500 câu trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt Nam là môn học cung cấp cho các bạn những kiến thức đại cương về văn hóa và các yếu tố văn hoá Việt Nam trong quá trình phát triển mấy nghìn năm lịch sử. Nhằm giúp cho các bạn có thêm nhiều kiến thức phục vụ cho nhu cầu học tập và ôn thi, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bộ đề thi trắc nghiệm môn "Cơ sở văn hóa Việt Nam" dưới đây. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Gia đình người Việt, trong đại đa số trường hợp là:
A. Gia đình lớn
B. Gia đình phi hạt nhân
C. Gia đình nhỏ
D. Gia đình hạt nhân
-
Câu 2:
Hai tính trội của văn hóa Việt Nam truyền thống:
A. Nhiệt và gió mùa
B. Nhiệt và ẩm
C. Thực vật, động vật rất phong phú và đa dạng
D. Tính sông nước và thực vật
-
Câu 3:
Mô hình bữa ăn (bữa cơm) của người Việt (theo quan điểm của GS. Trần Quốc Vượng) là:
A. Cơm - thịt - cá
B. Cơm - rau - cá
C. Cơm - rau - thịt - cá
D. Cơm - rau - thịt
-
Câu 4:
Môi trường xã hội hóa đầu tiên và quan trọng bậc nhất của mỗi cá nhân là:
A. Nhà trường
B. Nhóm thành viên
C. Gia đình
D. Thông tin đại chúng
-
Câu 5:
Theo quan điểm của GS. Trần Quốc Vượng, làng là đơn vị cư trú cơ bản của nông thôn Việt Nam được tổ chức dựa vào hai nguyên tắc chủ yếu:
A. Cội nguồn và theo đơn vị hành chính
B. Cội nguồn và cùng lợi ích
C. Cùng chỗ và cùng lợi ích
D. Cội nguồn và cùng chỗ
-
Câu 6:
Khi nói về văn hóa làng và làng văn hóa, một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra đặc trưng làng Việt Nam là:
A. Ý thức cộng đồng
B. Ý thức tự quản
C. Nét độc đáo riêng của mỗi làng trong tập quán, nếp sống, giọng nói, cách ứng xử...
D. Tất cả các phương án.
-
Câu 7:
"... là khả năng truyền lại di sản của thế hệ này cho thế hệ sau - di truyền xã hội, di truyền văn hóa."
A. Tính sử
B. Quá trình hai mặt
C. Tính toàn cầu
D. Tính sử và tính toàn cầu
-
Câu 8:
Xét về mặt chức năng, đô thị Việt Nam truyền thống có đặc điểm là:
A. Đô thị Việt Nam trước hết là trung tâm văn hóa rồi từ đó mới là kinh tế và chính trị.
B. Đô thị Việt Nam là trung tâm kinh tế, văn hoá.
C. Đô thị Việt Nam trước hết là trung tâm chính trị, rồi từ đó mới là kinh tế và văn hoá.
D. Đô thị Việt Nam trước hết là trung tâm kinh tế rồi từ đó mới là chính trị và văn hoá.
-
Câu 9:
"... là khả năng con người biết đến những nền văn hóa khác, học hỏi những thứ tiếng khác, gặp gỡ những hình thức của nghệ thuật hay chính trị so với hình thức của mình và qua đó nhận biết được những con người khác bất kể thuộc nền văn hóa nào như những đồng loại của mình."
A. Quá trình hai mặt
B. Tính toàn cầu
C. Tính sử và tính toàn cầu
D. Tính sử
-
Câu 10:
Văn hóa ăn, mặc, ở, đi lại và tín ngưỡng thuộc thành tố văn hóa nào trong cấu trúc văn hóa theo quan điểm của GS. Trần Quốc Vượng?
A. Văn hóa sinh hoạt
B. Văn hóa vũ trang
C. Văn hóa sản xuất
D. Tất cả các đáp án.
-
Câu 11:
"Mức tiêu thụ năng lượng tăng gấp đôi tỉ lệ tăng dân số. Chu trình sinh địa hóa ở nhiều vùng không con nguyên vẹn nữa. Thế cân bằng đã bị phá vỡ ở nhiều nơi trên trái đất" là đặc điểm của giai đoạn sinh thái nào?
A. Giai đoạn nông nghiệp sơ khai
B. Giai đoạn đầu đô thị
C. Giai đoạn thu lượm
D. Giai đoạn công nghiệp hiện đại
-
Câu 12:
Hằng số tự nhiên Việt Nam là gì?
A. Nhiệt - ẩm - gió mùa
B. Lạnh - khô - gió mùa
C. Nhiệt - khô - gió mùa
-
Câu 13:
Địa hình Việt Nam từ góc độ địa lí - văn hóa:
A. Dài Bắc - Nam, hẹp Tây - Đông, núi rừng chiếm 2/3 diện tích, đồng bằng chiếm 1/3 diện tích, sông ngòi nhiều và phân bố đều khắp.
