Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 7 năm 2020
Trường THCS Lương Thế Vinh
-
Câu 1:
Trùng biến hình di chuyển nhờ bộ phận nào?
A. Roi
B. Lông bơi
C. Chân giả
D. Cả A, B, C đều sai
-
Câu 2:
Mối tiêu hoá được xenlulôzơ là nhờ bộ phận nào?
A. Trong ruột mối có nhiều trùng roi kí sinh
B. Trong ruột mối có nhiều trùng biến hình cộng sinh
C. Trong cơ thể mối tiết ra enzim tiêu hóa xenlulôzơ
D. Cả A, B, C đều sai
-
Câu 3:
Thủy tức thải chất bã ra khỏi cơ thể qua bộ phận nào?
A. Lỗ miệng
B. Tế bào gai
C. Màng tế bào
D. Không bào tiêu hóa
-
Câu 4:
Để phòng tránh giun móc câu ta phải làm gì?
A. Rửa tay sạch trước khi ăn
B. Không đi chân đất
C. Không ăn rau sống
D. Tiêu diệt ruồi, nhặng trong nhà
-
Câu 5:
Đặc điềm được phân biệt giun đốt với giun tròn là gì?
A. Có khoang cơ thể chính thức
B. Có khoang cơ thể chưa chính thức
C. Cơ thể phân đốt, ống tiêu hóa phân hóa
D. Câu A và C đúng
-
Câu 6:
Rươi sống được ở môi trường nào?
A. Nước ngọt
B. Nước mặn
C. Nước lợ
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 7:
Nguyên nhân truyền bệnh sốt rét là do đâu?
A. Muỗi vằn
B. Muỗi Anôphen
C. Ruồi, nhặng
D. Vi khuẩn
-
Câu 8:
Thuỷ tức sinh sản theo các hình thức nào sau đây?
A. Tái sinh
B. Sinh sản hữu tính
C. Mọc chồi
D. Cả A, B, C đúng
-
Câu 9:
Đặc điểm khác biệt của sứa so với thuỷ tức là gì?
A. Di chuyển bằng dù
B. Đối xứng tỏa tròn
C. Tua miệng gây ngứa
D. Câu A và C đúng
-
Câu 10:
Trùng sốt rét nhiệt đới (ác tính) có chu kì sinh sản là bao nhiêu?
A. 48 giờ
B. 24 giờ
C. 12 giờ
D. Cả A, B, C đều sai
-
Câu 11:
Trong cơ thể người, giun kim kí sinh ở đâu?
A. Ruột non
B. Ruột già
C. Hậu môn
D. Tá tràng
-
Câu 12:
Trùng roi xanh giống thực vật ở điểm nào?
A. Cơ thể đa bào
B. Cơ thể đơn bào
C. Có diệp lục
D. Vừa tự dưỡng, vừa dị dưỡng
-
Câu 13:
Trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể qua con đường nào?
A. da
B. muỗi đốt
C. ăn uống
D. máu
-
Câu 14:
Sán lá gan có đặc điểm gì?
A. Cơ thể dẹp, đối xứng 2 bên
B. Cơ thể dẹp, không đối xứng
C. Cơ thể tròn dài, đối xứng 2 bên
D. Cơ thể tròn dài, phân nhiều đốt
-
Câu 15:
Trùng kiết lị có kích thước ra sao?
A. Lớn hơn hồng cầu
B. Bé hơn hồng cầu
C. Bằng tiểu cầu
D. Câu B, C đúng
-
Câu 16:
Ống tiêu hóa của sán lá gan có cấu tạo như thế nào?
A. Dạng thẳng, chưa có hậu môn
B. Dạng thẳng, có hậu môn
C. Dạng phân nhánh,chưa có hậu môn
D. Dạng phân nhánh,có hậu môn
-
Câu 17:
Đặc điểm nào đúng khi nói về tập đoàn trùng roi?
