360 câu trắc nghiệm Luật lao động
Với hơn 360 câu trắc nghiệm môn Luật lao động (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/25 phút)
-
Câu 1:
Thế nào là tai nạn lao động?
A. Tai nạn gây tổn thương cho cơ thể hoặc chết người, xảy ra trong quá trình người lao động đang thực hiện công việc lao động do người sử dụng lao động giao.
B. Tai nạn gay tổn thương cho các bộ phận của người lao động, xảy ra trong quá trình người lao động thực hiện các nhiệm vụ lao động cho người sử dụng lao động giao trách nhiệm
C. Tai nạn gây tổn thương cho cơ thể của người lao động, xảy ra trong quá trình thực hiện công việc lao động do pháp luật lao động quy định
D. Tai nạn gây tổn thương cho người lao động hoặc làm cho người lao động bị chết, do thực hiện các nhiệm vụ của doanh nghiệp
-
Câu 2:
Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp nào sau đây?
A. Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
B. Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
C. Người lao động nữ cao tuổi
D. Đang bị xử lý kỷ luật
-
Câu 3:
Thời giờ làm thêm trong một năm không quá:
A. 200 giờ/năm
B. 250 giờ/năm
C. 300 giờ/năm
D. 400 giờ/năm
-
Câu 4:
Tiền lương là gì?
A. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận
B. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác
C. Cả A và B đúng
-
Câu 5:
Hợp đồng lao động có hiệu lực khi nào?
A. Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày các bên giao kết trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác
B. Kể từ ngày hai bên thoả thuận
C. Kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 6:
Tai nạn lao động là gì?
A. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động
B. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động – Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc
C. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động – Quy định này chỉ áp dụng đối với người lao động
-
Câu 7:
Người lao động có quyền nào dưới đây:
A. Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc
B. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
C. Đình công
D. Tất cả đáp án trên
-
Câu 8:
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là?
A. Hành vi có tính chất tình dục của người sử dụng lao động đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận
B. Hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận
C. Hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người lao động tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận
-
Câu 9:
Cơ quan nào có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công?
A. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi diễn ra cuộc đình công
B. Liên đoàn lao động cấp tỉnh nơi diễn ra cuộc đình công
C. Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra cuộc đình công
-
Câu 10:
Loại hợp đồng nào dưới đây không áp dụng thời gian thử việc?
A. Hợp đồng lao động có xác định thời hạn
B. Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
C. Hợp đồng lao động mùa vụ
D. Cả A, B và C đều sai
-
Câu 11:
Từ năm 2021 trở đi đến năm 2028, tuổi về hưu của người lao động nam tăng mỗi năm mấy tháng?
A. 01 tháng
B. 02 tháng
C. 03 tháng
D. 04 tháng
-
Câu 12:
Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương thì được trả lương như thế nào?
A. Ít nhất bằng 150% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm
B. Ít nhất bằng 200% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm
C. Ít nhất bằng 300% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm
-
Câu 13:
Trong những trường hợp sau, trường hợp nào là đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động?
A. Người lao động bị kết án tù giam
B. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam
C. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 14:
Hợp đồng lao động và hợp đồng dân sự khác nhau thế nào?
A. Chủ thể của Hợp đồng lao động là chủ và thợ, nội dung là công ăn việc làm và tiền lương. Chủ thể của hợp đồng dân sự là cá nhân, các pháp nhân. Nội dung là các quan hệ tài sản và nhân thân phi tài sản
B. Chủ thể của Hợp đồng lao động là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp táC. Nội dung hợp đồng là quan hệ kinh doanh. Chủ thể của hợp đồng lao động là chủ và thợ, nội dung là công ăn việc làm và tiền lương
C. Chủ thể của Hợp đồng lao động là chủ và thợ, nội dung của hợp đồng là việc làm, tiền lương. Chủ thể của hợp đồng dân sự là cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình. Nội dung hợp đồng là quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phi tài sản
D. Chủ thể của Hợp đồng lao động là chủ, thợ, công đoàn, đại diện người lao động. Quan hệ của hợp đồng lao động là việc làm, tiền lương. Chủ thể hợp đồng dân sự là cá nhân, pháp nhân, nội dung là quan hệ tài sản
-
Câu 15:
Tranh chấp lao động là những tranh chấp:
A. Giữa chủ và thợ về tất cả những điều khoản đã ký trong hợp đồng lao động
B. Giữa chủ và thợ liên quan đến các quyền lợi, nghĩa vụ của hai bên
C. Về việc làm, tiền lương, thu nhập, các điều kiện lao động, thực hiện hợp đồng lao động
D. Về việc làm, tiền lương, thu nhập, các điều kiện lao động khác, về học nghề, thực hiện hợp đồng lao động và thoả ước tập thể
-
Câu 16:
Việc hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được quy định như thế nào?
