320 câu trắc nghiệm môn Luật hiến pháp
tracnghiem.net chia sẻ 320 Câu trắc nghiệm môn Luật Hiến pháp (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Nội dung gồm những vấn đề cơ bản nhất của ngành Luật Hiến pháp như đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, lịch sử lập hiến Việt Nam, về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hoá xã hội, chính sách an ninh quốc phòng, quyền và nghĩa vụ của công dân,…được quy định trong Hiến pháp Việt Nam. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Hình thức sở hữu nào giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta?
A. Sở hữu nhà nước
B. Sở hữu tập thể
C. Sở hữu tư nhân
D. Không có hình thức sở hữu nào giữ vai trò chủ đạo
-
Câu 2:
Hiến pháp ra đời khi cuộc cách mạng tư sản không dành được thắng lợi hoàn toàn nhằm mục đích gì?
A. Ghi nhận việc tổ chức một nhà nước kiểu mới không có vua.
B. Ghi nhận việc hạn chế quyền của nhà vua.
C. Ghi nhận thắng lợi của cuộc cách mạng vô sản.
D. Ghi nhận sự thất bại của cuộc cách mạng tư sản.
-
Câu 3:
Bối cảnh ban hành Hiến pháp 1980 không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Thực hiện cuộc cách mạng triệt để theo mô hình CNXH ở Xô Viết.
B. Cả nước cùng xây dựng CNXH.
C. Đất nước vừa trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp.
D. Cả hai miền Nam, Bắc vừa được thống nhất.
-
Câu 4:
Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của:
A. Lực lượng vũ trang
B. Toàn dân
C. Quân đội
-
Câu 5:
Theo Hiến pháp năm 2013, ai có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam?
A. Chủ tịch nước
B. Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam
C. Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam
D. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
-
Câu 6:
Hiến pháp năm 2013 quy định tổ chức nào không phải là tổ chức chính trị – xã hội?
A. Hội nông dân Việt Nam
B. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
C. Hội chữ thập đỏ Việt Nam
D. Công đoàn Việt Nam
-
Câu 7:
Theo Hiến pháp năm 2013, quyền bầu cử, ứng cử vào Quốc hội Hội đồng nhân dân là?
A. Quyền của mọi công dân.
B. Chỉ đối với công dân từ 18 tuổi trở lên và từ 21 tuổi trở lên.
C. Chỉ đối với công dân đủ 18 tuổi trở lên và đủ 21 tuổi trở lên
-
Câu 8:
Hiến pháp năm 2013 quy định Quốc hội thực hiện quyền nào?
A. Lập hiến, lập pháp
B. Ban hành pháp lệnh
C. Ban hành nghị định
D. Ban hành thông tư
-
Câu 9:
Trường hợp nào sau đây bị mất quốc tịch Việt Nam:
A. Được thôi quốc tịch Việt Nam.
B. Bị tước quốc tịch Việt Nam.
C. Theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
D. Tất cả các trường hợp trên
-
Câu 10:
Bối cảnh ban hành Hiến pháp 1980 không có đặc điểm nào?
A. Thừa nhận sự tồn tại của nhiều Đảng phái khác nhau.
B. Thực hiện cuộc cách mạng triệt để theo mô hình CNXH ở Xô Viết.
C. Cả nước cùng xây dựng CNXH.
D. Cả hai miền Nam, Bắc vừa được thống nhất.
-
Câu 11:
Trong hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay, Hiến pháp năm 2013 giữ vị trí, vai trò gì?
A. Luật cơ bản của Nhà nước
B. Pháp luật cơ bản của Nhà nước
C. Cả hai phương án trên
-
Câu 12:
Viện Kiển sát nhân dân thực hiện quyền gì?
A. Quyền công tố.
B. Quyền kiểm sát hoạt động tư pháp.
C. Cả 2 quyền trên.
D. Cả 2 quyền trên đều sai
-
Câu 13:
Chức danh Bộ trưởng hiện nay có bắt buộc phải là đại biểu Quốc hội hay không?
A. Không bắt buộc
B. Bắt buộc
C. Chỉ bắt buộc đối với một số bộ quan trọng của Chính phủ
-
Câu 14:
Ở nước ta, Nhân dân trực tiếp bầu ra các cơ quan nào sau đây?
A. Quốc hội và Hội đồng nhân dân
B. Quốc hội và Chính phủ
C. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
-
Câu 15:
Trong các bản Hiến pháp sau đây, bản Hiến pháp nào chưa được Chủ tịch nước công bố?
A. Hiến pháp năm 1946
B. Hiến pháp năm 1959
C. Hiến pháp năm 1980
-
Câu 16:
Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, học tập là quyền của công dân.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Theo Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước là người đứng đầu ………, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
A. Tòa án
B. Chính phủ
C. Nhà nước
D. Quốc Hội
-
Câu 18:
Quốc hội quyết định việc sửa đổi Hiến pháp khi nào?
A. Có yêu cầu của Chính phủ.
B. Có yêu cầu của Nhân dân.
C. Có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành
-
Câu 19:
Hiện nay nước ta có bao nhiêu cấp hành chính?
A. 2 cấp
B. 3 cấp
C. 4 cấp
D. 5 cấp
-
Câu 20:
Quyền con người, quyền công dân được Nhà nước bảo vệ. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm đến cái gì?
A. Lợi ích quốc gia, dân tộc
B. Quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
C. Cả hai phương án trên
-
Câu 21:
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:
A. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
B. Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
C. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
-
Câu 22:
Đất đai là tài sản công, do Nhà nước thống nhất quản lý. Tuy nhiên, Nhà nước công nhận cho tổ chức, cá nhân có quyền gì?
A. Được công nhận quyền sử dụng đất
B. Được chuyển nhượng quyền sử dụng đất
C. Cả hai phương án trên
-
Câu 23:
Theo Hiến pháp năm 2013, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan nào?
A. Mặt trận tổ quốc Việt Nam
B. Tòa án nhân dân tối cao
C. Viện kiểm sát nhân dân tối cao
D. Chính phủ
-
Câu 24:
Bối cảnh ban hành Hiến pháp 1946 có những đặc điểm gì?
A. Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa mới được thành lập.
B. Chính quyền cách mạng còn yếu, phải đương đầu với nhiều thế lực thù địch trong và ngoài nước.
C. Lực lượng cách mạng phải nhượng bộ để nhanh chóng ban hành được Hiến pháp.
D. Cả a, b, c đúng.
-
Câu 25:
Hiến pháp năm 2013 bảo đảm cho mọi người có quyền nào sau đây?
A. Có quyền sống
B. Có quyền được sống
C. Có quyền sống và quyền được sống