360 câu trắc nghiệm Luật lao động

Với hơn 360 câu trắc nghiệm môn Luật lao động (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!

359 câu
1166 lượt thi

Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/25 phút)

Chọn phần

ATNETWORK
  • Câu 1:

    Cách thức giải quyết tranh chấp lao động:


    A. Hai bên tự dàn xếp, thương lượng trực tiếp, thông qua trọng tài hoà giải


    B. Thương lượng trực tiếp, thông qua trọng tài hoà giải, tham gia của công đoàn


    C. Thương lượng trực tiếp, tham gia của công đoàn, thông qua trọng tài hoà giải


    D. Thương lượng trực tiếp, tham gia của công đoàn, công khai, khách quan, kịp thời, thông qua trọng tài hoà giải


  • YOMEDIA
  • Câu 2:

    Có mấy loại tranh chấp lao động?


    A. Tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa chủ và thợ


    B. Tranh chấp giữa chủ và thợ, giữa công đoàn với chủ


    C. Tranh chấp giữa công đoàn với người sử dụng lao động, giữa chủ và thợ


    D. Tranh chấp giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao động, giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động


  • Câu 3:

    Tranh chấp lao động là những tranh chấp:


    A. Giữa chủ và thợ về tất cả những điều khoản đã ký trong hợp đồng lao động


    B. Giữa chủ và thợ liên quan đến các quyền lợi, nghĩa vụ của hai bên


    C. Về việc làm, tiền lương, thu nhập, các điều kiện lao động, thực hiện hợp đồng lao động


    D. Về việc làm, tiền lương, thu nhập, các điều kiện lao động khác, về học nghề, thực hiện hợp đồng lao động và thoả ước tập thể


  • ADMICRO
  • Câu 4:

    Nguồn thu của quỹ bảo hiểm xã hội:


    A. Người lao động đóng 5% tiền lương, người sử dụng lao động đóng 15% tổng quỹ lương, ngân sách Nhà nước, các nguồn thu khác


    B. Người lao động đóng tối đa 5% tiền lương, người sử dụng lao động đóng 15% tổng quỹ lương, ngân sách Nhà nước, các nguồn thu khác


    C. Người lao động đóng 5% tiền lương, người sử dụng lao động đóng tối đa 15% các nguồn thu khác


    D. Người lao động đóng 5% tiền lương, người sử dụng lao động đóng 15%, ngân sách Nhà nước, các nguồn thu khác


  • Câu 5:

    Các chế độ bảo hiểm xã hội hiện hành?


    A. Ốm đau, tai nạn lao động, nghỉ mất sức, thai sản, hưu trí, tử tuất


    B. Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, nghỉ mát


    C. Nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ mát, tai nạn lao động, nghỉ hưu


    D. Ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí, tử tuất


  • Câu 6:

    Bảo hiểm xã hội gồm mấy loại?


    A. Loại bắt buộc áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp sử dụng 10 lao động trở lên, loại không bắt buộc áp dụng cho các doanh nghiệp từ 10 lao động trở xuống


    B. Loại bắt buộc và loại không bắt buộC. Đối với loại bắt buộc thì người sử dụng lao động và người lao động đều phải đóng bảo hiểm


    C. Loại bắt buộc và loại không bắt buộC. Đối với loại không bắt buộc thì người lao động tự lo về bảo hiểm


    D. Loại bắt buộc, có 10 lao động trở lên thì người sử dụng lao động, người lao động phải đóng bảo hiểm. Loại không bắt buộc, có 10 lao động trở xuống thì bảo hiểm được tính vào lương, do người lao động tự lo


  • Câu 7:

    Thủ tục xem xét kỷ luật lao động:


    A. Phải ghi thành văn bản, có đại diện công đoàn và cơ quan thương binh xã hội tham dự


    B. Phải ghi thành văn bản, có đại diện công đoàn tham dự và sự có mặt của đương sự


    C. Phải ghi thành văn bản, có mặt đương sự, đại diện công đoàn và cơ quan thương binh xã hội tham dự


    D. Phải có mặt đương sự, đại diện công đoàn, đại diện cơ quan thương binh xã hội tham dự


  • ZUNIA12
  • Câu 8:

    Các hình thức kỷ luật về vi phạm nội quy lao động:


    A. Sa thải, khiển trách, cảnh cáo, chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn


    B. Sa thả, khiển trách, phê bình cảnh cáo, hạ mức lương


    C. Sa thải, khiển trách. Chuyển làm công việc có mức lương thấp hơn tối đa 6 tháng


    D. Sa thải, cảnh cáo, phê bình. Chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn không quá 6 tháng


  • Câu 9:

    Nội dung chủ yếu của Nội quy lao động:


    A. Thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi, trật tự trong doanh nghiệp, an toàn nơi làm việc, vệ sinh nơi làm việc, bảo vệ tài sản, bí mật kinh doanh, các hành vi vi phạm nội quy và hình thức xử lý


    B. Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, trật tự, vệ sinh nơi làm việc, bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, các hành vi vi phạm nội quy và hình thức xử lý


    C. Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, trật tự, vệ sinh nơi làm việc, bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, các hành vi vi phạm nội quy và hình thức xử lý vi phạm


    D. Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, trật tự, bí mật kinh doanh, vệ sinh nơi làm việc, xử lý khi có vi phạm nội quy


  • Câu 10:

    Luật lao động quy định về thời giờ làm việc của người lao động:


    A. Trong điều kiện lao động bình thường 8 giờ 1 ngày, điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm 6 đến 7 giờ một ngày, hai bên có thể thỏa thuận làm thêm giờ


    B. Trong điều kiện lao động bình thường 8 giờ 1 ngày, điều kiện nặng nhọc 6 đến 7 giờ một ngày, hai bên có thể thoả thuận làm thêm giờ nhưng không quá 200 giờ một năm


    C. Trong điều kiện độc hại từ 6 đến 7 giờ một ngày, điều kiện bình thường 8 giờ 1 ngày, điều kiện khác thì hai bên có thể thỏa thuận nhưng không quá 200 giờ


    D. Trong điều kiện lao động bình thường 8 giờ 1 ngày, điều kiện nguy hiểm 6 đến 7 giờ một ngày, điều kiện khác thì hai bên thỏa thuận


  • Câu 11:

    Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương thế nào?