A. Mỗi bên có thể hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước – Khi hết thời hạn báo trước, mỗi bên đều có quyền chấm dứt hợp đồng lao động
B. Mỗi bên đều có quyền huỷ bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước nhưng phải thông báo bằng văn bản và phải được bên kia đồng ý
C. Mỗi bên đều có quyền huỷ bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước nhưng phải thông báo bằng văn bản
-
Câu 17:
Trong trường hợp thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ, người sử dụng lao động có quyền cho những người lao động làm việc trong doanh nghiệp dưới 12 tháng thôi việc
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Trong trường hợp công việc phù hợp với cả nam và nữ và họ đều có đủ tiêu chuẩn tuyển chọn thì người sử dụng lao động phải ưu tiên tuyển dụng người nào?
A. Người nhiều tuổi hơn
B. Người lao động nữ
C. Người lao động nam
D. Người đưa ra mức lương thấp hơn
-
Câu 19:
Theo quy định của Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì người lao động có những quyền nào sau đây? (Đánh dấu những đáp án cho là đúng)
A. Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử
B. Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động
C. Cả 2 đáp án trên
-
Câu 20:
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
A. Xét xử sơ thẩm các tranh chấp lao động tập thể, các vụ đình công
B. Xét xử sơ thẩm các vụ đình công, các vụ tranh chấp lao động đã hoà giải mà không thành
C. Xét xử sơ thẩm các tranh chấp lao động tập thể, đã hoà giải qua hội đồng hòa giải cơ sở mà không thành
D. Xét xử sơ thẩm các vụ đình công, các tranh chấp lao động tập thể đã hoà giải tại hội đồng hoà giải tỉnh mà không thành
-
Câu 21:
Hợp đồng lao động và hợp đồng dân sự khác nhau thế nào?
A. Chủ thể của Hợp đồng lao động là chủ và thợ, nội dung là công ăn việc làm và tiền lương. Chủ thể của hợp đồng dân sự là cá nhân, các pháp nhân. Nội dung là các quan hệ tài sản và nhân thân phi tài sản
B. Chủ thể của Hợp đồng lao động là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp táC. Nội dung hợp đồng là quan hệ kinh doanh. Chủ thể của hợp đồng lao động là chủ và thợ, nội dung là công ăn việc làm và tiền lương
C. Chủ thể của Hợp đồng lao động là chủ và thợ, nội dung của hợp đồng là việc làm, tiền lương. Chủ thể của hợp đồng dân sự là cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình. Nội dung hợp đồng là quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phi tài sản
D. Chủ thể của Hợp đồng lao động là chủ, thợ, công đoàn, đại diện người lao động. Quan hệ của hợp đồng lao động là việc làm, tiền lương. Chủ thể hợp đồng dân sự là cá nhân, pháp nhân, nội dung là quan hệ tài sản
-
Câu 22:
Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động là gì?
A. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động
B. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động
C. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 23:
Theo Bộ luật Lao động thì lao động chưa thành niên là?
A. Người lao động dưới 18 tuổi
B. Người lao động dưới 16 tuổi
C. Người lao động dưới 15 tuổi
D. Cả A, B và C đều sai
-
Câu 24:
Hợp đồng lao động có thời hạn 1 năm trở lên phải lập bằng văn bản
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Cơ quan nào có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu?
A. Toà án nhân dân
B. Thanh tra lao động
C. UBND Quận, Huyện
D. Cả A và B đều đúng