiện thanh toán:


    A. Là hợp đồng có hiệu lực nếu có kèm theo catalogue và bản chào điều kiện thanh toán


    B. Là hợp đồng có hiệu lực, nếu có kèm theo thư hai bên trao đổi về hai việc đó


    C. Là hợp đồng không có hiệu lực pháp lý bất luận trong trường hợp nào


    D. Là hợp đồng có hiệu lực nếu đã từng ký một hợp đồng tương tự có đủ hai điều kiện đó


  • Câu 18:

    Trong Incoterms 2000, 2010 các thuật ngữ CFR (Tiền hàng và cước , cảng đến quy định ), CIF (Tiền hàng bảo hiểm và cước, cảng đến quy định), CPT (Cước phí trả tới, nơi đến quy định ) và CIP (Cước phí và bảo hiểm trả tới, nơi đến quy định) một khi người mua chọn phương tiện vận tải là tàu biển thì có gì giống nhau?


    A. Chằng có gì giống nhau ngoại trừ bắt đầu bằng chữ C


    B. Cùng bắt đầu bằng chữ C và người bán ký hợp đồng vận tải và có trách nhiệm trả tiền cước vận tải cho đến kho của người mua


    C. Chỉ giống nhau ở chỗ bắt đầu bẳng chữ C, có 3 chữ


    D. Cùng bắt đầu bằng chữ C và người bán ký hợp đồng vận tải, rủi ro về hàng hoá di chuyển sau khi hàng đã được bốc lên tàu


  • Câu 19:

    Hãy chọn một định nghĩa đúng trong bốn định nghĩa sau đây:


    A. Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do người bán hàng ký phát, sau khi hàng hoá đã được xếp lên tầu, chứng từ này để cho người mua sau khi trả tiền thì dùng để nhận hàng


    B. Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do chủ sở hữu tàu biển của con tàu chở hàng hóa phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã được xếp lên tầu đó hoặc sau khi nhận hàng để xếp


    C. Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã được xếp lên tầu hoặc sau khi nhận hàng để xếp


    D. Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do công ty bảo hiểm phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã được xếp lên tầu. dùng làm giấy nhận hàng và bảo hiểm hàng hoá


  • Câu 20:

    Vận đơn cước trả trước (Freight prepaid B/L) là vận đơn đường biển:


    A. Mà tàu cấp cho chủ hàng trong đó chứng nhận rằng tiền cước về lô hàng này đã được người gửi hàng trả cho chủ tàu


    B. Mà tàu cấp cho chủ hàng trong đó chứng nhận rằng tiền cước về lô hàng này đã được tính trong giá bán của hàng hóa


    C. Mà tàu cấp cho chủ hàng trong đó lưu ý rằng tiền cước về lô hàng này phải được được người nhận hàng trả cho chủ tàu trước khi dỡ hàng


    D. Trong trường hợp giao hàng theo điều kiện FOB mà người mua đã thuê tàu, trả cước và đưa tàu đến cảng bốc hàng nhận hàng


  • Câu 21:

    Vận đơn nhận hàng để xếp (received for shipment bill of lading) viết trong hợp đồng ngoại thương:


    A. Là vận đơn chứng nhận rằng thuyền trưởng đại diện cho chủ tàu đã nhận hàng từ người bán và sẽ xếp hàng đó lên tàu


    B. Là vận đơn có giá trị thay thế biên lại thuyền phó khi hàng sẵn sàng xếp, là bằng chứng rằng hàng đã được tàu chấp nhận


    C. Là vận đơn chứng nhận rằng chủ tàu đã thay mặt chủ hàng xếp hàng lên tàu rồi, tàu sẽ chạy trong thời gian sớm nhất


    D. Là loại vận đơn ký hậu vì sau đó thuyền trưởng có thể ghi chú, ký tên đóng dấu lên vận đơn sau khi tàu thực sự rời cảng xếp


  • Câu 22:

    Hợp đồng bảo hiểm chuyến (Voyage Policy) là:


    A. Hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến hoặc một số chuyến hàng được vận chuyển từ một cảng này đến một cảng khác


    B. Hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến hàng hoặc một lô hàng được vận chuyển từ một cảng này đến một cảng khác


    C. Hợp đồng bảo hiểm cho một số chuyến hàng giao liên tục trong một khoảng thời gian nhất định, vận chuyển từ một cảng này đến một cảng khác


    D. Hợp đồng bảo hiểm cho một số chuyến hàng chia làm nhiều lô được giao trong một khoảng thời gian nhất định, thuộc cùng một hợp động mua bán


  • Câu 23:

    Hối phiếu kèm chứng từ (documentary bill) áp dụng trong hợp đồng mua bán ngoại thương là:


    A. Hối phiếu mà khi người xuất khẩu lập ra chuyển cho ngân hàng nhờ thu hộ tiền thì phải kèm các chứng từ cần thiết để cho người mua dùng nhận hàng khi hàng đó đến thời hạn nhận


    B. Hối phiếu mà khi người xuất khẩu lập ra chuyển cho ngân hàng nhờ thu hộ tiền có kèm theo bản sao hợp đồng mua bán, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, phiếu đóng gói hàng


    C. Hối phiếu không cần phải kèm ngay các chứng từ để cho người mua dùng nhận hàng khi hàng đó đến thời hạn nhận, người mua có thể nhận chứng từ sau khi nhận xong hàng


    D. Hối phiếu mà khi người xuất khẩu lập ra chuyển cho ngân hàng nhờ thu hộ tiền có kèm theo bản sao hợp đồng mua bán, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng vận tải


  • Câu 24:

    Hợp đồng giao hàng kỳ hạn (terminal transactions, future transaction, forward transaction) được ký kết tại Sở giao dịch hàng hoá quốc tế:


    A. Hình thức mua bán không bắt buộc người bán, người mua thực hiện việc giao hàng ngay mà việc đó được thực hiện sau khi có sự phê duyệt.


    B. Là loại hợp đồng giao hàng thật nhưng không giao ngay mà có kỳ hạn, thường là hàng đặt sản xuất theo đúng yêu cầu


    C. Là hình thức mua bán không bắt buộc phải giao hàng thật, người bán, người mua không phải trả cả tổng số tiền hàng mà chỉ phần chênh lệch


    D. Là loại hợp đồng trao đổi hàng hoá giữa người mua và người bán dưới hình thức hàng đổi hàng, thực hiện sau một thời gian quy định


  • Câu 25:

    Trong hợp đồng mua bán ngoại thương đôi khi ta thấy có ghi Thư tín dụng giáp lưng (back to back L/C). Đó là:


    A. Loại thư tín dụng mà khi người xuất khẩu nhận được L/C mở cho mình thì dùng thư tín dụng này đem bán lấy tiền trước, khoản tiền lấy được phải nhỏ hơn tổng số tiền ghi trên L/C


    B. Loại thư tín dụng mà người mua và người bán cùng phải mở L/C cho một tổ chức mà họ cùng thỏa thuận lập ra phụ trách việc liên doanh, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm


    C. Loại thư tín dụng mà khi người xuất khẩu nhận được L/C mở cho mình thì dùng chính thư tín dụng này đem thế chấp để mở một thư tín dụng khác cho người khác hưởng lợi. Tổng số tiền của L/C sau phải nhỏ hơn L/C mở trước


    D. Loại thư tín dụng mà khi người xuất khẩu nhận được L/C mở cho mình thì dùng khoản tiền khác của mình chuyển vào ngân hàng để mở ngay một thư tín dụng khác mua hàng của người mở L/C, có tổng số tiền tương đương


ZUNIA9