Trắc nghiệm Lịch sử các học thuyết kinh tế
Trắc nghiệm ôn thi Lịch sử các học thuyết kinh tế (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên đang có nhu cầu tìm kiếm tài liệu để ôn tập cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ câu hỏi nghiên cứu quá trình ra đời, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhanh của các hệ thống quản điểm kinh tế của các giai cấp cơ bản dưới những hình thái kinh tế - xã hội khác nhau. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/20 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
F. Quesnay cho rằng, những người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp là:
A. Giai cấp sản xuất
B. Giai cấp không sản xuất
C. Giai cấp nông dân
D. Giai cấp sở hữu
-
Câu 2:
Học thuyết kinh tế của K.Marx ra đời vào:
A. Cuối thế kỷ XIX
B. Giữa thế kỷ XIX
C. Đầu thế kỷ XIX
D. Đầu thế kỷ XX
-
Câu 3:
J.M.Keynes phân tích kinh tế vĩ mô với ba đại lượng:
A. Đại lượng xuất phát; đại lượng khả biến độc lập và đại lượng khả biến phụ thuộc
B. Đại lượng xuất phát; đại lượng khả biến độc lập và đại lượng bất biến
C. Đại lượng xuất phát; đại lượng khả biến độc lập và đại lượng bất biến phụ thuộc
D. Đại lượng xuất phát; đại lượng khả biến độc lập và đại lượng bất biến phụ thuộc
-
Câu 4:
K.Marx chia ngày lao động của người công nhân thành hai phần là:
A. Phần thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư
B. Phần thời gian lao động cá biệt và thời gian lao động xã hội
C. Phần thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động xã hội cần thiết
D. Phần thời gian lao động xã hội cần thiết và thời gian lao động thặng dư
-
Câu 5:
K.Marx cho rằng, lượng giá trị hàng hóa được quyết định bởi:
A. Thời gian lao động cần thiết
B. Thời gian lao động tất yếu
C. Thời gian lao động xã hội
D. Thời gian lao động xã hội cần thiết
-
Câu 6:
K.Marx cho rằng, thực chất của tích lũy tư bản là?
A. Chuyển tư bản thành giá trị thặng dư
B. Tư bản hóa giá trị thặng dư
C. Nhà tư bản tiết kiệm khoản thu nhập
D. Tích tụ tư bản và tập trung tư bản
-
Câu 7:
K.Marx cho rằng, trong lĩnh vực công nghiệp, thời gian lao động xã hội cần thiết là?
A. Thời gian lao động trong điều kiện sản xuất trung bình của xã hội
B. Thời gian lao động trong những điều kiện sản xuất đặc biệt của xã hội
C. Thời gian lao động trong điều kiện sản xuất khó khăn nhất của xã hội
D. Thời gian lao động trong điều kiện sản xuất thuận lợi nhất của xã hội
-
Câu 8:
Khi nghiên cứu giá trị hàng hóa, D.Ricardo đã khẳng định:
A. Năng suất lao động tăng lên, giá trị đơn vị hàng hóa giảm xuống
B. Năng suất lao động tăng lên, giá trị đơn vị hàng hóa không đổi
C. Năng suất lao động tăng lên, giá trị đơn vị hàng hóa lúc tăng, lúc giảm
D. Năng suất lao động tăng lên, giá trị đơn vị hàng hóa tăng lên
-
Câu 9:
Lựa chọn phương án chính xác nhất. Theo A. Marshall, thị trường là:
A. Nơi gặp gỡ giữa cung và cầu
B. Nơi diễn ra quá trình mua bán hàng hóa
C. Quá trình người mua và bán trao đổi hàng hóa với nhau
D. Quan hệ giữa những người mua và bán hàng hóa
-
Câu 10:
Lựa chọn phương án sai: Theo P.A.Samuelson, Chính phủ có chức năng?
A. Thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức độc quyền
B. Bảo đảm sự công bằng; Ổn định kinh tế vĩ mô
C. Khắc phục những thất bại của thị trường
D. Thiết lập khuôn khổ pháp luật
-
Câu 11:
Lựa chọn phương án sai:một vật được gọi là “Sản phẩm kinh tế”, khi:
A. Vật đó phải ở trong tình trạng có khả năng sử dụng được
B. Vật đó phải ở trong tình trạng khan hiếm
C. Vật đó phải phù hợp với nhu cầu hiện tại của con người
D. Con người không biết được công dụng của vật đó
-
Câu 12:
Lý thuyết “cân bằng tổng quát” của L. Walras là sự kế thừa, phát triển:
A. Lý thuyết “bàn tay vô hình” của A.Smith
B. Lý thuyết “giá trị - ích lợi” của phái thành Viene (Áo)
C. Lý thuyết “ich lợi giới hạn” của phái thành Viene (Áo)
D. Lý thuyết “năng suất bất tương xứng” của D.Ricardo
-
Câu 13:
Lý thuyết của J.M.Keynes chịu ảnh hưởng của các lý thuyết nào sau đây:
A. Lý thuyết “ba nhân tố sản xuất” của J.B Say
B. Lý thuyết của trường phái “Tân cổ điển” ở Áo
C. Lý thuyết “năng xuất bất tương xứng” của D.Ricardo
D. Lý thuyết của trường phái “Tân cổ điển” ở Anh
-
Câu 14:
Lý thuyết của M. Fiedman cho rằng căn bệnh nan giải của xã hội là:
A. Lạm phát
B. Đói nghèo
C. Khủng hoảng
D. Thất nghiệp
-
Câu 15:
Lý thuyết giá trị của phái thành Viene ủng hộ lý thuyết giá trị của ai?
A. Jean Baptiste Say
B. David Ricardo
C. Fransois Quesnay
D. Wiliam Petty
-
Câu 16:
Lý thuyết giá trị của trường phái “Tân cổ điển” là lý thuyết?
A. Giá trị - giới hạn
B. Giá trị - xác lập
C. Giá trị - cấu thành
D. Giá trị - lao động
-
Câu 17:
Lý thuyết giá trị giới - hạn của phái thành Viene (Áo) dựa trên cơ sở lý luận nào?
A. Lý thuyết “ích lợi giới hạn”
B. Lý thuyết “ba nhân tố sản xuất”
C. Lý thuyết “Năng xuất bất tương xứng”
D. Lý thuyết “năng xuất giới hạn”
-
Câu 18:
Lý thuyết kinh tế của J.M. Keynes được gọi là:
A. Lý thuyết trọng cầu
B. Lý thuyết trật tự tự nhiên
C. Lý thuyết trọng cung
D. Lý thuyết trọng tiền
-
Câu 19:
Lý thuyết kinh tế của J.M.Keynes đề cao:
A. Vai trò của nhà nước
B. Vai trò của các nhà kinh doanh tư nhân
C. Vai trò của thị trường
D. Vai trò của tiền tệ, của vàng, bạc
-
Câu 20:
M. Friedman, khi xem xét các yếu tố nội sinh và ngoại sinh của nền kinh tế, ông cho rằng:
A. Tiền và cầu tiền là yếu tố ngoại sinh
B. Tiền và cầu tiền là hàm số của thu nhập
C. Tiền và cầu tiền là vừa nội sinh vừa ngoại sinh
D. Tiền và cầu tiền là yếu tố nội sinh