Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 8 năm 2021-2022
Trường THCS Trần Quốc Tuấn
-
Câu 1:
Hệ thống nào sau đây bao gồm xương, cơ trơn và tim?
A. hệ thống sinh sản
B. hệ thống tiêu hóa
C. hệ cơ
D. không ý nào đúng
-
Câu 2:
Một tập hợp các cơ quan khác nhau dành riêng cho các chức năng riêng biệt cần thiết cho sự sống là .....
A. mô
B. sinh vật
C. hệ thống cơ quan
D. phân tử
-
Câu 3:
Cho biết có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Môi trường trong cơ thể gồm máu, nước mô, bạch huyết.
(2) Các tế bào cơ của cơ thể người có thể trực tiếp trao đổi các chất với môi trường bên ngoài.
(3) Huyết tương duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong hệ mạch.
A. 1
B. 0
C. 3
D. 2
-
Câu 4:
Hệ thống nào có chức năng bao bọc, chống đỡ, vận chuyển gồm?
A. Da, tóc, cơ, khớp
B. Hệ tiêu hoá, hệ hô hấp và hệ thống các tế bào trong cơ thể
C. Da, cơ, xương, khớp
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 5:
Cho biết não, tủy sống, dây thần kinh và hạch thần kinh thuộc hệ cơ quan nào?
A. Hệ hô hấp.
B. Hệ thần kinh.
C. Hệ bài tiết.
D. Hệ tuần hoàn
-
Câu 6:
Mũi, khí quản, phế quản, và hai lá phổi thuộc hệ cơ quan nào dưới đây?
A. Hệ hô hấp.
B. Hệ tiêu hóa.
C. Hệ bài tiết.
D. Hệ tuần hoàn.
-
Câu 7:
Cho biết ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa thuộc hệ cơ quan?
A. Hệ vận động.
B. Hệ tiêu hóa.
C. Hệ bài tiết.
D. Hệ sinh dục.
-
Câu 8:
Hãy cho biết thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái thuộc hệ cơ quan nào?
A. Hệ hô hấp
B. Hệ tiêu hóa
C. Hệ bài tiết
D. Hệ tuần hoàn
-
Câu 9:
Tim và hệ mạch thuộc hệ cơ quan nào sau đây?
A. Hệ vận động.
B. Hệ tiêu hóa.
C. Hệ bài tiết.
D. Hệ tuần hoàn.
-
Câu 10:
Cơ, xương thuộc hệ cơ quan nào dưới đây?
A. Hệ vận động
B. Hệ tiêu hóa
C. Hệ bài tiết
D. Hệ sinh dục
-
Câu 11:
Cơ thể người ngoài các hệ cơ quan là hệ hô hấp, tiêu hóa, hệ thần kinh, tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ vận động thì cơ thể còn có:
A. Da, giác quan
B. Hệ nội tiết
C. Hệ sinh dục
D. Cả A, B và C
-
Câu 12:
Điền các từ phù hợp thay cho (1), (2), (3), (4) để hoàn chỉnh các câu sau:
Cơ thể người chia thành hai khoang: khoang ngực và ...(3)... Trong cơ thể có các …(2)…: hệ vận động, hệ tuần hoàn, …(3)…, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ sinh dục, hệ thần kinh, hệ nội tiết. Các hệ cơ quan hoạt động một cách …(4)… trong cơ thể.
A. (1): khoang lưng, (2): hệ cơ quan, (3): hệ cơ, (4): thống nhất.
B. (1): khoang bụng, (2): hệ cơ quan, (3): hệ tiêu hóa, (4): thống nhất.
C. (1): khoang bụng, (2): hệ cơ quan, (3): hệ tiêu hóa, (4): độc lập.
D. (1): khoang bụng, (2): cơ quan, (3): hệ xương, (4): thống nhất.
-
Câu 13:
Những nhận định sau đây về các hệ cơ quan trong cơ thể người có bao nhiêu nhận định đúng?
