Trắc nghiệm Đại cương Y học lao động
Với hơn 270 câu trắc nghiệm Đại cương Y học lao động (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/25 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tính chất của bệnh nghề nghiệp do các tác nhân vật lý thường là:
A. Các biểu hiện lâm sàng mãn tính
B. Tiếp xúc mãn tính, liều thấp và các biểu hiện lâm sàng nghèo nàn trong giai đoạn đầu
C. Tiếp xúc mãn tính với liều cao và các biểu hiện lâm sàng nghèo nàn trong giai đoạn đầu
D. Khó chẩn đoán
-
Câu 2:
Tính chất của bệnh nghề nghiệp do hóa chất độc thường là:
A. Các biểu hiện lâm sàng mãn tính
B. Tiếp xúc mãn tính và các biểu hiện lâm sàng nghèo nàn trong giai đoạn đầu
C. Tiếp xúc mãn tính với liều tương đối thấp và các biểu hiện lâm sàng nghèo nàn trong giai đoạn đầu
D. Công nhân không biết gì về chất độc
-
Câu 3:
Có thể phân biệt bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động dựa vào:
A. Liều tiếp xúc
B. Liều tiếp xúc, thời gian tiếp xúc và biểu hiện lâm sàng
C. Tính chất nghề nghiệp
D. Liều tiếp xúc và thời gian tiếp xúc
-
Câu 4:
Bệnh xạm da nghề nghiệp gây ra do:
A. Tác dụng của ánh sáng trên da với sự hiện diện của một loại bụi chưa rõ nguồn gốc
B. Tác dụng của ánh sáng trên da với sự hiện diện của một số chất dẫn xuất từ than đá
C. Bức xạ tử ngoại ở trên da
D. Một loại thuốc nhuộm vải đặc biệt
-
Câu 5:
Có khuynh hướng cho rằng bệnh nghề nghiệp là một bệnh gây nên do điều kiện lao động và mắc trong thời gian lao động. Bệnh nào sau đây có thể là bệnh nghề nghiệp theo quan niệm đó:
A. Bệnh dãn tỉnh mạch
B. Bệnh nhiễm độc thủy ngân
C. Bệnh bụi phổi bông, bệnh bụi phổi silic
D. Bệnh dãn tỉnh mạch, bệnh chân bẹt
-
Câu 6:
Bệnh nào sau đây chưa chính thức được hưởng bảo hiểm xã hội về bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam:
A. Bệnh nhiễm độc chì
B. Bệnh nhiễm độc thủy ngân
C. Bệnh bụi phổi than
D. Bệnh bụi phổi bông
-
Câu 7:
Nhóm bệnh nào sau đây được hưởng chế độ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam:
A. Bệnh nhiễm độc chì, bệnh nhiễm độc thủy ngân, nhiễm HIV/AIDS
B. Bệnh nhiễm độc chì, bệnh nhiễm độc thủy ngân, bệnh huyết áp cao
C. Bệnh bụi phổi than, bệnh bụi phổi bông, bệnh bụi phổi nhôm
D. Bệnh bụi phổi silic, bệnh lao, bệnh viêm gan virus
-
Câu 8:
Trong việc phòng chống các tác hại nghề nghiệp, biện pháp để giải quyết vấn đề tận gốc là:
A. Biện pháp tổ chức lao động
B. Biện pháp y tế kết hợp với biện pháp phòng hộ cá nhân
C. Biện pháp giáo dục cho công nhân biết tác hại và cách phòng chống
D. Tổng hợp nhiều biện pháp
-
Câu 9:
Trong việc phòng chống các tác hại nghề nghiệp, biện pháp phòng hộ cá nhân có ý nghĩa:
A. Chủ đạo
B. Hỗ trợ
C. Cần thiết trong rất nhiều trường hợp, làm giảm tỉ lệ bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động
D. Không cần thiết khi mà điều kiện lao động đã được cải thiện đầy đủ
-
Câu 10:
Trong các biện pháp phòng chống các tác hại nghề nghiệp, biện pháp nào sau đây không phải là biện pháp tổ chức lao động:
A. Cách ly các dây chuyền sản xuất phát sinh yếu tố độc hại để hạn chế tối đa người tiếp xúc
B. Tổ chức thời gian lao động, nghỉ ngơi, bồi dưỡng hợp lý
C. Máy móc và công cụ lao động cần phải phù hợp với người lao động
D. Lắp đặt hệ thống thông gió, chiếu sáng cho các phân xưởng
-
Câu 11:
Nội dung nào sau đây không thuộc hoạt động giám sát môi trường sản xuất phòng chống các yếu tố tác hại nghề nghiệp (THNN):
A. Phát hiện kịp thời THNN mới phát sinh
B. Theo dõi sự tăng, giảm của các THNN cũ để có các can thiệp kịp thời
C. Đánh giá hiệu quả hoạt động của việc cải tiến dây chuyền sản xuất
D. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các biện pháp can thiệp với nguồn THNN và môi trường
-
Câu 12:
Khám tuyển công nhân trước khi vào nhà máy nhằm:
