Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 7 năm 2021-2022
Trường THCS Phan Bội Châu
-
Câu 1:
Động vật nguyên sinh nào dưới đây có lối sống tự dưỡng?
A. trùng giày.
B. trùng roi xanh.
C. trùng biến hình.
D. trùng sốt rét.
-
Câu 2:
Điểm mắt của trùng roi có vai trò gì?
A. Quan sát môi trường
B. Nhận biết ánh sáng
C. Quang hợp
D. Điều khiển roi
-
Câu 3:
Trùng roi xanh giống tế bào thực vật ở:
A. Có diệp lục.
B. Có thành xenlulôzơ
C. Có roi.
D. Có điểm mắt.
-
Câu 4:
Để phòng tránh bệnh kiết lị chúng ta cần làm gì?
A. ăn uống hợp vệ sinh.
B. mắc màn khi đi ngủ.
C. diệt bọ gậy.
D. uống nhiều nước.
-
Câu 5:
Vị trí của điểm mắt trùng roi là
A. trên các hạt dự trữ
B. gần gốc roi
C. trong nhân
D. trên các hạt diệp lục
-
Câu 6:
Trùng roi xanh dinh dưỡng theo hình thức nào?
A. Tự dưỡng
B. Dị dưỡng
C. Tự dưỡng và dị dưỡng
D. Kí sinh
-
Câu 7:
Trùng roi xanh giống tế bào thực vật ở:
A. Có diệp lục.
B. Có thành xenlulôzơ.
C. Có roi.
D. Có điểm mắt.
-
Câu 8:
Trùng roi dinh dưỡng giống thực vật ở điểm:
A. Dị dưỡng
B. Tự dưỡng
C. Ký sinh
D. Cộng sinh
-
Câu 9:
Khi trùng roi xanh sinh sản thì bộ phận phân đôi trước là
A. nhân tế bào
B. không bào co bóp
C. điểm mắt
D. roi
-
Câu 10:
Phương thức sinh sản chủ yếu của trùng roi là
A. mọc chồi
B. phân đôi.
C. tạo bào tử.
D. đẻ con.
-
Câu 11:
Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Ở trùng giày, enzim tiêu hóa biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào (1) …………………. Chất thải bã được thải ra ngoài qua (2) ………………. . ở thành cơ thể.A. (1) Không bào co bóp, (2) Không bào tiêu hóa
B. (1) Không bào tiêu hóa, (2) Lỗ thoát
C. (1) Chất nguyên sinh, (2) Lỗ thoát
D. (1) Chất nguyên sinh, (2) Không bào tiêu hóa
-
Câu 12:
Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Ở trùng giày, thức ăn được (1) …………………dồn về lỗ miệng. Thức ăn qua miệng và hầu được vo thành viên trong (2) ………………. . Sau đó không bào tiêu hóa rời hầu di chuyển trong cơ thể theo một quỹ đạo nhất định.A. (1) Không bào co bóp, (2) Không bào tiêu hóa
B. (1) Lỗ miệng, (2) Không bào tiêu hóa
C. (1) Lông bơi, (2) Không bào co bóp
D. (1) Lông bơi, (2) Không bào tiêu hóa
-
Câu 13:
So với trùng biến hình chất bã được thải từ bất cứ vị trí nào trên cơ thể, trùng giày thải chất bã qua
