Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 12 năm 2021-2022
Trường THPT Nguyễn Công Trứ
-
Câu 1:
Bảng dưới đây ghi lại số liệu đo và hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: M, N, P, Q và R.
Chất
thuốc thử
M
N
P
Q
R
Quỳ tím
Đổi màu hồng
không đổi màu
đổi màu hồng
không đổi màu
khôi đổi màu
Dung dịch AgNO3/NH3, t0
Không có kết tủa
Không có kết tủa
Ag↓
Ag↓
Không có kết tủa
pH (dung dịch nồng độ 0,001M)
≈ 3,88
≈ 6,48
≈ 3,37
≈7,00
≈ 7,82
Các chất M, N, P, Q và R lần lượt là:
A. Anilin, phenol, axit axetic, axit fomic, anđehit axetic.
B. Phenol, anđehit axetic, anilin, axit axetic, axit fomic.
C. Axit fomic, anđehit axetic, anilin, phenol, axit axetic.
D. Axit axetic, phenol, axit fomic, anđehit axetic, anilin.
-
Câu 2:
Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau:
Chất
X
Y
Z
T
Nhiệt độ sôi (°C)
182
184
-6,7
-33,4
pH (dung dịch nồng độ 0,001M)
6,48
7,82
10,81
10,12
Nhận xét nào sau đây đúng ?
A. Y là C6H5OH.
B. Z là CH3NH2.
C. T là C6H5NH2.
D. X là NH3.
-
Câu 3:
Để tách riêng biệt hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2 ta dùng:
A. HCl
B. HCl, NaOH
C. NaOH, HCl
D. HNO2
-
Câu 4:
Phương pháp nào sau đây dùng để phân biệt 2 khí CH3NH2 và NH3?
A. Dựa vào mùi của khí
B. Thử bằng quỳ tím ẩm
C. Đốt rồi cho sản phẩm qua dung dịch Ca(OH)2
D. Thử bằng HCl đặc
-
Câu 5:
Có thể nhận biết dung dịch anilin bằng cách nào sau đây ?
A. ngửi mùi
B. tác dụng với giấm
C. thêm vài giọt dung dịch Na2CO3.
D. thêm vài giọt dung dịch brom.
-
Câu 6:
Dùng nước Br2 không phân biệt được 2 chất trong cặp nào sau đây?
A. Anilin và amoniac.
B. Anilin và phenol.
C. Anilin và alylamin (CH2=CH–CH2–NH2).
D. Anilin và stiren.
-
Câu 7:
Để phân biệt phenol, anilin, benzen, stiren người ta lần lượt sử dụng cặp thuốc thử là
A. quì tím, dung dịch Br2.
B. dung dịch Br2, quì tím.
C. dung dịch NaOH, dung dịch Br2.
D. dung dịch HCl, dung dịch NaOH.
-
Câu 8:
Có thể nhận biết lọ đựng dung dịch CH3NH2 bằng cách nào trong các cách sau đây?
A. Nhận biết bằng mùi.
B. Thêm vài giọt dung dịch H2SO4.
C. Thêm vài giọt dung dịch Na2CO3.
D. Đưa đũa thủy tinh đã nhúng vào dung dịch HCl đậm đặc lên phía trên miệng lọ đựng dung dịch CH3NH2 đặc.
-
Câu 9:
Để phân biệt etylamin với phenylamin, ta dùng
A. dung dịch HNO2.
B. dung dịch Br2
C. dung dịch H2SO4
D. dung dịch HCl.
-
Câu 10:
Có 3 chất lỏng: benzen, anilin, stiren đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là
A. dung dịch phenolphtalein.
B. dung dịch nước Br2.
C. dung dịch NaOH.
D. dung dịch HCl.
-
Câu 11:
Tính m biết cho hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m + 8,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Z chứa (m + 10,95) gam muối.
A. 30,5
B. 32,5
C. 41,1
D. 30,95
-
Câu 12:
Xác định số mol lysin trong X biết cho 0,45 mol hỗn hợp X gồm axit glutamic và lysin vào 500 ml dung dịch HCl 0,1M, thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng vừa hết với 800 ml dung dịch NaOH 1M.
A. 0,1
B. 0,15.
C. 0,2.
D. 0,25
-
Câu 13:
Cho hỗn hợp M gồm H2NR(COOH)x và CnH2n + 1COOH. Đốt cháy 0,25 mol M thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 12,15 gam H2O. Mặt khác, cho 0,2 mol M phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa bao nhiêu mol HCl.
A. 0,16 mol.
B. 0,12 mol.
C. 0,14 mol.
D. 0,1 mol.
-
Câu 14:
Dùng 13,35 gam hỗn hợp X gồm H2NCH2– CH(NH2) –COOH và CH3CH(NH2)COOH tác dụng với bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1M để thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M.
A. 250 ml
B. 100 ml
C. 150 ml
D. 200 ml
-
Câu 15:
Cho từ từ metylamin vào dung dịch AlCl3 có hiện tượng đến dư
A. không hiện tượng
B. tạo kết tủa không tan
C. tạo kết tủa sau đó tan ra
D. ban đầu không có hiện tượng sau một thời gian tạo kết tủa
-
Câu 16:
Ảnh hưởng của nhóm amin (–NH2) đến gốc phenyl (C6H5–) trong phân tử anilin thể hiện qua phản ứng giữa anilin với
A. axit clohidric
B. nước
C. nước brom
D. axit axetic
-
Câu 17:
Dung dịch saccarôzơ không có phản ứng tráng gương, nhưng sau khi đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng tạo dung dịch có phản ứng tráng gương. Đó là do
A. Một phân tử saccarôzơ bị thủy phân thành một phân tử glucôzơ và một phân tử fructôzơ
B. Một phân tử saccarôzơ bị thủy phân thành 2 phân tử fructôzơ
C. Đã có sự tạo thành anđêhit axetic sau phản ứng
D. Một phân tử saccarôzơ bị thủy phân thành 2 phân tử glucôzơ
-
Câu 18:
Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Tiến hành thí nghiệm: nhỏ vài giọt nước clo vào dung dịch chứa natri iotua, sau đó cho polime X tác dụng với dung dịch thu được thấy tạo màu xanh tím. Polime X là :
A. xenlulozơ.
B. saccarozơ.
C. tinh bột.
D. glicogen.
-
Câu 19:
Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Muốn điều chế 29,7 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 90%) thì thể tích axit nitric 96% (d = 1,52 g/ml) cần dùng là
A. 14,16 lít.
B. 15 lít.
C. 1,416 lít.
D. 24,39 lít.
-
Câu 20:
Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nictric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là
A. 2,97 tấn.
B. 3,67 tấn.
C. 2,20 tấn.
D. 1,10 tấn.
-
Câu 21:
Đi từ 150 gam tinh bột sẽ điều chế được bao nhiêu ml ancol etylic 46o bằng phương pháp lên men ancol? Cho biết hiệu suất phản ứng đạt 81% và d = 0,8 g/ml.
A. 46,875 ml.
B. 93,75 ml.
C. 21,5625 ml.
D. 187,5 ml.
-
Câu 22:
Khi thuỷ phân 1 kg bột gạo có 80% tinh bột, thì khối lượng glucozơ thu được là bao nhiêu? Giả thiết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn.
A. 0,80 kg.
B. 0,90 kg.
C. 0,99 kg.
D. 0,89 kg.
-
Câu 23:
Tinh bột và xenlulozơ khác nhau về
A. Sản phẩm của phản ứng thuỷ phân.
B. Khả năng phản ứng với Cu(OH)2.
C. Thành phần phân tử.
D. Cấu trúc mạch cacbon.
-
Câu 24:
Chọn những câu đúng trong các câu sau :
(1) Xenlulozơ không phản ứng với Cu(OH)2 nhưng tan được trong dung dịch [Cu(NH3)4](OH)2.
(2) Glucozơ được gọi là đường mía.
(3) Dẫn khí H2 vào dung dịch glucozơ, đun nóng, xúc tác Ni thu được poliancol.
(4) Glucozơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột nhờ xúc tác HCl hoặc enzim.
(5) Dung dịch saccarozơ không có phản ứng tráng Ag, không bị oxi hóa bởi nước brom, chứng tỏ phân tử saccarozơ không có nhóm –CHO.
(6) Mantozơ thuộc loại đisaccarit có tính oxi hóa và tính khử.
(7) Tinh bột là hỗn hợp của 2 polisaccarit là amilozơ và amilopectin.
