Trắc nghiệm Đại cương Y học lao động
Với hơn 270 câu trắc nghiệm Đại cương Y học lao động (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/25 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tiếng ồn là những âm thanh: (Tìm ý kiến sai ):
A. Có tác dụng kích thích quá mức
B. Xảy ra không đúng lúc, đúng chỗ
C. Cản trở con người ta làm việc và nghỉ ngơi
D. Có cường độ âm bằng 40 dBA
-
Câu 2:
Âm cao tần là những âm được xác định:
A. > 500 Hz
B. >1000 Hz
C. >1500 Hz
D. > 2000 Hz
-
Câu 3:
Tiếng nói bình thường của một người nằm trong khoảng nào sau đây:
A. 64 - 8000 Hz
B. 350 - 4000 Hz
C. 250 - 8000 Hz
D. 64 – 13 000 Hz
-
Câu 4:
Đối với thính giác bình thường, vùng tần số nào dười đây là quan trọng nhất:
A. 16 - 300 Hz
B. 350 - 4000 Hz
C. 300 - 3000 Hz
D. 1000 - 3000 Hz
-
Câu 5:
Ngành nghề hoặc vị trí công tác nào dưới đây có thể làm việc thường xuyên với tiếng ồn lớn:
A. Phân xưởng lên men nhà máy bia
B. Phân xưởng dệt sợi nhà máy dệt
C. Phân xưởng đông lạnh nhà máy chế biến thuỷ sản
D. Phân xưởng nấu chảy thuỷ tinh nhà máy bóng đèn, phích nước
-
Câu 6:
Tìm ra một yếu tố nào sau đây không nằm trong định nghĩa của dBA:
A. Âm thanh theo đơn vị dBA là âm thanh đương lượng
B. Là mức cường độ âm chung của các giải Octave tần số đã được hiệu chỉnh về tần số 1000 Hz
C. Là cường độ âm thanh đo được khi máy đo tiếng ồn bật qua kênh A (line A)
D. Là cường độ âm thanh của tiếng ồn xung
-
Câu 7:
Tiếng ồn không ổn định là tiếng ồn (tìm ý kiến sai):
A. Tiếng ồn xung
B. Tiếng ồn dao động
C. Tiếng ồn ngắt quãng
D. Mức chênh lệch cường độ âm theo thời gian giữa tối đa và tối thiểu < 5 Db
-
Câu 8:
Các yếu tố quyết định tác hại tiếng ồn đối với cơ thể con người là: (Tìm ý kiến sai):
A. Bản chất vật lý tiếng ồn
B. Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn càng dài
C. Tiếng ồn mạnh phát ra ở nơi kín, chật hẹp
D. Người sẵn có bệnh ở cơ quan thính giác
-
Câu 9:
Bản chất vật lý của tiếng ồn là một yếu tố quyết định tác hại của tiếng ồn thể hiện ở chỗ:
A. Tiếng ồn có tần số thấp ít tác hại hơn tiếng ồn có tần số cao
B. Thời gian tác dụng liên tục của tiếng ồn càng lâu, tác hại do tiếng ồn biểu hiện càng rõ và mạnh
C. Tuổi nghề làm việc với tiếng ồn mạnh càng cao, ảnh hưởng của tiếng ồn đối với cơ thể càng rõ và nặng
D. Số giờ hàng ngày phải tiếp xúc với tiếng ồn lớn càng nhiều thì tác hại càng nhiều
-
Câu 10:
Có một yếu tố nào sau đây không thuộc về bản chất vật lý của tiếng ồn:
A. Tiếng ồn có tần số thấp ít tác hại hơn tiếng ồn có tần số cao
B. Tiếng ồn càng có cường độ lớn càng gây hại nhiều
C. Tiếng ồn có kết hợp thêm yếu tố rung chuyển, cộng hưởng thì tác hại càng mạnh
D. Người có sẵn bệnh ở cơ quan thính giác, chịu đựng tiếng ồn kém
-
Câu 11:
Tính chất công tác là một yếu tố quyết định tác hại của tiếng ồn trong lao động, thể hiện ở chỗ:
