320 câu trắc nghiệm môn Luật hiến pháp
tracnghiem.net chia sẻ 320 Câu trắc nghiệm môn Luật Hiến pháp (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Nội dung gồm những vấn đề cơ bản nhất của ngành Luật Hiến pháp như đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, lịch sử lập hiến Việt Nam, về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hoá xã hội, chính sách an ninh quốc phòng, quyền và nghĩa vụ của công dân,…được quy định trong Hiến pháp Việt Nam. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo báo cáo của Bộ Công thương là hàng năm Nhà nước phải chịu lỗ hàng ngàn tỉ đồng trong việc kinh doanh điện nhưng Nhà nước không tăng giá điện. Điều này thể hiện chính sách gì trong chế độ kinh tế?
A. Chính sách phát triển nền kinh tế
B. Chính sách phân phối
C. Chính sách tiêu dùng
D. Chính sách quản lý nền kinh tế
-
Câu 2:
Chính phủ xác định:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 là 6,5 %.
- Xuất khẩu gạo đạt 7 triệu tấn.
- Xuất khẩu dệt may đạt 3 tỉ USD.
Hãy cho biết việc xác định trên của Chính phủ đã thể hiện hình thức nào trong chính sách quản lý nền kinh tế của Nhà nước ta?
A. Quản lý bằng pháp luật
B. Quản lý bằng phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý Nhà nước giữa các ngành các cấp
C. Quản lý bằng kế hoạch
D. Quản lý bằng cách kết hợp lợi ích của cá nhân, của tập thể với lợi ích của Nhà nước
-
Câu 3:
Đối với công dân Việt Nam thì bảo vệ tổ quốc là:
A. Nghĩa vụ
B. Quyền
C. Quyền và nghĩa vụ
D. Tất cả đều sai
-
Câu 4:
Trong các bản Hiến pháp thì bản Hiến pháp nào đặt nghĩa vụ công dân lên trước quyền công dân?
A. Hiến pháp 1946
B. Hiến pháp 1959
C. Hiến pháp 1980
D. Hiến pháp 1992
-
Câu 5:
Trong các bản Hiến pháp thì bản Hiến pháp nào có những quy định không mang tính hiện thực?
A. Hiến pháp 1946
B. Hiến pháp 1959
C. Hiến pháp 1980
D. Hiến pháp 1992
-
Câu 6:
Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Quyền con người có tính giai cấp
B. Quyền công dân và quyền con người không có mối liên hệ với nhau
C. Quyền công dân có tính giai cấp
D. Tất cả nhận định trên đều sai
-
Câu 7:
Hãy cho biết trong các quyền công dân sau đây theo quy đinh của Hiến pháp 1992 thì quyền nào chưa thể thực hiện được trên thực tế?
A. Quyền học tập
B. Quyền tham gia quản lý nhà nước
C. Quyền bãi nhiệm đại biểu Quốc hội
D. Quyền ứng cử đại biểu Quốc hội
-
Câu 8:
Hiện nay nước ta có bao nhiêu cấp hành chính?
A. 2 cấp
B. 3 cấp
C. 4 cấp
D. 5 cấp
-
Câu 9:
Đơn vị hành chính nào sau đây tương đương với quận?
A. Thị trấn
B. Thành phố trực thuộc trung ương
C. Phường
D. Thị xã
-
Câu 10:
Giả sử chúng ta muốn nhập xã Vĩnh Lợi thuộc huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long vào thị trấn Tân Quới thuộc huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long thì cơ quan nào có thẩm quyền nhập?
A. Ủy ban nhân dân huyện Bình Tân
B. Ủy ban nhân dân tỉnh Vỉnh Long
C. Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long
D. Chính phủ
-
Câu 11:
Bộ là một cấp hành chính được quy định ở bản Hiến pháp nào?
A. Hiến pháp 1946
B. Hiến pháp 1959
C. Hiến pháp 1980
D. Hiến pháp 1992
-
Câu 12:
Cấp hành chính thấp nhất ở nước ta hiện nay là cấp:
A. Tỉnh
B. Huyện
C. Xã
D. Ấp
-
Câu 13:
Chọn đáp án đúng?
A. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất , bao gồm đất liền, vùng biển và vùng trời.
B. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền , bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
C. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
-
Câu 14:
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:
A. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
B. Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
C. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
-
Câu 15:
Chọn đáp án nào dưới đây đúng?
A. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân chia, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
B. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
C. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
-
Câu 16:
Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng:
A. Dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.
B. Dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ gián tiếp thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.
C. Dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan nhà nước khác của Nhà nước.
-
Câu 17:
Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc:
A. bình đẳng, phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
B. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
C. trực tiếp, phổ thông, bình đẳng và bỏ phiếu kín.
-
Câu 18:
Chọn đáp án đúng dưới đây?
A. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân.
B. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân dân miễn nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân.
C. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân dân cách chức khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân.
-
Câu 19:
Hãy chọn đáp án đúng?
A. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
B. Quyền con người chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
C. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
-
Câu 20:
Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp:
A. phạm tội quả tang
B. phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
C. phạm tội phản bội tổ quốc
-
Câu 21:
Chọn đáp án đúng dưới đây:
A. Công dân từ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và từ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
B. Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
C. Công dân từ đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và từ đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
-
Câu 22:
Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
A. 17
B. 18
C. 19
D. 20
-
Câu 23:
Theo Hiến pháp 2013 thì tội nào là nặng nhất:
A. Tội giết người
B. Tội đầu hàng giặc
C. Tội phản bội tổ quốc
-
Câu 24:
Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của:
A. Lực lượng vũ trang
B. Toàn dân
C. Quân đội
-
Câu 25:
Cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân là:
A. Quốc hội
B. Chính phủ
C. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam