Đề thi giữa HK1 môn GDCD 12 năm 2023-2024
Trường THPT Hoàng Văn Thụ
-
Câu 1:
Đây là nội dung của khái niệm nào sau đây?
"Mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật".
A. Công bằng trước pháp luật.
B. Bình đẳng trước pháp luật.
C. Công dân trước pháp luật.
D. Trách nhiệm trước pháp luật.
-
Câu 2:
Việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của những ai?
A. Tất cả mọi công dân.
B. Tất cả mọi cơ quan nhà nước.
C. Nhà nước và công dân.
D. Nhà nước và xã hội.
-
Câu 3:
Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong việc nào?
A. Thi hành nghĩa vụ.
B. Thực hiện trách nhiệm.
C. Thực hiện nghĩa vụ.
D. Thi hành trách nhiệm.
-
Câu 4:
Trong cùng điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc vào điều gì?
A. Khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.
B. Năng lực, điều kiện và ý thức của mỗi người.
C. Điều kiện, hoàn cảnh và quyết tâm của mỗi người.
D. Hoàn cảnh, niềm tin, điều kiện cụ thể của mỗi người.
-
Câu 5:
Ý nào sau đây đúng khi bàn về về mối quan hệ giữa quyền của công dân và nghĩa vụ của công dân?
A. Khăng khít.
B. Chặt chẽ.
C. Không tách rời.
D. Tách rời.
-
Câu 6:
"Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Bình đẳng về quyền.
B. Bình đẳng về nghĩa vụ.
C. Bình đẳng trước pháp luật.
D. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
-
Câu 7:
Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì từ người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không:
A. Thiên vị.
B. Phân biệt đối xử.
C. Phân biệt vị trí.
D. Khác biệt.
-
Câu 8:
Việc thực hiện các nghĩa vụ được Hiến pháp và pháp luật quy định là điều kiện như thế nào để công dân sử dụng các quyền của mình?
A. Quan trọng.
B. Cần thiết.
C. Tất yếu.
D. Cơ bản.
-
Câu 9:
Nhà nước không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật, làm cơ sở pháp lí cho việc xử lí mọi hành vi xâm hại quyền và lợi ích của công dân, nhà nước và xã hội để nhằm đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng về:
A. Quyền và nghĩa vụ.
B. Trách nhiệm và nghĩa vụ.
C. Trách nhiệm pháp lí.
D. Trách nhiệm công dân.
-
Câu 10:
Theo em, trường hợp nào sau đây vi phạm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân?
A. Cùng có các điều kiện như nhau nhưng công ty X phải đóng thuế còn công ty Y không phải đóng thuế.
B. Nữ từ đủ 18 tuổi được kết hôn nhưng nam giới phải đủ 20 tuổi mới được kết hôn.
C. Học sinh là con em thương binh, liệt sĩ, học sinh nghèo được miễn, giảm học phí.
D. Học sinh đang sống ở các địa bàn khó khăn như miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo được cộng điểm ưu tiên khi thi đại học.
-
Câu 11:
Cách giải quyết của cảnh sát trong trường hợp dưới đây đã đảm bảo bình đẳng về điều gì?
"Hai bạn X và M điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ và bị cảnh sát giao thông dừng xe để xử lí hành vi vi phạm. X vội gọi điện cho chú mình là Chủ tịch quận nhờ can thiệp để không bị xử lí. Tuy nhiên, cảnh sát giao thông vẫn kiên quyết ra quyết định xử phạt theo đúng quy định".
A. Quyền và nghĩa vụ của công dân.
B. Trách nhiệm pháp lí của công dân.
C. Trách nhiệm của công dân.
D. Nghĩa vụ pháp lí của công dân.
-
Câu 12:
Nội dung dưới đây là của khái niệm nào?
"Quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức".
A. Ban hành pháp luật.
B. Thực hiện pháp luật.
C. Xây dựng pháp luật.
D. Phổ biến pháp luật.
-
Câu 13:
Nếu khi tham gia vào các quan hệ xã hội cụ thể, trong các hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, cá nhân lựa chọn các xử sự như thế nào với quy định của pháp luật?
A. Đúng đắn.
B. Phù hợp.
C. Gắn liền.
D. Chuẩn mực.
-
Câu 14:
Nhận định nào không phải là hình thức thực hiện pháp luật?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Phổ biến pháp luật.
-
Câu 15:
Sử dụng pháp luật được hiểu là công dân sử dụng đúng đắn các quyền của mình và làm những gì mà pháp luật:
A. Quy định phải làm.
B. Cho phép làm.
C. Quy định cấm làm.
D. Không cho phép làm.
-
Câu 16:
"Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm". Đây là hình thức thực hiện nào của pháp luật?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 17:
Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là hình thức nào sau đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 18:
Hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức thực hiện pháp luật còn lại?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 19:
"Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật để ban hành các quyết định trong quản lí, điều hành". Đây là hình thức thực pháp luật nào?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 20:
"Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện và xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ". Đây là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Vi phạm pháp luật.
B. Trách nhiệm pháp lí.
C. Vi phạm đạo đức.
D. Trách nhiệm đạo đức.
-
Câu 21:
Cá nhân và tổ chức làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật là hành vi trái pháp luật thuộc loại nào sau đây?