A. Loại trừ những người có ngoại hình không phù hợp
B. Loại trừ những người có bệnh mãn tính
C. Phát hiện những người có các bệnh lý mãn tính ở các cơ quan như hệ hô hấp, tim mạch, gan, thận.
D. Loại trừ những người không được tiếp xúc với một số THNN nhất định vì lý do về thể lực, tuổi, giới tính, các bệnh lý mãn tính ở các cơ quan như hệ hô hấp, tim mạch, gan, thận
-
Câu 13:
Khám định kỳ cho công nhân nhằm mục đích:
A. Phát hiện những người có các bệnh lý mãn tính ở các cơ quan như hệ hô hấp, tim mạch, gan, thận
B. Bố trí lại công việc cho những người không được tiếp xúc với một số THNN nhất định vì lý do về thể lực, tuổi, giới tính, các bệnh lý mãn tính ở các cơ quan như hệ hô hấp, tim mạch, gan, thận
C. Phát hiện sớm các các bệnh lý mãn tính và cấp tính ở các cơ quan
D. Phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp
-
Câu 14:
Kiểm tra vệ sinh môi trường được tiến hành không nhằm mục đích:
A. Đánh giá và theo dõi các yếu tố tác hại
B. Góp phần chẩn đoán sớm bệnh nghề nghiệp
C. Góp phần đánh giá biện pháp kiểm soát tác hại nghề nghiệp
D. Tổ chức lao động hợp lý
-
Câu 15:
Giáo dục sức khỏe cho công nhân:
A. Không phải là một nhiệm vụ của y học lao động
B. Không phải là nguyên lý của chăm sóc sức khỏe ban đầu
C. Giúp người công nhân hiểu rõ các yếu tố tác hại nghề nghiệp (THNN) hiện có và tham gia công tác phòng chống
D. Là biện pháp rất quan trọng vì nếu thực hiện tốt thì công nhân sẽ tham gia tự bảo vệ mình và góp phần bảo vệ bạn đồng nghiệp phòng chống THNN
-
Câu 16:
Biện pháp phòng chống các yếu tố tác hại nghề nghiệp lý tưởng hơn cả là:
A. Biện pháp tổ chức lao động
B. Biện pháp phòng hộ cá nhân
C. Biện pháp y tế
D. Biện pháp tác động vào nguồn phát sinh ra các yếu tố tác hại
-
Câu 17:
Biện pháp phòng chống các yếu tố tác hại cần tiến hành để bảo vệ có hiệu quả sức khỏe người lao động là:
A. Biện pháp tổ chức lao động
B. Biện pháp phòng hộ cá nhân
C. Biện pháp y tế
D. Tổng hợp nhiều biện pháp
-
Câu 18:
Biện pháp phòng chống nào có thể áp dụng đối với nguồn phát sinh các yếu tố tác hại nghề nghiệp:
A. Tổ chức lao động và bố trí sản xuất hợp lý
B. Thông gió làm giảm nồng độ và ảnh hưởng của các yếu tố tác hại
C. Thay thế nguyên liệu độc, thay thế hoặc bảo dưỡng trang thiết bị
D. Giám sát môi trường sản xuất
-
Câu 19:
Biện pháp phòng chống nào có thể áp dụng để làm giảm sự lan truyền các yếu tố tác hại đến người lao động:
A. Tổ chức lao động và bố trí sản xuất hợp lý
B. Thông gió hoặc thông gió chung
C. Thay thế nguyên liệu, thay thế hoặc bảo dưỡng trang thiết bị
D. Giám sát môi trường sản xuất
-
Câu 20:
Các vi chấn thương khớp có thể xuất hiện dưới tác hại của rung chuyển:
A. Đúng
B. Sai