Trắc nghiệm Tổng hợp hữu cơ Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Cho sơ đồ sau : → X → X1 → PE M → Y → Y1 → Y2 → thuỷ tinh hữu cơ. Công thức cấu tạo của X là
-
Câu 2:
Axit acrylic không tác dụng với chất nào sau đây?
-
Câu 3:
Cho các phát biểu sau:
(a) Glucozơ được dùng để tráng gương, tráng ruột phích, làm thuốc tăng lực.
(b) Thành phần chính của cồn 750 mà trong y tế thường dùng đề sát trùng là metanol.
(c) Để ủ hoa quả nhanh chính và an toàn hơn, có thể thay thê C2H2 bằng C2H4,.
(d) Hàm lượng tinh bột trong ngô cao hơn trong gạo.
(e) Axit glutamic là thuốc ngăn ngừa và chữa trị các triệu chứng suy nhược thần kinh (mất ngủ, nhức đâu. ù tai, chóng mặt,..).
Số phát biểu sai là
-
Câu 4:
Tơ nilon-6.6 giống như các loại tơ thuộc loại poliamit khác, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống vì chúng có đặc tính bền
-
Câu 5:
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức, đồng đẳng kế tiếp thu được 14,08 gam CO2 và 9,36 gam H2O. Nếu cho X tác dụng hết với axit axetic thì số gam este thu được là:
-
Câu 6:
Chất X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hai chất Y và Z. Cho Z tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được Y. Chất X là:
-
Câu 7:
Thí nghiệm nào dưới đây không chứng minh được glucozơ có tính chất của ancol đa chức và tính chất của anđehit?
-
Câu 8:
Nhóm mà tất cả các chất đều tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, t° là
-
Câu 9:
Chất không phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng tạo thành Ag là
-
Câu 10:
Cho các chất sau: Glucozơ, saccarozơ, isopren, axit metacrylic, vinyl axetat, phenyl amin, metyl fomat, phenol, fructozơ. Số chất phản ứng được với dung dịch nước brom ở nhiệt độ thường là:
-
Câu 11:
Cho dãy các chất: anđehit fomic, axit axetic, etyl axetat, axit fomic, ancol etylic, metyl fomat, axetilen, etilen, vinyl axetilen, glucozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy phản ứng được với AgNO3 trong môi trường NH3 là:
-
Câu 12:
Khi thuỷ phân peptit có công thức hoá học: \({H_2}N - CH(C{H_3}) - CONH - C{H_2} - CONH - C{H_2} - CONH - C{H_2} - CONH - CH(C{H_3}) - COOH\)
thì sản phẩm thu được có tối đa bao nhiêu peptit có phản ứng màu biure?
-
Câu 13:
Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ nào sau đây thì sản phẩm thu được khác với các chất còn lại?
-
Câu 14:
Chất hữu cơ nào dưới đây có số nguyên tử hiđro trong phân tử là số chẵn?
-
Câu 15:
Chất hữu cơ nào dưới đây có chứa 1 liên kết đôi C=C trong phân tử?
-
Câu 16:
Chất hữu cơ nào dưới đây không chứa nhóm -OH ancol trong phân tử?
-
Câu 17:
Đốt hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm etyl axetat và metyl acrylat thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là 0,08 mol. Nếu đun 0,2 mol hỗn hợp X trên với 400 ml dd KOH 0,75M rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì số gam chất rắn khan thu được là:
-
Câu 18:
Trung hòa hoàn toàn 12,9 gam hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic đơn chức đồng đẳng kế tiếp cần dung vừa đủ 250 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M. Kết luận không đúng về X
-
Câu 19:
Cho các dung dịch sau :
(1) natri cacbonat ; (2) sắt (III) clorua ; (3) axit sunfuaric loãng ; (4) axit axetic ; (5) natri phenolat ;
(6) phenyl amoni clorua ; (7) đimetyl amoni clorua.
