Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 8 năm 2020
Trường THCS Lê Lợi
-
Câu 1:
Nhóm nào dưới đây gồm những nơron có thân nằm trong trung ương thần kinh?
A. Nơron cảm giác, nơron liên lạc và nơron vận động
B. Nơron cảm giác và nơron vận động
C. Nơron liên lạc và nơron cảm giác
D. Nơron liên lạc và nơron vận động
-
Câu 2:
Nơron có hai chức năng cơ bản, đó là gì?
A. Cảm ứng và phân tích các thông tin
B. Dẫn truyền xung thần kinh và xử lý thông tin
C. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh
D. Tiếp nhận và trả lời kích thích
-
Câu 3:
Trong cơ thể người có mấy loại mô chính?
A. 5 loại
B. 2 loại
C. 4 loại
D. 3 loại
-
Câu 4:
Trong cơ thể người, loại mô nào có chức năng nâng đỡ và là cầu nối giữa các cơ quan?
A. Mô cơ
B. Mô thần kinh
C. Mô biểu bì
D. Mô liên kết
-
Câu 5:
Tên gọi khác của nơron là gì?
A. Tế bào cơ vân.
B. Tế bào thần kinh.
C. Tế bào thần kinh đệm.
D. Tế bào xương.
-
Câu 6:
Máu được xếp vào loại mô gì?
A. Mô thần kinh
B. Mô cơ
C. Mô liên kết
D. Mô biểu bì
-
Câu 7:
Dựa vào phân loại, em hãy cho biết mô nào dưới đây không được xếp cùng nhóm với các mô còn lại?
A. Mô máu
B. Mô cơ trơn
C. Mô xương
D. Mô mỡ
-
Câu 8:
Tế bào cơ trơn và tế bào cơ tim giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?
A. Chỉ có một nhân
B. Có vân ngang
C. Gắn với xương
D. Hình thoi, nhọn hai đầu
-
Câu 9:
Cảm ứng là gì?
A. Là khả năng phân tích thông tin và trả lời các kích thích bằng cách phát sinh xung thần kinh.
B. Là khả năng làm phát sinh xung thần kinh và dẫn truyền chúng tới trung khu phân tích.
C. Là khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin bằng cách phát sinh xung thần kinh.
D. Là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích bằng cách phát sinh xung thần kinh.
-
Câu 10:
Hiện tượng uốn cong hình chữ S của xương cột sống ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào?
A. Tất cả các phương án đưa ra.
B. Giúp phân tán lực đi các hướng, giảm xóc và sang chấn vùng đầu.
C. Giúp giảm áp lực của xương cột sống lên vùng ngực và cổ.
D. Giúp giảm thiểu nguy cơ rạn nứt các xương lân cận khi di chuyển.
-
Câu 11:
Bao hoạt dịch có ở loại khớp nào dưới đây?
A. Tất cả các phương án đưa ra
B. Khớp bất động
C. Khớp bán động
D. Khớp động
-
Câu 12:
Loại xương nào dưới đây được xếp vào nhóm xương dài?
A. Xương hộp sọ
B. Xương đùi
C. Xương cánh chậu
D. Xương đốt sống
-
Câu 13:
Loại khớp nào dưới đây không có khả năng cử động?
A. Khớp giữa xương đùi và xương cẳng chân
B. Khớp giữa các xương hộp sọ
C. Khớp giữa các đốt sống
D. Khớp giữa các đốt ngón tay
-
Câu 14:
Trong xương dài, vai trò phân tán lực tác động thuộc về thành phần nào dưới đây?
A. Mô xương cứng
B. Mô xương xốp
C. Sụn bọc đầu xương
D. Màng xương
-
Câu 15:
Ở xương dài, màng xương có chức năng gì?
A. Giúp giảm ma sát khi chuyển động
B. Giúp xương dài ra
C. Giúp xương phát triển to về bề ngang
D. Giúp dự trữ các chất dinh dưỡng
-
Câu 16:
Ở người già, trong khoang xương có chứa gì?