    A. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ lương, nếu do lỗi của người lao động thì hai bên thỏa thuận


    B. Nếu do lỗi của người lao động thì người lao động không được trả lương, nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ lương, do khách quan được trả lương


    C. Nếu do lỗi của người lao động thì người lao động không được trả lương, do lỗi của người sử dụng lao động thì được trả đủ lương, do khách quan (mất điện, nước…..) thì hai bên thỏa thuận


    D. Nếu do sự cố điện nước hoặc các nguyên nhân bất khả kháng thì hai bên thương lượng, nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ lương


  • Câu 12:

    Nội dung chủ yếu của một bản thoả ước lao động tập thể:


    A. Việc làm, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, định mức lao động, bảo hiểm xã hội, an toàn, vệ sinh lao động


    B. Việc làm, phúc lợi tập thể, ăn giữa ca, tiền lương, thời giờ làm việc, bảo hiểm xã hội, giải quyết tranh chấp lao động


    C. Việc làm, thời giờ làm việc, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm, ăn giữa ca, phúc lợi tập thể, nghỉ ngơi


    D. Việc làm, thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm, phúc lợi tập thể


  • Câu 13:

    Thoả ước lao động tập thể là một văn bản:


    A. Ký kết giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động về các quyền và nghĩa vụ qua lại giữa hai bên về các quan hệ lao động


    B. Ký kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng giữa công đoàn với người sử dụng lao động về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ lao động


    C. Ký kết giữa hai bên về các điều kiện lao động và các quyền, nghĩa vụ qua lại


    D. Thoả thuận trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động về các điều kiện lao động, quyền lợi và nghĩa vụ hai bên trong quan hệ lao động


  • Câu 14:

    Theo quy định của pháp luật lao động, tuổi lao động là bao nhiêu?


    A. Ít nhất đủ 15 tuổi 


    B. Ít nhất đủ 16 tuổi


    C. Ít nhất đủ 17 tuổi


    D. Ít nhất đủ 18 tuổi


  • Câu 15:

    Theo quy định của pháp luật lao động, người lao động có nghĩa vụ như thế nào?


    A. Có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể


    B. Có nghĩa vụ chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động và tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động


    C. Có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể; chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động và tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động


    D. Có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể; Có nghĩa vụ chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động


  • Câu 16:

    Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo đúng quy định, được hưởng tiền lương, tiền công của những ngày làm việc đó như thế nào?


    A. Chỉ hưởng lương thai sản do BHXH chi trả


    B. Chỉ được hưởng tiền lương của những ngày làm việc


    C. Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội


    D. Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ được hưởng thêm 02 tháng lương cơ bản


  • Câu 17:

    Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì các lý do nào sau đây?


    A. Lao động nữ bị tạm giữ, tạm giam, nuôi con dưới 12 tháng tuổi


    B. Lao động nữ mang thai, kết hôn, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 10 tháng tuổi 


    C. Lao động nữ kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản


    D. Lao động nữ kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi


  • Câu 18:

    Cấm sử dụng người tàn tật làm thêm giờ, làm việc ban đêm trong trường hợp nào?


    A. Người tàn tật đã bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên


    B. Người tàn tật bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên


    C. Người tàn tật bị suy giảm khả năng lao động từ 71% trở lên


  • Câu 19:

    Tranh chấp lao động được giải quyết theo những nguyên tắc nào?


    A. Thương lượng trực tiếp, tự dàn xếp và tự quyết định của hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp


    B. Thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật.


    C. Giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật; có sự tham gia của đại diện người lao động và đại diện người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp


    D. Tất cả các nguyên tắc trên


  • Câu 20:

    Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, hai bên tranh chấp có quyền gì?


    A. Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình tham gia quá trình giải quyết tranh chấp


    B. Rút đơn hoặc thay đổi nội dung tranh chấ


    C. Yêu cầu thay người trực tiếp tiến hành giải quyết tranh chấp, nếu có lý do chính đáng cho rằng người đó không thể bảo đảm tính khách quan, công bằng trong việc giải quyết tranh chấp


    D. Tất cả các quyền trên


  • Câu 21:

    Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, hai bên tranh chấp có nghĩa vụ gì?


    A. Cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động


    B. Nghiêm chỉnh chấp hành các thỏa thuận đã đạt được, biên bản hoà giải thành, quyết định đã có hiệu lực của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động, bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân


    C. Tất cả các nghĩa vụ trên


  • Câu 22:

    Hội đồng trọng tài lao động do cơ quan nào thành lập?


    A. Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập


    B. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập


    C. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành lập


  • Câu 23:

    Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân?


    A. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động


    B. Toà án nhân dân


    C. Cả A và B đều đúng


  • Câu 24:

    Những tranh chấp lao động cá nhân nào do Tòa án nhân dân giải quyết mà không bắt buộc phải qua hoà giải tại cơ sở:


    A. Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động


    B. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động


    C. Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động


    D. Cả ba trường hợp trên


  • Câu 25:

    Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định như thế nào?


    A. Sáu tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm


    B. Một năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm


    C. Ba năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm


ZUNIA9