A. Gồm nhiều tế bào có hai roi liên kết lại như mạng lưới
B. Là động vật đa bào đầu tiên
C. Dù nhiều tế bào song chúng chỉ là nhóm đông vật đơn bào
D. A và C là đúng
-
Câu 18:
Các động vật của ngành giun đốt hô hấp bằng bộ phận nào?
A. Phổi
B. Da, mang
C. Da
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 19:
Vì sao sứa thích nghi được với đời sống di chuyển tự do?
A. Cơ thể có nhiều tua
B. Màu sắc cơ thể sặc sỡ
C. Cơ thể hình dù, có tầng keo dày để dễ nổi, lỗ miệng quay xuống dưới
D. Ruột dạng túi
-
Câu 20:
Thủy tức di chuyển bằng cách nào?
A. Bằng lông bơi và roi bơi
B. Theo kiểu sâu đo và lộn đầu
C. Theo kiểu sâu đo và roi bơi
D. Theo kiểu lộn đầu và lông bơi
-
Câu 21:
Vì sao nói động vật đem lại lợi ích cho con người?
A. Vì động vật cung cấp nguyên liệu, dùng cho học tập, nghiên cứu và các hỗ trợ khác
B. Vì động vật cung cấp nguyên liệu và truyền bệnh cho con người
C. Vì động vật rất đa dạng và phong phú
D. Vì động vật gần gũi với con người
-
Câu 22:
Số lớp thành cơ thể của ruột khoang là bao nhiêu?
A. 1 lớp
B. 3 lớp
C. 4 lớp
D. 2 lớp
-
Câu 23:
Các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét là gì?
A. Tiêu diệt muỗi, nằm màn, diệt ấu trùng muỗi
B. Ăn uống phải hợp vệ sinh
C. Vệ sinh thân thể, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
D. Không lây qua người
-
Câu 24:
Đặc điểm của giun đũa thích nghi với lối sống kí sinh là gì?
A. Có vỏ cuticun bao bọc
B. Hầu khỏe, ống tiêu hóa thẳng, tiêu hóa nhanh và nhiều
C. Đẻ nhiều trứng, có khả năng phát tán rộng
D. Tất cả các phương án trên
-
Câu 25:
Vì sao Động vật nguyên sinh còn gọi là Động vật đơn bào?
A. Vì cấu tạo cơ thể có nhiều tế bào
B. Vì có kích thước hiển vi
C. Vì cấu tạo cơ thể chỉ có 1 tế bào
D. Vì cơ thể không có đối xứng
-
Câu 26:
Tại sao thủy tức thải bã qua lỗ miệng?
A. Vì cơ thể có đối xứng tỏa tròn
B. Vì có tế bào mô cơ- tiêu hóa
C. Vì có ruột dạng túi
D. Vì có tua miệng
-
Câu 27:
Sự sinh sản vô tính mọc chồi ở san hô khác thủy tức ở điểm nào?
A. Khi sinh sản cơ thể con dính liền với cơ thể mẹ
B. Không có sự thụ tinh
C. Sinh sản mọc chồi, cơ thể con không dính liền cơ thể mẹ
D. Thành hai cơ thể mới
-
Câu 28:
Đặc điểm nào cấu tạo của sứa giúp sứa nổi trong nước?
A. Lỗ miệng ở phía dưới
B. Có tầng keo dày
C. Cơ thể hình dù
D. Thành cơ thể có 2 lớp tế bào
-
Câu 29:
Tại sao san hô có tổ chức cơ thể theo kiểu tập đoàn?
A. Do khi sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi, cơ thể con không tách rời cơ thể mẹ
B. Do chúng có khung xương bất động bằng đá vôi
C. Do chúng có lối sống bám
D. Do chúng phải tự vệ
-
Câu 30:
Đặc điểm phân biệt động vật và thực vật là gì?
A. Có hệ thần kinh và giác quan
B. Có khả năng di chuyển
C. Dị dưỡng
D. Có hệ thần kinh và giác quan, cơ thể dị dưỡng và di chuyển