A. Máu
B. Mỡ
C. Tủy đỏ
D. Nước Mô
-
Câu 17:
Thành phần nào dưới đây không có trong cấu tạo của xương ngắn?
A. Mô xương cứng
B. Mô xương xốp
C. Khoang xương
D. Tất cả các phương án đưa ra
-
Câu 18:
Chất khoáng chủ yếu nào cấu tạo nên xương người?
A. Sắt.
B. Canxi.
C. Phôtpho.
D. Magiê.
-
Câu 19:
Sự mềm dẻo của xương có được là nhờ thành phần nào?
A. Nước
B. Chất khoáng
C. Chất cốt giao
D. Tất cả các phương án đưa ra
-
Câu 20:
Trong cơ thể người, năng lượng cung cấp cho hoạt động co cơ chủ yếu đến từ đâu?
A. Từ sự ôxi hóa các chất dinh dưỡng
B. Từ quá trình khử các hợp chất hữu cơ
C. Từ sự tổng hợp vitamin và muối khoáng
D. Tất cả các phương án đưa ra
-
Câu 21:
Hiện tượng mỏi cơ có liên quan mật thiết đến sự sản sinh loại axit hữu cơ nào?
A. Axit axêtic
B. Axit malic
C. Axit acrylic
D. Axit lactic
-
Câu 22:
Mô thần kinh có cấu tạo như thế nào?
A. Gồm các cấu trúc có cùng chức năng.
B. Gồm các tế bào thần kinh gọi là các nơron và các tế bào thần kinh đệm
C. Gồm các tế bào chuyên hoá, có cấu tạo giống nhau và đảm nhận những chức năng nhất định.
D. Gồm các tế bào xếp sít nhau có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết
-
Câu 23:
Cơ vân có đặc điểm như thế nào?
A. Các tế bào dài, có nhiều nhân, có vân ngang.
B. Tế bào có hình thoi đầu nhọn và chỉ có 1 nhân.
C. Tế bào phân nhánh, có 1 nhân và nối với nhau bằng các đĩa nối.
D. Tế bào ngắn, không có nhân.
-
Câu 24:
Mô biểu bì có đặc điểm gì?
A. Gồm các cấu trúc có cùng chức năng.
B. Gồm các cấu trúc trong tế bào có cấu tạo gần giống nhau.
C. Gồm các tế bào chuyên hoá, có cấu tạo giống nhau và đảm nhận những chức năng nhất định.
D. Gồm các tế bào xếp sít nhau có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết.
-
Câu 25:
Hoạt động của cơ hầu như không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố nào sau đây?
A. Trạng thái thần kinh
B. Màu sắc của vật cần di chuyển
C. Nhịp độ lao động
D. Khối lượng của vật cần di chuyển
-
Câu 26:
Sự mỏi cơ xảy ra chủ yếu là do sự thiếu hụt yếu tố dinh dưỡng nào?
A. Ôxi
B. Nước
C. Muối khoáng
D. Chất hữu cơ
-
Câu 27:
Chất khoáng có chức năng gì?
A. Làm cho xương bền chắc.
B. Làm cho xương có tính mềm dẻo.
C. Làm cho xương tăng trưởng.
D. Cả A và B.
-
Câu 28:
Bộ xương người có chức năng cơ bản nhất là gì?
A. Nâng đỡ cơ thể giúp cho cơ thể đứng thẳng trong không gian.
B. Tạo nên các khoang, chứa và bảo vệ các cơ quan.
C. Làm chỗ bám cho các phần mềm, giúp cho cơ thể có hình dạng nhất định.
D. Cùng với hệ cơ giúp cho cơ thể vận động dễ dàng.
-
Câu 29:
Sụn đầu xương có tác dụng như thế nào?
A. Làm cho xương lớn lên về bề ngang.
B. Sinh hồng cầu.
C. Giảm ma sát.
D. Chịu áp lực.
-
Câu 30:
Nhờ đâu xương to ra về bề ngang?
A. Các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy vào trong và hoá xương.
B. Các mô xương cứng phân chia tạo ra những tế bào xương.
C. Các mô xương xốp phân chia tạo ra những tế bào xương.
D. Cả A và B.