1. Hệ tuần hoàn không chịu sự chi phối của hệ thần kinh
2. Hoạt động của hệ vận động không ảnh hưởng đến các hệ cơ quan khác
3. Hệ tiêu hóa chỉ phân giải và hấp thu chất dinh dưỡngA. 0
B. 1
C. 2
D. 3
-
Câu 14:
Nguyên nhân do đâu xương to ra về bề ngang?
A. Sự phân chia của mô xương cứng.
B. Tấm sụn ở hai đầu xương.
C. Mô xương xốp.
D. Sự phân chia của tế bào màng xương.
-
Câu 15:
Cho biết ý nào sau đây không đúng?
A. Cơ thể con người là một khối thống nhất.
B. Sức khỏe con người phụ thuộc vào trạng thái của hệ thần kinh.
C. Cơ thể con người điều khiển hoạt động theo suy nghĩ chứ không phải hệ thần kinh.
D. Mọi hoạt động của con người đều chịu sự điều khiển, điều hòa và phối hợp của hệ thần kinh.
-
Câu 16:
Những nhận định nào về các hệ cơ quan trong cơ thể người đúng?
A. Hệ tuần hoàn không chịu sự chi phối của hệ thần kinh
B. Hoạt động của hệ vận động không ảnh hưởng đến các hệ cơ quan khá
C. Hệ tiêu hóa chỉ phân giải và hấp thu chất dinh dưỡng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 17:
Cho biết cơ thể người được chia làm mấy phần? Đó là những phần nào?
A. 3 phần: đầu, thân và chân
B. 2 phần: đầu và thân
C. 3 phần: đầu, thân và các chi
D. 3 phần: đầu, cổ và thân
-
Câu 18:
Thành phần hoá học của tế bào gồm có gì?
A. Prôtêin, gluxit, lipit, axit nuclêic, muối khoáng như K, Ca, Na, Fe, Cu...
B. Prôtêin, gluxit, lipit, axit nuclêic và các vitamin
C. Prôtêin, gluxit, lipit, axit nuclêic và nước
D. Prôtêin, gluxit, lipit, axit nuclêic, chất vô cơ bao gồm nước và các loại muối khoáng như K, Ca, Na...
-
Câu 19:
Thành phần nào dưới đây cần cho hoạt động trao đổi chất của tế bào ?
A. Ôxi
B. Chất hữu cơ (prôtêin, lipit, gluxit…)
C. Nước và muối khoáng
D. Tất cả các phương án
-
Câu 20:
Cho biết tế bào có kích thước lớn nhất?
A. Tế bào trứng
B. Tế bào xương
C. Tế bào cơ
D. Tế bào thần kinh
-
Câu 21:
Hãy cho biết trong cơ thể người, loại tế bào nào có kích thước dài nhất ?
A. Tế bào thần kinh
B. Tế bào cơ vân
C. Tế bào xương
D. Tế bào da
-
Câu 22:
Trong các tế bào sau tế bào nào có dạng hình sợi ?
A. Tế bào trứng
B. Tế bào hồng cầu
C. Tế bào xương
D. Tế bào cơ
-
Câu 23:
Nguyên tố hóa học nào sau đây được xem là nguyên tố đặc trưng cho chất sống ?
A. Cacbon
B. Ôxi
C. Lưu huỳnh
D. Nitơ
-
Câu 24:
Đâu là nơi tổng hợp prôtêin trong tế bào?
A. Lưới nội chất
B. Ti thể
C. Ribôxôm
D. Bộ máy gôngi
-
Câu 25:
Cho biết trong nhân tế bào, quá trình tổng hợp ARN ribôxôm diễn ra chủ yếu ở đâu ?
A. Dịch nhân
B. Nhân con
C. Nhiễm sắc thể
D. Màng nhân
-
Câu 26:
Theo em vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào là?