B. Dài Bắc - Nam
C. Núi đồi chiếm 2/3 diện tích
D. Hẹp Tây - Đông
-
Câu 14:
Cho đến thế kỉ thứ XVI, Đại Việt chỉ có một đô thị, một trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa là:
A. Hội An
B. Phố Hiến
C. Thanh Hà
D. Thăng Long (Kẻ Chợ)
-
Câu 15:
Chiến lược thích nghi với tự nhiên của con người được hiểu là:
A. Buộc tự nhiên không còn như cũ nữa
B. Những biện pháp kĩ thuật khác nhau để thích nghi, biến đổi tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ con người.
C. Biến đổi tự nhiên
D. Bắt tự nhiên phục vụ con người
-
Câu 16:
Giai đoạn giao lưu văn hóa nào ảnh hưởng sâu đậm đến văn hóa Việt Nam với trạng thái tiếp xúc một cách tự nhiên, tự nguyện?
A. Giao lưu với văn hóa Đông Nam Á
B. Giao lưu với văn hóa Ấn Độ
C. Giao lưu với văn hóa phương Tây
D. Giao lưu với văn hóa Trung hoa
-
Câu 17:
Chữ Quốc ngữ được mở rộng phạm vi sử dụng từ chỗ là loại chữ viết dùng trong nội bộ một tôn giáo sang được dùng như chữ viết của một nền văn hóa thuộc giai đoạn giao lưu với văn hóa nào?
A. Văn hóa Trung Hoa
B. Văn hóa Đông Nam Á
C. Văn hóa Ấn Độ
D. Văn hóa Phương Tây
-
Câu 18:
Nền tảng tạo ra yếu tộ nội sinh trong văn hóa Việt Nam là gì?
A. Văn hóa biển
B. Cơ tầng văn hóa Đông Nam Á
C. Văn hóa núi
D. Văn hóa đồng bằng
-
Câu 19:
Việt Nam là phức thể văn hóa lúa nước với các yếu tố:
A. Văn hóa đồng bằng và văn hóa biển
B. Văn hóa núi, văn hóa đồng bằng và văn hóa biển
C. Văn hóa núi và văn hóa biển
D. Văn hóa núi và văn hóa đồng bằng
-
Câu 20:
Nền văn hóa nào biến mất vào thế kỉ VIII làm cho chúng ta hôm nay khó dựng lại được diện mạo của nó?
A. Văn hóa Đồng Nai
B. Văn hóa Sa Huỳnh
C. Văn hóa Chămpa
D. Văn hóa Óc Eo
-
Câu 21:
Giáo sư Phạm Đức Dương nhận định "Việt Nam là một ........... thu nhỏ".
A. Đông Nam Á
B. Châu Á
C. Phương Nam
D. Phương Tây
-
Câu 22:
Kỹ thuật rèn đúc sắt và gang, kinh nghiệm chất đá làm đê ngăn sóng biển,... là kết quả giao lưu văn hóa Việt Nam với:
A. Đông Nam Á
B. Ấn Độ
C. Phương Tây
D. Trung Hoa
-
Câu 23:
Thời kì Bắc thuộc là cách gọi của các nhà sử học về khoảng thời gian nào?
A. Từ năm 1407 đến 1427
B. Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX
C. Từ thế kỉ I đến thế kỉ X
D. Khoảng 500 năm trước công nguyên
-
Câu 24:
Giai đoạn giao lưu tiếp biến với nền văn hóa nào được đánh giá là rất dài trong nhiều thời kì lịch sử của Việt Nam?
A. Ấn Độ
B. Trung Hoa
C. Đông Nam Á
D. Phương Tây
-
Câu 25:
Thơ mới xuất hiện trong giai đoạn giao lưu với văn hóa nào?
A. Văn hóa Đông Nam Á
B. Văn hóa Ấn Độ
C. Văn hóa Trung Hoa
D. Văn hóa Phương Tây
-
Câu 26:
Biểu tượng cho âm là hình gì?
A. Hình chữ nhật
B. Hình vuông
C. Hình elip
D. Hình tròn
-
Câu 27:
Hành Kim tương sinh với hành nào trong ngũ hành?
A. Hỏa
B. Thủy
C. Thổ
D. Mộc
-
Câu 28:
Muốn xác định tính chất âm dương của một vật, trước hết phải xác định .......... so sánh.
A. Mục đích
B. Đặc điểm
C. Cơ sở
D. Đối tượng
-
Câu 29:
Theo ứng dụng ngũ hành, vật biểu cho phương Bắc của người Việt là con gì?
A. Chim
B. Hổ
C. Rồng
D. Rùa
-
Câu 30:
Lịch thuần dương phát sinh từ vùng văn hóa nào?
A. Trung Quốc
B. Campuchia
C. Ấn Độ
D. Ai Cập