Đề thi giữa HK1 môn GDCD 12 năm 2022-2023
Trường THPT Hướng Hóa
-
Câu 1:
Những hoạt động có mục đích làm cho pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành những hành vi hợp pháp của công dân là nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Thực hiện pháp luật.
B. Xây dựng pháp luật.
C. Ban hành pháp luật.
D. Phổ biến pháp luật.
-
Câu 2:
Có mấy loại vi phạm pháp luật?
A. Hai loại.
B. Năm loại.
C. Bốn loại.
D. Sáu loại.
-
Câu 3:
K mới 14 tuổi đi xe máy vào đường ngược chiều, bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe và ra quyết định xử phạt hành chính đối với Khải. Cụ thể K bị
A. kỷ luật.
B. cảnh cáo
C. phạt tiền.
D. tịch thu phương tiện.
-
Câu 4:
Ở nước ta hiện nay, việc Tòa án xét xử những vụ án tham nhũng không phụ thuộc người phạm tội là ai, từng giữ chức vụ gì, là thể hiện quyền bình đẳng về
A. trách nhiệm trong quan hệ đạo đức.
B. trách nhiệm pháp lí.
C. trách nhiệm trong quan hệ xã hội.
D. quyền và nghĩa vụ.
-
Câu 5:
Việc xét xử các công dân vi phạm pháp luật một cách bình đẳng và đúng luật cho dù họ là ai là biểu hiện công dân bình đẳng trước pháp luật. Vậy công dân bình đẳng trước pháp luật được hiểu là
A. công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
B. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.
C. công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.
D. công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
-
Câu 6:
Tòa án nhân dân thành phố C ra quyết định phạt D 15 năm tù về tội "Buôn bán chất ma túy". Quyết định này của Tòa án là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 7:
A được thuê nấu ăn cho một đám cưới ở huyện B, để giảm chi phí mua thực phẩm, A đã sử dụng thực phẩm ôi thiu, kém chất lượng và bia, rượu giả để phục vụ đám cưới. Kết quả, có nhiều người bị ngộ độc phải đi cấp cứu. Hành vi của A đã vi phạm pháp luật
A. kỉ luật.
B. dân sự.
C. hình sự.
D. hành chính.
-
Câu 8:
Bạn A đạt giải Nhất học sinh giỏi Quốc gia và đủ tiêu chuẩn để được tuyển thẳng vào một số trường đại học của Việt Nam, nhưng bạn A đã không học tại Việt Nam mà đã đi Mỹ du học vì xin được một suất học bổng toàn phần. Việc bạn A không học trong nước mà đi du học là bạn A đã sử dụng hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật
B. Sử dụng pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 9:
Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là
A. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
B. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
C. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
D. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
-
Câu 10:
Tòa án nhân dân thành phố B ra quyết định phạt C 5 năm tù về tội "Sử dụng chất cấm trong sản xuất thuốc". Quyết định của Tòa án là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 11:
Để đảm bảo cho công dân có khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, Nhà nước có trách nhiệm tạo ra
A. quy ước tập thể.
B. văn bản hành chính.
C. quy ước chung.
D. điều kiện vật chất và tinh thần.
-
Câu 12:
Việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra các quyết định làm nhằm chấm dứt các hành vi vi phạm pháp luật, xử lý những người vi phạm buộc họ phải nhận một hình phạt tương xứng với lỗi vi phạm của họ chính là hình thức
A. tuân thủ pháp luật.
B. áp dụng pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. sử dụng pháp luật.
-
Câu 13:
Tuân thủ pháp luật là các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật
A. không cấm.
B. không cho phép làm.
C. cấm.
D. qui định phải làm.
-
Câu 14:
Ông A để lại di chúc của mình cho vợ và 2 con X và H về sở hữu nhà và toàn bộ đất đai. Xem xét bản di chúc hợp pháp nên UBND xã M đã chấp thuận về quyền sở hữu tài sản thừa kế. Vợ ông A đã sử dụng ngôi nhà như bản di chúc. Trong tình huống trên ai đang áp dụng pháp luật?
A. Ông A.
B. Vợ ông A.
C. X và H.
D. UBND xã M.
-
Câu 15:
Theo quy định của pháp luật, đối tượng nào được hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Những người có tài sản.
B. Mọi công dân.
C. Những người từ đủ 18 tuổi.
D. Những người có trình độ.
-
Câu 16:
Trách nhiệm pháp lí sẽ buộc chủ thể vi phạm pháp luật phải
A. phải xin lỗi công khai đến người bị xâm hại.
B. chịu trách nhiệm pháp lí nghiêm khắc nhất.
C. chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.
D. đền bù vật chất cho người bị xâm hại.
-
Câu 17:
Những hành vi vi phạm pháp luật với tính chất, mức độ vi phạm, hoàn cảnh như nhau thì bị xử lí thế nào?
A. Nam giới sẽ bị xử lí nặng hơn phụ nữ.
B. Người có chức vụ cao hơn sẽ bị xử lí nặng hơn những người lao động bình thường.
C. Từ người giữ chức vụ trong chính quyền đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau.
D. Người có trình độ học vấn cao hơn bị xử lí nặng hơn.
-
Câu 18:
Văn kiện Đại hội X Đảng cộng sản Việt Nam có viết: "...Xử lí kiên quyết, kịp thời, công khai những người tham nhũng, bất kể ở chức vụ nào, đương chức hay đã nghỉ hưu, tịch thu, sung công tài sản có nguồn gốc tham nhũng". Nội dung trên đề cập đến vấn đề nào dưới đây?
A. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý
B. Quy định xử lý những trường hợp vi phạm.
C. Công dân bình đẳng về quyền.
D. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ.
-
Câu 19:
Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Thi hình pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
-
Câu 20:
Trong các hình thức dưới đây, hình thức nào là sử dụng pháp luật?
A. Công dân làm những việc mà pháp luật cho phép làm.
B. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật.
C. Công dân không làm những việc mà pháp luật cấm.
D. Công dân làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.
-
Câu 21:
Chỉ ra đâu là hành vi công dân áp dụng pháp luật?
A. Bạn N đi đúng làn đường dành cho người đi xe máy.
B. UBND huyện Y ra quyết định thu hồi đất sử dụng không đúng mục đích.
C. T tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.
D. Q không đi vào đường ngược chiều.
-
Câu 22:
Học sinh trung học phổ thông đã đem công trình nghiên cứu khoa học của bản thân mình đi tham dự cuộc thi Isef. Việc làm trên của học sinh đã sử dụng hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Áp dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 23:
Vào dịp cuối năm A rủ B đi vận chuyển thuê pháo nổ cho chủ hàng. B đã không đồng ý với A vì biết rằng đó là hành vi vi phạm pháp luật. Việc làm của B là hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây?
A. Áp dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 24:
Pháp luật do tổ chức nào sau ban hành?
A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
B. Chính quyền.
C. Đoàn thanh niên.
D. Nhà nước.
-
Câu 25:
Thực hiện pháp luật sẽ làm cho những quy định của pháp luật trở thành hành vi
A. hợp pháp.
B. có ý nghĩa.
C. hợp lí.
D. có ý chí.
-
Câu 26:
Hiện nay một số người khi vi phạm luật giao thông đường bộ thường gọi điện nhờ người thân xin cho và không bị xử phạt, còn những trường hợp bình thường khác thì phải chịu nộp phạt theo quy định của pháp luật. Việc không xử lý một số trường hợp vi phạm giao thông do các mối quan hệ xã hội là bất bình đẳng về
A. nghĩa vụ công dân.
B. trách nhiệm pháp lý.
C. quyền công dân.
D. nhân thân.
-
Câu 27:
Mỗi hành vi vi phạm pháp luật phải chịu ít nhất một loại trách nhiệm pháp lý. Phát biểu trên thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Quyền của công dân.
B. Nghĩa vụ của công dân.
C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
D. Quyền và nghĩa vụ của công dân.
-
Câu 28:
Anh A thuê xe ô tô của ông B. Trong quá trình sử dụng, anh A đã va quệt với xe khác dẫn đến việc bị móp thành xe. Khi trả xe, anh A không chịu đền bù cho ông B theo thỏa thuận trong hợp đồng. Ông B đã làm đơn lên Tòa án Quận X kiện anh A. Việc làm đơn kiện của ông B là ông đã sử dụng hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
-
Câu 29:
Anh M và anh T hợp tác với nhau buôn bán ngà voi. Việc làm của hai anh trái với hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 30:
Công ty sản xuất nước giải khát L không áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường nên đã bị Cảnh sát môi trường lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. Việc xử phạt của Cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Cưỡng chế pháp luật.
D. Đảm bảo pháp luật.
-
Câu 31:
Khi nói đến bình đẳng có thể hiểu là vấn đề nào được đề cập trước hết?
A. Trách nhiệm.
B. Nghĩa vụ.
C. Cách đối xử.
D. Quyền lợi.
-
Câu 32:
Pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng
A. chủ trương của nhà nước.
B. quyền lực nhà nước.
C. chính sách của nhà nước.
D. uy tín của nhà nước.
-
Câu 33:
Vi phạm pháp luật có dấu hiệu nào dưới đây?
A. Hạn chế của người vi phạm.
B. Người vi phạm phải có lỗi.
C. Người vi phạm có khuyết điểm.
D. Yếu kém của người vi phạm.
-
Câu 34:
Công dân không tham gia vào việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng ma túy là
A. thi hành pháp luật.
B. áp dụng pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. sử dụng pháp luật.
-
Câu 35:
Thực hiện pháp luật không phải là nội dung nào dưới đây?
A. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.
B. Không làm những việc mà pháp luật cấm.
C. Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.
D. Làm những việc mà pháp luật cấm.
-
Câu 36:
Anh A đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, vượt quá tốc độ cho phép bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe, lập biên bản phạt tiền. Đó là hình thức thực hiện pháp luật nào của cảnh sát giao thông?
A. Áp dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 37:
Phát biểu nào dưới đây không đúng với quyền bình đẳng của công dân về quyền và nghĩa vụ?
A. Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau.
B. Mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình.
C. Bất kì công dân nào đều được hưởng các quyền bình đẳng như quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền thừa kế...
D. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần và địa vị xã hội.
-
Câu 38:
Ông A đã sưu tầm, phục dựng và tổ chức các trò chơi dân gian vào những ngày đầu xuân. Việc làm của ông A là hình thức
A. tuân thủ pháp luật.
B. sử dụng pháp luật.
C. áp dụng pháp luật.
D. thi hành pháp luật.
-
Câu 39:
Trên đường từ Lê Văn Lương đi qua Tố Hữu, đoạn đường có dải phân cách của xe bus BRT. Anh A, đã đi vào làn đường dành cho xe máy, không đi vào làn đường dành cho xe BRT. Việc làm này của anh A là đang sử dụng hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Thi hành pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 40:
Ông Trần Văn N điều khiển xe máy đi đúng làn đường và có đội mũ bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Ông Trần Văn N đã
A. sử dụng pháp luật.
B. áp dụng pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. thi hành pháp luật.