Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 7 năm 2021-2022
Trường THCS Ngô Quyền
-
Câu 1:
Sinh vật nào là sinh vật dị dưỡng?
A. con bò
B. con báo
C. nấm
D. tất cả những điều trên
-
Câu 2:
Nếu một con vật có cả cơ quan sinh sản cái và cơ quan sinh sản đực thì đó là?
A. hình đuôi.
B. lưỡng tính.
C. dị dưỡng.
D. thân thảo.
-
Câu 3:
Lớp vỏ cứng bảo vệ sinh vật biển khỏi những kẻ săn mồi, nhưng nó cũng mang lại khó khăn trong việc
A. tiêu thụ quá nhiều thức ăn
B. giữ nó sạch sẽ
C. bơi trong nước
D. quá nặng để mang theo
-
Câu 4:
Sinh sản hữu tính cần bao nhiêu cá thể bố mẹ?
A. hai
B. ba hoặc nhiều hơn
C. một
D. bốn hoặc nhiều hơn
-
Câu 5:
Dơi là động vật thuộc lớp phân loại nào sau đây?
A. Lớp thú
B. Lớp chim
C. Lớp bò sát
D. Lớp côn trùng
-
Câu 6:
Cá voi thuộc lớp phân loại nào sau đây?
A. Lớp cá
B. Lớp thú
C. Lớp lưỡng cư
D. Lớp bò sát
-
Câu 7:
Cho các động vật dưới đây, có bao nhiêu động vật thuộc lớp thú?
1. Cá chép.
2. Cá voi.
3. Hổ.
4. Cú mèo.
5. Dơi
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 8:
Có bao nhiêu động vật nào sau đây sống ở Nam Cực?
1. Gấu trắng
2. Chim cánh cụt
3. Hải cẩu
4. Chim sẻ
5. Cá sấu
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
-
Câu 9:
Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về khí hậu có ảnh hưởng đến động vật và thực vật như thế nào?
1. Động vật bị ảnh hưởng của khí hậu nhiều hơn thực vật
2. Động vật bị ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật
3. Động vật và thực vật chịu ảnh hưởng của khí hậu như nhau
4. Tùy loài động vật và thực vật khác nhau
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 10:
Động vật nào dưới đây kí sinh trên da người?
A. Nhện
B. Ve bò
C. Cái ghẻ
D. Ve sầu
-
Câu 11:
Đặc điểm của sinh vật thuộc giới khởi sinh là?
A. Sống hoàn toàn tự dưỡng
B. Chưa có cấu tạo tế bào
C. Tế bào có nhân sơ
D. Là những cơ thể có cấu tạo đa bào
-
Câu 12:
Động vật và thực vật giống nhau cơ bản ở các đặc điểm sau:
A. Có thành xenlulozơ ở tế bào.
B. Có khả năng di chuyển.
C. Có cấu tạo tế bào. Lớn lên và sinh sản.
D. Dị dưỡng.
-
Câu 13:
Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành động vật có xương sống với các ngành động vật không xường sống là
A. Hình dáng đa dạng
B. Có cột sống
C. Kích thước cơ thể lớn
D. Sống lâu
-
Câu 14:
Đặc điểm có ở động vật là:
A. Có cơ quan di chuyển
B. Có thần kinh và giác quan
C. Có thành xenlulôzơ ở tế bào
D. Lớn lên và sinh sản
-
Câu 15:
Tập đoàn Vôn vốc hay còn gọi là:
A. tập đoàn trùng biến hình.
B. tập đoàn trùng giày.
C. tập đoàn trùng sốt rét.
D. tập đoàn trùng roi.
-
Câu 16:
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:
Tập đoàn …(1)…. dù có nhiều …(2)… nhưng vẫn chỉ là một nhóm động vật …(3)… vì mỗi tế bào vẫn vận động và dinh dưỡng độc lập.
A. (1): trùng roi, (2): roi, (3): đa bào.
B. (1): trùng giày, (2): tế bào, (3): đa bào.
C. (1): trùng roi, (2):tế bào, (3): đơn bào
D. (1): trùng biến hình, (2): tế bào, (3):đơn bào.
-
Câu 17:
Đặc điểm nào dưới đây có cả ở thực vật và động vật?
A. có khả năng tự di chuyển
B. sống tự dưỡng
C. có khả năng sinh trưởng và phát triển
D. có hệ thần kinh và giác quan.
-
Câu 18:
Động vật có xương sống là những loài động vật có …
A. Hệ thần kinh
B. Hệ tuần hoàn
C. Xương sống
D. Giác quan
-
Câu 19:
Các ngành giun gồm mấy ngành?
A. 2 ngành là giun tròn và giun đốt
B. 2 ngành là giun dẹp và giun tròn
C. 2 ngành là giun tròn và giun đốt
D. 3 ngành là giun tròn, giun dẹp và giun đốt
-
Câu 20:
Động vật có lợi ích gì đối với con người?
A. Động vật cung cấp nguyên liệu cho con người thực phẩm, lông, da...
B. Động vật dùng làm thí nghiệm trong học tập, thí nghiệm, thử nghiệm thuốc
C. Động vật hỗ trợ con người trong lao động, giải trí, thể thao...
D. Cả A, B và C đúng
-
Câu 21:
Động vật nào có hại với con người
A. Chó
B. Bò
C. Lợn
D. Chuột
-
Câu 22:
Kích thước của trùng roi xanh như thế nào?