Dung dịch metylamin tác dụng với dung dịch:
-
Câu 20:
Trong số các dung dịch sau: (1) glucozơ, (2) 3-clopropan-1,2-điol, (3) etilenglicol, (4) tripeptit, (5) axit axetic, (6) propan-1,3-điol. Số dung dịch hoà tan được Cu(OH)2 là
-
Câu 21:
Dãy gồm các chất đều tác dụng được với ancol etylic là:
-
Câu 22:
X là tetrapeptit có công thức Gly – Ala – Gly – Gly. Y là tripeptit có công thức Gly – Glu – Ala. Đun m gam hỗn hợp A gồm X, Y có tỉ lệ mol tương ứng là 4:3 với dung dịch NaOH vừa đủ sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 420,75g chất rắn khan. Giá trị của m là:
-
Câu 23:
X là đipeptit Ala-Glu, Y là tripeptit Ala-Ala-Gly. Đun nóng m (gam) hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1:2 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 56,4 gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
-
Câu 24:
X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m (gam) hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1:3 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 23,745 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
-
Câu 25:
X là tetrapeptit có công thức Gly – Ala – Val – Gly. Y là tripeptit có công thức Gly – Val – Ala. Đun m gam hỗn hợp A gồm X, Y có tỉ lệ mol tương ứng là 4:3 với dung dịch KOH vừa đủ sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 257,36g chất rắn khan. Giá trị của m là:
-
Câu 26:
Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các amino axit đều có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2 trong phân tử. Giá trị của m là
-
Câu 27:
X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m gam hỗn hợp X và Y có tỉ lệ số mol nX: nY = 1: 3 với 780 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ),. m có giá trị là:
-
Câu 28:
Cho X tetrapeptit, Val-Gly- Gly-Ala và tripeptit Gly- Glu -Ala. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 4 amino axit, trong đó có 30 gam glyxin và 26,7 gam alanin. Giá trị của m là
-
Câu 29:
Thủy phân 63,5 gam hỗn hợp X gồm tripeptit Ala – Gly – Gly và tetrapeptit Ala – Ala – Ala – Gly thu được hỗn hợp Y gồm 0,15 mol Ala – Gly ; 0,05 mol Gly – Gly ; 0,1 mol Gly; Ala – Ala và Ala. Mặt khác, khi thủy phân hoàn toàn 63,5 gam hỗn hợp X bởi 500ml dung dịch NaOH 2M thì thu được dung dịch Z. Cô cạn cận thận dung dịch Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị gần nhất của m là
-
Câu 30:
Cho X là hexapeptit, Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val và Y là tetrapeptit Gly-Ala-Gly-Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 amino axit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là
-
Câu 31:
Thủy phân 445,05 gam peptit Val-Gly-Gly-Val-Gly thu được hỗn hợp X gồm 127,5 gam Gly; 163,8 gam Val; 39,6 gam Gly-Gly; 87 gam Val-Gly; 23,1 gam Gly-Val-Gly và m gam một pentapeptit X1. Giá trị của m là
-
Câu 32:
Thủy phân hết 1 lượng pentapeptit X trong môi trường axit thu được 32,88 gam Ala–Gly–Ala–Gly; 10,85 gam Ala–Gly–Ala; 16,24 gam Ala–Gly–Gly; 26,28 gam Ala–Gly; 8,9 gam Alanin còn lại là Gly–Gly và Glyxin. Tỉ lệ số mol Gly–Gly:Gly là 10:1. Tổng khối lượng Gly–Gly và Glyxin trong hỗn hợp sản phẩm là
-
Câu 33:
Thủy phân hết hỗn hợp gồm m gam tetrapeptit Ala-Gly-Ala-Gly (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 21,7 gam Ala-Gly-Ala, 7,5 gam Gly và 14,6 gam Ala – Gly. Giá trị của m là:
-
Câu 34:
Thủy phân a gam pentapeptit A (công thức Gly-Gly-Gly-Gly-Gly) thu được hỗn hợp gồm 3,0 gam Gly; 0,792 gam Gly-Gly; 1,701 gam Gly-Gly-Gly; 0,738 gam Gly-Gly-Gly-Gly; và 0,303 gam Gly-Gly-Gly-Gly-Gly. Giá trị của a là
-
Câu 35:
X là một pentapeptit mạch hở. Thủy phân hoàn toàn X chỉ thu được 1 aminoaxit no Y, mạch hở, có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl (tổng % khối lượng của O và N trong Y là 51,685%). Khi thủy phân hết m gam X trong môi trường axit thu được 30,2 gam tetrapeptit; 30,03 gam tripeptit; 25,6 gam đipeptit và 88,11 gam Y. Giá trị của m là:
-
Câu 36:
Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 5,696 gam Ala, 6,4 gam Ala-Ala và 5,544 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
-
Câu 37:
X là một Hexapeptit cấu tạo từ một Aminoacid H2N-CnH2n-COOH(Y). Y có tổng % khối lượng Oxi và Nito là 61,33%. Thủy phân hết m(g) X trong môi trường acid thu được 30,3(g) pentapeptit, 19,8(g) đieptit và 37,5(g) Y. Giá trị của m là?