A. bất cứ vị trí nào trên cơ thể như ở trùng biến hình.
B. không bào tiêu hoá.
C. không bào co bóp.
D. lỗ thoát ở thành cơ thể.
-
Câu 14:
Loài động vật nguyên sinh nào có hai không bào co bóp trong cơ thể:
A. Trùng roi
B. Tập đoàn Vôn vốc
C. Trùng giày
D. Trùng biến hình
-
Câu 15:
Hãy chọn phát biểu đúng: Khi nói về trùng biến hình
A. Trùng biến hình là đại diện lớp trùng cỏ
B. Trùng giày là đại diện lớp trùng chân giả
C. Trùng biến hình di chuyển nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo chân giả
D. Trùng giày di chuyển nhờ roi xoáy vào nước
-
Câu 16:
Trong những phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng:
(1) Trùng giày gồm 2 nhân: nhân lớn, nhân nhỏ, trùng biến hình gồm 1 nhân
(2) Trùng biến hình có không bào co bóp hình hoa thị, trùng giày có không bào co bóp hình tròn
(3) Không bào trùng biến hình ở vị trí cố định, không bào trùng giày không cố định
(4) Không bào co bóp của trùng giày có ở cả nửa trước và sau, trùng biến hình có 1 không bào co bó
(5) Trùng biến hình là đại diện tiêu biểu của lớp Trùng chân giả, trùng giày là đại diện của lớp Trùng cỏA. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 17:
Không bào co bóp của trùng giày và trùng biến hình khác nhau như thế nào?
A. Không bào của trùng giày co bóp hình hoa thị, không bào co bóp của trùng biến hình hình tròn
B. Không bào co bóp của trùng biến hình có vị trí cố định, không bào của trùng giày không cố định
C. Không bào co bóp của trùng biến hình có ở cả nửa trước và sau, không bào của trùng giày chỉ có một
D. Không bào co bóp của trùng biến hình sẽ rời hầu di chuyển trong cơ thể theo một quỹ đạo nhất định trong quá trình tiêu hóa thức ăn
-
Câu 18:
Kích thước của trùng biến hình dao động từ
A. 0,1 – 0,5 mm
B. 0,2 – 0,8 mm
C. 0,01 – 0,05 mm
D. 0,02 – 0,08 mm
-
Câu 19:
Tại sao hình dạng của trùng biến hình luôn biến đổi?
A. Do chúng có nhân.
B. Do chúng tiêu hóa nội bào.
C. Do chúng có chân giả.
D. Do cấu tạo cơ thể của chúng là một khối chất nguyên sinh lỏng.
-
Câu 20:
Tiêu hóa của trùng giày giống trùng biến hình ở chỗ:
A. Thức ăn được tiêu hóa trong tế bào.
B. Lấy thức ăn nhờ lông bơi.
C. Thức ăn được tiêu hóa trong không bào tiêu hóa.
D. Thải bã qua lỗ thoát ở thành cơ thể.
-
Câu 21:
So với trùng biến hình chất bã được thải từ bất cứ vị trí nào trên cơ thể, trùng giày thải chất bã qua
A. bất cứ vị trí nào trên cơ thể như ở trùng biến hình.
B. không bào tiêu hoá.
C. không bào co bóp.
D. lỗ thoát ở thành cơ thể.
-
Câu 22:
Lông bơi của trùng giày có những vai trò gì trong những vai trò sau ?
1. Di chuyển.
2. Dồn thức ăn về lỗ miệng.
3. Tấn công con mồi.
4. Nhận biết các cá thể cùng loài.
Phương án đúng là:
A. 1, 2
B. 2, 3
C. 3, 4
D. 4, 1
-
Câu 23:
Hình dạng của trùng giày là:
A. Đối xứng
B. Không đối xứng.
C. Dẹp như chiếc giày
D. Có hình khối như chiếc giày
-
Câu 24:
Dưới đây là 4 giai đoạn trùng biến hình bắt mồi và tiêu hoá mồi :
(1) : Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh.
(2) : Lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi.
(3) : Không bào tiêu hoá tạo thành bao lấy mồi, tiêu hoá mồi nhờ dịch tiêu hoá.
(4) : Khi một chân giả tiếp cận mồi (tảo, vi khuẩn, vụn hữu cơ…).
Em hãy sắp xếp các giai đoạn trên theo trình tự hợp lý.
A. (4) - (2) - (1) - (3).
B. (4) - (1) - (2) - (3).
C. (3) - (2) - (1) - (4).
D. (4) - (3) - (1) - (2).
-
Câu 25:
Một trùng biến hình phân đôi liên tiếp 5 lần, tổng số trùng biến hình được tạo ra sau 5 lần phân đôi là:
A. 10
B. 16
C. 20
D. 32
-
Câu 26:
Trong các động vật nguyên sinh sau, động vật nào có cấu tạo đơn giản nhất?