A. Có thể nhìn thấy bằng mắt thường
B. Không thể nhìn thấy bằng mắt thường (≈0. 005mm)
C. Không thể nhìn thấy bằng mắt thường (≈0. 05mm)
D. Có kích thước hiển vi (0. 5mm)
-
Câu 23:
Hình thức dinh dưỡng của trùng roi xanh
A. Tự dưỡng
B. Dị dưỡng
C. Tự dưỡng và dị dưỡng
D. Kí sinh
-
Câu 24:
Trùng roi di chuyển như thế nào?
A. Đầu đi trước.
B. Đuôi đi trước.
C. Đi ngang.
D. Vừa tiến vừa xoay.
-
Câu 25:
Hình thức sinh sản chủ yếu của trùng roi xanh là
A. mọc chồi.
B. phân đôi.
C. đẻ con.
D. tạo bào tử.
-
Câu 26:
Vì sao tập đoàn trùng roi không được xem là một cơ thể đa bào?
A. Vì các tế bào trong tập đoàn trùng roi đều có hai roi.
B. Vì mỗi tế bào trong tập đoàn trùng roi vẫn vận động và dinh dưỡng độc lập.
C. Vì các tế bào liên kết lại với nhau tạo thành tập đoàn trùng roi.
D. Vì Tập đoàn trùng roi dị dưỡng.
-
Câu 27:
Tại sao trùng roi xanh dinh dưỡng tự dưỡng được như thực vật?
A. Vì cơ thể chúng có diệp lục.
B. Vì chúng có roi.
C. Vì chúng có điểm mắt.
D. Vì chúng không có đối xứng.
-
Câu 28:
Tại sao trùng roi xanh có màu xanh lá?
A. Vì sắc tố ở màng cơ thể.
B. Vì màu sắc của điểm mắt.
C. Do sự trong suốt của màng cơ thể.
D. Vì màu sắc của các hạt diệp lục.
-
Câu 29:
Trùng roi di chuyển như thế nào? Bằng gì?
A. Đuôi đi trước, thẳng tiến, bằng lông bơi.
B. Đầu đi trước, thẳng tiến, bằng chân giả.
C. Đầu đi trước, vừa tiến vừa xoay, bằng roi.
D. Đuôi đi trước, vừa tiến vừa xoay, bằng long bơi.
-
Câu 30:
Đối với trùng roi điểm mắt dùng để?
A. Tìm thức ăn
B. Tránh kẻ thù
C. Hướng về phía ánh sáng
D. Tránh ánh sáng
-
Câu 31:
Động vật nguyên sinh nào dưới đây có lối sống tự dưỡng?
A. trùng giày.
B. trùng roi xanh.
C. trùng biến hình.
D. trùng sốt rét.
-
Câu 32:
Chỉ ra vai trò điểm mắt của trùng roi?
A. Quan sát môi trường
B. Nhận biết ánh sáng
C. Quang hợp
D. Điều khiển roi
-
Câu 33:
Chân giả của trùng biến hình được tạo thành nhờ:
A. Không bào tiêu hóa.
B. Chất nguyên sinh.
C. Nhân.
D. Không bào co bóp.
-
Câu 34:
Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở trùng biến hình thông qua
A. hệ thống phổi và ống khí.
B. hệ thống tấm mang.
C. bề mặt cơ thể.
D. hệ thống ống khí.
-
Câu 35:
Khi nói về trùng biến hình, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trùng biến hình thuộc ngành động vật nguyên sinh.
B. Tim chưa có tâm nhĩ, tâm thất.
C. Thần kinh dạng mạng lưới.
D. Hô hấp bằng da.
-
Câu 36:
Loài động vật nguyên sinh nào có hai nhân trong cơ thể:
A. Trùng roi
B. Tập đoàn Vôn vốc
C. Trùng giày
D. Trùng biến hình
-
Câu 37:
Hãy chọn phát biểu sai về động vật nguyên sinh
A. Cơ thể trùng biến hình luôn biến đổi hình dạng
B. Chất thải của trùng biến hình được loại ra ở vị trí bất kì trên cơ thể
C. Tế bào trùng giày đã phân hóa thành nhiều bộ phận, mỗi bộ phận đảm nhận một chức năng nhất định
D. Chất thải của trùng giày được loại ra ở vị trí bất kì trên cơ thể
-
Câu 38:
Sự trao đổi khí của trùng biến hình được thực hiện nhờ bộ phận nào?
A. Không bào co bóp.
B. Nhân.
C. Không bào tiêu hóa.
D. Bề mặt cơ thể
-
Câu 39:
Trùng biến hình tiêu hoá thức ăn nhờ
A. Chân giả
B. Không bào co bóp
C. Không bào tiêu hoá
D. Nhân
-
Câu 40:
Dưới đây là các giai đoạn của quá trình tiêu hóa thức ăn ở trùng giày:
1. Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hóa vào tế bào chất. Riêng phần thức ăn không được tiêu hóa trong không bào được thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào.
2. Màng tế bào lõm dần vào, hình thành không bào tiêu hóa. Các enzim của lizôxôm vào không bào tiêu hóa và thủy phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản.
3. Lizoxom gắn vào không bào tiêu hóa. Các enzim của lizoxom vào không bào tiêu hóa và thủy phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản.
Trình tự các giai đoạn của quá trình tiêu hóa nội bào:
A. 1 → 2 → 3.
B. 2 → 3 → 1.
C. 2 → 1 → 3.
D. 3 → 2 → 1.