A. Tiếng ồn có tần số cao ít tác hại hơn tiếng ồn có tần số thấp
B. Tiếng ồn có tần số thấp ít tác hại hơn tiếng ồn có tần số cao
C. Tiếng ồn càng có cường độ lớn càng gây hại nhiều
D. Thời gian tác dụng liên tục của tiếng ồn càng lâu, tác hại do tiếng ồn biểu hiện càng rõ và mạnh
-
Câu 12:
Tiêu chuẩn vệ sinh về mức cho phép của tiếng ồn thường được quy định ở Octave tần số nào: 16 32 64 125 250 500 1000 2000 4000 8 000 16 000
A. 16 đến 2 000Hz
B. 32 đến 4 000Hz
C. 64 đến 8 000Hz
D. 125 đến 16 000 Hz
-
Câu 13:
Có một triệu chứng nào không phải do tác hại toàn thân của tiếng ồn lớn:
A. Có “ tiếng ve, tiếng muỗi kêu trong tai “ sau ngày làm việc
B. Xuất hiện mất ngủ, khó ngủ
C. Trí nhớ giảm, giảm sức tập trung chú ý
D. Khó nghe tiếng tic-tắc của đồng hồ
-
Câu 14:
Tổn thương đặc hiệu trong bệnh điếc nghề nghiệp là:
A. Điếc cả hai tai, điếc dẫn truyền cả khí đạo và cốt đạo
B. Nhức đàu dai dẳng
C. Có dị thanh
D. Chóng mặt, hoa mắt, đánh trống ngực
-
Câu 15:
Yếu tố để chẩn đoán sớm bệnh điếc nghề nghiệp là:
A. Có khuyết chữ V trong thính lực đồ
B. Thời gian tiếp xúc liên tục với tiếng ồn lớn > 6 tháng
C. Điếc rõ rệt cả hai tai
D. Có rách màng nhĩ
-
Câu 16:
Trong các yếu tố nêu ra dưới đây, có yếu tố nào không thuộc yếu tố cần thiết trong chẩn đoán bệnh Điếc nghề nghiệp:
A. Nghề nghiệp thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn > 3 tháng
B. Phải đo thính lực âm toàn bộ các dải tần số
C. Có khuyết chữ V trong thính lực đồ
D. Rách màng nhĩ một hay hai bên
-
Câu 17:
Có một yếu tố nào sau đây không có trong định nghĩa Điếc nghề nghiệp:
A. Do tiếng ồn ở môi trường lao động đạt đến mức gây hại
B. Xuất hiện sau một thời gian dài tiếp xúc với tiếng ồn lớn
C. Gây nên những tổn thương không hồi phục của cơ quan Corti ở tai trong
D. Diễn biến chậm, xuất hiện sau 2 tháng tiếp xúc tiếng ồn lớn
-
Câu 18:
Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện đặc trưng của giai đoạn mệt mỏi thính lực trong Điếc nghề nghiệp:
A. Ngưỡng nghe tăng thêm 30 dB
B. Thính lực có thể hồi phục hoàn toàn nếu chấm dứt tiếp xúc với tiếng ồn
C. Xuất hiện khuyết chữ V thính lực đồ
D. Mất khả năng nghe tiếng tic-tắc đồng hồ
-
Câu 19:
Khuyết chữ V thính lực là khái niệm để chỉ:
A. Sự mất sức nghe tính bằng dB ở tần số 4000 Hz nặng nhất và giảm dần ở các tần số lân cận
B. Thính trường thu hẹp, ngưỡng nghe tăng cao, ngưỡng đau hạ thấp
C. Sự mất sức nghe có xu hướng ngày càng lan rộng
D. Xu hướng mất sức nghe lan rộng, càng xa tần số 4000 Hz càng ít
-
Câu 20:
Tiêu chuẩn chẩn đoán điếc nghề nghiệp là: (Tìm ý kiến sai)
A. Thời gian lao động với tiếng ồn lớn liên tục > 3 tháng
B. Biểu hiện điếc không hồi phục
C. Thính lực đồ có khuyết chữ V ở tần số 4.000Hz
D. Tất cả đều đúng