A. Trùng roi.
B. Trùng biến hình.
C. Trùng giày.
D. Trùng bánh xe.
-
Câu 27:
Trong các động vật nguyên sinh sau, loài động vật nào có hình thức sinh sản tiếp hợp?
A. Trùng giày.
B. Trùng biến hình.
C. Trùng roi xanh.
D. Trùng kiết lị.
-
Câu 28:
Trùng biến hình sinh sản bằng cách
A. Phân đôi
B. Phân ba
C. Phân bốn
D. Phân nhiều
-
Câu 29:
Trùng biến hình di chuyển bằng
A. chân giả.
B. roi bơi.
C. lông bơi.
D. chân thật.
-
Câu 30:
Trùng biến hình dinh dưỡng theo hình thức
A. tự dưỡng và dị dưỡng.
B. kí sinh.
C. tự dưỡng.
D. dị dưỡng.
-
Câu 31:
Đặc điểm nào dưới đây không có ở trùng giày?
A. có nhân lớn, nhân nhỏ.
B. có không bào co bóp, miệng, hầu.
C. chứa hạt diệp lục.
D. sinh sản phân đôi theo chiều ngang và có hình thức sinh sản tiếp hợp.
-
Câu 32:
Động vật đơn bào nào dưới đây sống tự do ngoài thiên nhiên?
A. Trùng sốt rét.
B. Trùng kiết lị.
C. Trùng biến hình.
D. Trùng bệnh ngủ.
-
Câu 33:
Trùng giày khác với trùng biến hình và trùng roi ở đặc điểm:
A. Có chân giả
B. Có roi
C. Có lông bơi
D. Có diệp lục
-
Câu 34:
Phát biểu nào sau đây là đúng về trùng giày
A. Trùng giày có khả năng quang hợp
B. Thức ăn đi vào lỗ miệng và đi ra cũng bằng lỗ miệng
C. Thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá, di chuyển trong cơ thể
D. Không bào co bóp cũng tiêu hoá thức ăn
-
Câu 35:
Phát biểu nào đúng khi nói về trùng kiết lị?
A. Trùng kiết lị giống với trùng biến hình, đều có chân giả dài
B. Bào xác trùng kiết lị do muỗi Anophen truyền vào máu người
C. Kích thước của trùng kiết lị so với hồng cầu là lớn hơn
D. Đến ruột, trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác, chui vào hồng cầu để kí sinh
-
Câu 36:
Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về trùng kiết lị:
(1) Kích thước trùng kiết lị to hơn kích thước hồng cầu
(2) Trùng kiết lị chui vào hồng cầu để kí sinh
(3) Chân giả trùng kiết li ngắn hơn so với chân giả trùng biến hình
(4) Bào xác trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống vào ống tiêu hóa người
(5) Ở ngoài tự nhiên, bào xác trùng kiết lị tồn tại được 9 thángA. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 37:
Hãy chọn phương án thích hợp để điền vào chỗ trống:
Trùng sốt rét do (1)…………, truyền vào máu người. Chúng chui vào (2) ……………. để kí sinh và sinh sản cùng lúc cho nhiều trùng sốt rét mới.A. (1) Muỗi Aedes aegypti , (2) Ống tiêu hóa người
B. (1) Muỗi Anôphen, (2) Ống tiêu hóa người
C. (1) Muỗi Aedes aegypti , (2) Hồng cầu
D. (1) Muỗi Anôphen, (2) Hồng cầu
-
Câu 38:
Tên của loài động vật truyền kí sinh trùng sốt rét là?
A. Ruồi
B. Gián
C. Muỗi Anophen
D. Chuột
-
Câu 39:
Trong việc phòng bệnh sốt rét, người ta muốn hạn chế sự sinh trưởng của bọ gậy (lăng quăng hoặc cung quăng) bằng các nào?
A. Khai thông cống rãnh
B. Phun thuốc diệt muỗi
C. Ngủ phải có màn
D. Cả A và B đúng
-
Câu 40:
Trong điều kiện tự nhiên, bào xác trùng kiết lị có khả năng tồn tại trong bao lâu?
A. 3 tháng
B. 6 tháng
C. 9 tháng
D. 12 tháng