A. Lưới nội chất
B. Tế bào chất
C. Nhân
D. Màng tế bào
-
Câu 27:
Cho biết trong tế bào, bộ phận nào là quan trọng nhất ?
A. Nhân, vì nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào và có vai trò quan trọng trong sự di truyền.
B. Màng sinh chất, vì màng sinh chất có vai trò bảo vệ tế bào và là nơi trao đổi chất giữa tế bào với môi trường.
C. Chất tế bào: vì đây là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào
D. Các bào quan: vì chúng góp phần quan trong vào hoạt động sống của tế bào
-
Câu 28:
Bào quan có chức năng tham gia quá trình phân chia tế bào là?
A. Ti thể
B. Nhân
C. Ribôxôm
D. Trung thể
-
Câu 29:
Trong tế bào, bào quan có vai trò tạo ra năng lượng cho tế bào hoạt động là?
A. Hạt ribôxôm
B. Ti thể
C. Bộ máy gôngi
D. Lưới nội chất
-
Câu 30:
Trong tế bào, cho biết vai trò của ti thể là làm gì?
A. Thu nhận, hoàn thiện và phân phối các sản phẩm chuyển hóa vật chất đi khắp cơ thể
B. Tham gia vào hoạt động hô hấp, giúp sản sinh năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào
C. Tổng hợp prôtêin
D. Tham gia vào quá trình phân bào
-
Câu 31:
Cho biết tế bào động vật có gì?
A. Màng tế bào mỏng
B. Không có lục lạp
C. Có không bào nhỏ, có trung thể
D. Cả A, B và C
-
Câu 32:
Cho biết cấu tạo tế bào gồm mấy phần chính?
A. 3 phần
B. 2 phần
C. 4 phần
D. 5 phần
-
Câu 33:
Cấu tạo tế bào gồm có những bào quan nào?
A. Màng sinh chất, ribôxôm, ti thể.
B. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân.
C. Màng sinh chất, chất tế bào, gôngi.
D. Màng sinh chất, ti thể, nhân.
-
Câu 34:
Hoạt động sống của tế bào có quá trình đồng hóa. Vậy đồng hóa là?
A. Giải phóng năng lượng
B. Tổng hợp chất hữu cơ đơn giản từ những chất hữu cơ phức tạp
C. Tích luỹ năng lượng
D. Phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản
-
Câu 35:
Nguyên tố hóa học nào dưới đây tham gia cấu tạo nên prôtêin, lipit, gluxit và cả axit nuclêic ?
A. Hiđrô
B. Ôxi
C. Cacbon
D. Tất cả các phương án trên
-
Câu 36:
Trong nhân tế bào, quá trình tổng hợp ARN ribôxôm diễn ra chủ yếu ở vị trí nào?
A. Dịch nhân
B. Nhân con
C. Nhiễm sắc thể
D. Màng nhân
-
Câu 37:
Cho biết bào quan đóng vai trò giao thông nội bào?
A. Lưới nội chất
B. Lizoxom
C. Lục lạp
D. Trung thể
-
Câu 38:
Cho biết thành phần nào không thể thiếu trong cấu tạo tế bào?
A. Màng sinh chất
B. Tế bào chất
C. Nhân
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 39:
Khi mất khả năng dung nạp chất dinh dưỡng, cơ thể chúng ta sẽ trở nên kiệt quệ, đồng thời khả năng vận động cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Ví dụ trên phản ánh điều gì?
A. Các hệ cơ quan trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau
B. Dinh dưỡng là thành phần thiết yếu của cơ và xương
C. Hệ thần kinh và hệ vận động đã bị hủy hoại hoàn toàn do thiếu dinh dưỡng
D. Tất cả các phương án đưa ra
-
Câu 40:
Khi chúng ta bơi cật lực, hệ cơ quan nào dưới đây sẽ tăng cường độ hoạt động?
A. Hệ tuần hoàn
B. Hệ vận động
C. Hệ hô hấp
D. Tất cả các phương án còn lại