-
Câu 38:
X là một tetrapeptit cấu tạo từ một amino axit (A) no, mạch hở có 1 nhóm –COOH; 1 nhóm –NH2. Trong A %N = 15,73% (về khối lượng). Thủy phân m gam X trong môi trường axit thu được 41,58 gam tripeptit; 25,6 gam đipeptit và 92,56 gam A. Giá trị của m là:
-
Câu 39:
Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
-
Câu 40:
Tripeptit M và Tetrapeptit Q được tạo ra từ một aminoacid X mạch hở ( phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 ). Phần trăm khối lượng Nito trong X bằng 18,667%. Thủy phân không hoàn toàn m(g) hỗn hợp M,Q(có tỉ lệ số mol 1:1) trong môi trường Acid thu được 0,945(g) M; 4,62(g) đipeptit và 3,75 (g) X. Giá trị của m?
-
Câu 41:
Tetrapeptit hở X được tạo ra từ một aminoacid A mạch hở ( phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 ). Trong A Oxi chiếm 42,67% khối lượng. Thủy phân m gam X trong môi trường acid thì thu được 28,35(g) tripeptit; 79,2(g) đipeptit và 101,25(g) A. Giá trị của m là?
-
Câu 42:
Dung dịch CH3NH2 có khả năng phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
-
Câu 43:
Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba (OH) 2 (dư) tạo ra 29,55 gam kết thúc, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 gam so với dung dịch Ba (OH) 2 ban đầu. X of the paperament is
-
Câu 44:
Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A, rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình chứa dung dịch nước vôi trong (dư), thì khối lượng dung dịch trong bình giảm 2,48 g và có 7 g kết tủa tạo ra. Công thức phân tử của A là
-
Câu 45:
Dẫn hỗn hợp 0,01mol CH4,0,02 mol C2H4 và 0,03 mol C2H2 lần lượt đi qua bình (1) chứa lượng dư dd AgNO3 trong NH3,bình (2) chứa dd Br2(dư) thấy khối lượng dd trong bình (1) giảm a gam và khối lượng Br2 trong bình (2) đã phản ứng là b gam. Tổng khối lượng của a+b là mấy?
-
Câu 46:
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm một ankan X và một ankin Y, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Thành phần phần trăm về số mol của X và Y trong hỗn hợp M lần lượt là
-
Câu 47:
Khi cho ankan X (trong phân tử có phần trăm khối lượng hiđro bằng 16,28%) tác dụng với clo theo tỉ lệ số mol 1:1 (trong điều kiện chiếu sáng) chỉ thu được 2 dẫn xuất monoclo đồng phân của nhau. Tên của X là (Cho H = 1; C = 12; Cl = 35,5)
-
Câu 48:
Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối hơi của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước Br2, Tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là:
-
Câu 49:
X là hỗn hợp gồm 2 hiđrocacbon mạch hở. Đốt cháy X được nH2O = nCO2. X có thể gồm
-
Câu 50:
Hỗn hợp khí X gồm metan, propen và propin. Cho 13,44 lít X (đktc) phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 22,05 gam kết tủa. Mặt khác, 11,4 gam X phản ứng tối đa với 48 gam Br2 trong dung dịch. Khối lượng của propen trong 11,4 gam X là