A. Hành động.
B. Không hành động.
C. Có thể hành động.
D. Có thể không hành động.
-
Câu 22:
Ý nào dưới đây không phải là một trong những căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật?
A. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
B. Hành vi do người có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.
C. Hành vi có lỗi của chủ thể thực hiện.
D. Hành vi trái pháp luật.
-
Câu 23:
Nội dung nào không phải là mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí?
A. Buộc các chủ thể chấm dứt hành vi trái pháp luật.
B. Buộc chủ thể vi phạm phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định.
C. Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh vi phạm pháp luật.
D. Tuyên truyền những hành vi vi phạm pháp luật đến với mọi người.
-
Câu 24:
Tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật sẽ là một loại:
A. Nghĩa vụ pháp lí.
B. Trách nhiệm pháp lí.
C. Nghĩa vụ cụ thể.
D. Trách nhiệm cụ thể.
-
Câu 25:
Để phân chia các loại vi phạm pháp luật, cần căn cứ vào những yếu tố nào?
A. Đối tượng bị xâm phạm, mức độ, tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.
B. Đối tượng bị xâm phạm, mức độ, hậu quả nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.
C. Đối tượng thực hiện, mức độ, hậu quả nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.
D. Đối tượng thực hiện, mức độ, tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.
-
Câu 26:
Theo quy định của pháp luật, có tất cả bao nhiêu loại trách nhiệm pháp lí?
A. 2.
B. 4.
C. 6.
D. 8.
-
Câu 27:
Tội phạm là người vi phạm pháp luật nào sau đây?
A. Hình sự.
B. Dân sự.
C. Hành chính.
D. Kỉ luật.
-
Câu 28:
Theo quy định của pháp luật, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự khi nào?
A. Tội nghiêm trọng.
B. Tội rất nghiêm trọng.
C. Tội đặc biệt nghiêm trọng.
D. Mọi tội phạm.
-
Câu 29:
Việc xử lí người chưa thành niên phạm tội dựa vào nguyên tắc nào là chủ yếu?
A. Giáo dục.
B. Thuyết phục.
C. Cưỡng chế.
D. Răn đe.
-
Câu 30:
Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật xâm phạm quan hệ nào sau đây?
A. Quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.
B. Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
C. Quan hệ sở hữu và quan hệ hợp đồng.
D. Quan hệ sở hữu và quan hệ tài sản.
-
Câu 31:
Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải được sự đồng ý của ai?
A. Cha mẹ.
B. Ông bà.
C. Người nuôi dưỡng.
D. Người đại diện.
-
Câu 32:
Vi phạm hành chính là những hành vi xâm phạm đến những quy tắc nào sau đây?
A. Quy tắc quản lí hành chính.
B. Kỉ luật lao động.
C. Quy tắc quản lí nhà nước.
D. Kỉ luật của tổ chức.
-
Câu 33:
Theo quy định của pháp luật, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do:
A. Vô ý.
B. Cố ý.
C. Vô tình.
D. Cố tình.
-
Câu 34:
Hành vi xâm phạm các quan hệ lao động công vụ nhà nước... do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ là vi phạm pháp luật nào sau đây?
A. Vi phạm hình sự.
B. Vi phạm dân sự.
C. Vi phạm hành chính.
D. Vi phạm kỉ luật.
-
Câu 35:
Theo quy định pháp luật, người vi phạm kỉ luật không phải chịu hình thức kỉ luật nào dưới đây?
A. Cảnh cáo.
B. Phê bình.
C. Khiển trách.
D. Buộc thôi việc.
-
Câu 36:
Trong trường hợp dưới đây, anh A đã thực hiện pháp luật nào?
"Hàng năm, anh A luôn chủ động đến cơ quan thuế để kê khai và nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn quy định của pháp luật".
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 37:
Trong trường hợp dưới đây, chị B đã thực hiện hình thức nào của pháp luật?
"Chị B sau khi tốt nghiệp đại học liền về quê, đăng kí thành lập cơ sở kinh doanh để phát triển nghề truyền thống mây tre đan của gia đình, tổ chức việc kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật".
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 38:
Trong trường hợp dưới đây, Y đã không thực hiện hình thức pháp luật nào?
"Y sau khi tốt nghiệp THPT đã theo bạn bè rủ rê tham gia vào tệ nạn xã hội. Một lần, khi đang thực hiện vận chuyển, buôn bán ma túy thì bị bắt".
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 39:
Trong trường hợp dưới đây, đồng chí cảnh sát giao thông đã thực hiện hình thức pháp luật nào?
"Phát hiện X đi xe lấn làn, vượt đèn đỏ và chạy quá tốc độ, đồng chí công an giao thông đã yêu cầu X dừng xe và lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính".
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 40:
Bạn Y đang học lớp 12, thường xuyên đi vào đường một chiều và vượt đèn đỏ để đi đến trường nhanh hơn. Với hành vi này, Y phải chịu trách nhiệm nào sau đây?
A. Hình sự.
B. Dân sự.
C. Hành chính.
D. Kỉ luật.