A. 1, 2, 5, 6, 7.
B. 1, 3, 4, 5, 6, 7.
C. 1, 3, 5, 6, 7.
D. 1, 2, 3, 6, 7.
-
Câu 25:
Tính chất của tinh bột là : Polisaccarit (1), không tan trong nước (2), có vị ngọt (3), thuỷ phân tạo thành glucozơ (4), thuỷ phân tạo thành fructozơ (5), làm cho iot chuyển thành màu xanh (6), dùng làm nguyên liệu để điều chế đextrin (7). Những tính chất sai là :
A. (2), (5), (6), (7).
B. (2), (5), (7).
C. (3), (5).
D. (2), (3), (4), (6).
-
Câu 26:
Cho 50 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ vào nước thu dược dung dịch Y. Dung dịch Y này làm mất màu vừa đủ 160 gam dung dịch brom 20%. % khối lượng của saccarozơ trong hỗn hợp X là:
A. 40%
B. 28%
C. 72%
D. 25%
-
Câu 27:
Thuỷ phân 62,5 gam dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit (vừa đủ) được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào X và đun nhẹ được m gam Ag (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m là
A. 13,5.
B. 7,5.
C. 6,75.
D. 10,8.
-
Câu 28:
Rỉ đường là
A. Nước mía ép.
B. Nước mía đã tẩy màu.
C. Đường kết tinh.
D. Phần nước đường không thể kết tinh do lẫn tạp chất.
-
Câu 29:
Cho các phát biểu sau về saccarozo:
(1) Ở điều kiện thường là chất rắn kết tinh, màu trắng, có vị ngọt, tan tốt trong nước.
(2) Saccarozo có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt.
(3) Tham gia phản ứng tráng gương khi đun nóng.
(4) Hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo dung dịch màu xanh lam.
(5) Thủy phân trong môi trường kiềm khi đun nóng sinh ra glucozo và fructozo.
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 30:
Chỉ ra ứng dụng của saccarozo?
A. Nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm.
B. Thực phẩm quan trọng của con người.
C. Dùng để pha chế 1 số thuốc dạng bột hoặc lỏng.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 31:
Khi thủy phân saccarozo trong môi trường axit thu được sản phẩm là
A. glucozo
B. fructozo
C. glucozo và fructozo
D. không bị thủy phân
-
Câu 32:
Saccarozo là một loại đisaccarit có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Công thức phân tử của saccarozo là
A. C6H12O6.
B. C2H4O2.
C. (C6H10O5)n.
D. C12H22O11.
-
Câu 33:
Dung dịch saccarozo có thể phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?
A. Cu(OH)2, H2SO4 loãng, CuSO4
B. Cu(OH)2, H2SO4 loãng,Na
C. H2SO4 loãng, Na, AgNO3/NH3
D. H2, Br2, Cu(OH)2
-
Câu 34:
Khi trung hòa 2,8 gam chất béo cần 3 ml dung dịch KOH 0,1M. tính chỉ số axit chủa chất béo đó.
A. 6
B. 5
C. 7
D. 8
-
Câu 35:
Để xà phòng hóa hoàn toàn 2,52 gam một lipit cần dùng 90ml dung dịch NaOH 0,1M. Chỉ số xà phòng của lipit là:
A. 210
B. 150
C. 187
D. 200
-
Câu 36:
Hãy tính khối lượng NaOH cần dùng để trung hòa axit tự do có trong 5 gam chất béo với chỉ số axit bằng 7.
A. 0,0125g
B. 0,025g
C. 0,05g
D. 0,01g
-
Câu 37:
Để tác dụng hết với 100 gam lipit có chỉ số axit bằng 7 phải dùng 17,92 gam KOH. Khối lượng muối thu được là:
A. 108,265 g
B. 170 g
C. 82,265 g
D. 107,57 g
-
Câu 38:
Thủy phân hoàn toàn 8,8 gam este đơn chức, mạch hở X với 100 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ ) thu được 4,6 gam một ancol Y. Xác định tên gọi của X.
A. CH3COOCH3
B. HCOOC2H5
C. CH3COOC2H5
D. C2H5COOC2H5
-
Câu 39:
Để xà phòng hóa 17,4 gam một este no đơn chức cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 0,5M. tìm công thức phân tử của este đem dùng.
A. C6H12O2
B. C5H10O2
C. C4H8O2
D. C6H10O2
-
Câu 40:
Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam este X đơn chức thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam nước. Xác định công thức phân tử của X.
A. C3H6O2.
B. C2H5O2.
C. C4H8O2.
D. C5H10O2.