Đề thi giữa HK1 môn Toán 10 năm 2020
Trường THPT Nguyễn An Ninh
-
Câu 1:
Mệnh đề kéo theo nào dưới đây là sai
A. Nếu a có tận cùng bằng 0 thì a chia hết cho 5
B. Nếu 3 < 4 thì 3 + 1 < 4 + 1
C. Nếu gió mùa về thì trời trở lạnh.
D. Nếu -4 < -3 thì (-4).2 < (-3).2
-
Câu 2:
Mệnh đề phủ định của mệnh đề "5 + 4 = 10" là:
A. \(5+4<10\)
B. \(5+4\le10\)
C. \(5+4\ge10\)
D. \(5+4\ne10\)
-
Câu 3:
Xét tính đúng sai của mệnh đề P(n) : \(\exists n\in N*,\frac{1}{2}n\left( n+1 \right)\) chia hết cho 11".
A. Sai
B. Đúng
C. Vừa đúng vừa sai
D. Không phải là mệnh đề
-
Câu 4:
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai
A. Điều kiện cần và đủ để mỗi số nguyên a, b chia hết cho 7 là tổng các bình phương của chúng chia hết cho 7
B. Điều kiện cần và đủ để một tứ giác nội tiếp đường tròn là tổng hai góc đối diện của nó bằng nhau
C. Điều kiện cần và đủ để một tứ giác là hình chữ nhật là hai đường chéo bằng nhau
D. Điều kiện cần và đủ để một tam giác là tam giác đều là tam giác có ba đường phân giác bằng nhau
-
Câu 5:
A, B, C là ba mệnh đề đúng, mệnh đề nào sau đây là đúng?
A. \(A \Rightarrow \left( {B \Rightarrow \overline C } \right)\)
B. \(C \Rightarrow \overline A \)
C. \(B \Rightarrow \overline {\left( {A \Rightarrow C} \right)} \)
D. \(C \Rightarrow \left( {A \Rightarrow B} \right)\)
-
Câu 6:
Cho tập hợp A gồm 2 phần tử. Hỏi tập hợp A có bao nhiêu tập con.
A. 4
B. 8
C. 6
D. 3
-
Câu 7:
Tìm số phần tử của tập hợp A = {x \(\in\) Z | -3 < x \(\le\) 4}
A. 6
B. 7
C. 8
D. 5
-
Câu 8:
Cho tập A= {-1; 1; 5; 8}, B ="Gồm các ước số nguyên dương của 16". Viết tập A dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử. Viết tập B dưới dạng liệt kê các phần tử.
A. A = {x \(\in\) R | (x + 1)(x - 1)(x - 5)(x - 8) = 0}
B. B = {0; 1; 2; 4; 8; 16}
C. Cả A, B đều sai
D. Cả A, B đều đúng
-
Câu 9:
Tìm số tập X thoả mãn bao hàm thức sau: {1; 2} ⊂ X ⊂ {1; 2; 3; 4; 5}
A. 8
B. 7
C. 6
D. 5
-
Câu 10:
Trong các tập hợp sau, tập nào là tập rỗng?
A. \({\rm{\{ }}x \in R|{x^2} + 5x - 6 = 0\} \)
B. \({\rm{\{ }}x \in Q|3{x^2} - 5x + 2 = 0\} \)
C. \({\rm{\{ }}x \in Z|{x^2} + x - 1 = 0\}\)
D. \({\rm{\{ }}x \in R|{x^2} + 5x - 1 = 0\} \)
-
Câu 11:
Cho hai tập hợp A = [−1; 3) và B = [−2; −1]. Mệnh đề nào sau đây là đúng?
A. A∖B = [1; −3)
B. A ∪ B = [−1; 3]
C. A ∩ B = {−1}
D. B∖A = [−2; −1]
-
Câu 12:
Cho các tập hợp sau:
Tập hợp A: 'Tất cả các học sinh có học lực giỏi khối 10 của trường chuyên Trần Hưng Đạo, Bình Thuận"
Tập hợp B: "Tất cả các học sinh nữ có học lực giỏi khối 10 của trường chuyên Trần Hưng Đạo, Bình Thuận"
Tập hợp C: "Tất cả các học sinh nam có học lực giỏi khối 10 của trường chuyên Trần Hưng Đạo, Bình Thuận"
Khẳng định nào sau đây đúng?
A. C = B∖A
B. C = A ∩ B
C. C = A ∪ B
D. C = A∖B
-
Câu 13:
Cho các tập hợp sau:
Tập hợp A: 'Tất cả các học sinh có học lực giỏi khối 10 của trường chuyên Trần Hưng Đạo, Bình Thuận"
Tập hợp B: "Tất cả các học sinh nữ có học lực giỏi khối 10 của trường chuyên Trần Hưng Đạo, Bình Thuận"
Tập hợp C: "Tất cả các học sinh nam có học lực giỏi khối 10 của trường chuyên Trần Hưng Đạo, Bình Thuận"
Khẳng định nào sau đây đúng?
A. C = B∖A
B. C = A ∩ B
C. C = A ∪ B
D. C = A∖B
-
Câu 14:
Cho hai tập hợp X = {1; 2; 3; 4; 5} và Y = {−1; 0; 4}, tập hợp X ∪ Y có bao nhiêu phần tử?
A. 7
B. 6
C. 8
D. 12
-
Câu 15:
Cho các tập hợp A = [−3; 1), B = {x ∈ R| 4 − x 2 > 0}, C = (−1; +∞). Tập hợp (A ∩ B) ∖C là:
A. (-2; -1]
B. [-3; 2)
C. (-2; -1)
D. [-3; -1)
-
Câu 16:
Xác định các tập số sau: [−4; 3] ∖ [−2; 1]
A. (1; 3]
B. [-4; -2)
C. [-4; 2) ∪ (1; 3]
D. A, B, C đều đúng
-
Câu 17:
Cho hai tập hợp A = [0; 4), B = {x ∈ R/ |x| ≤ 2}. Hãy xác định khẳng định đúng nhất:
A. A ∪ B = [−2; 4)
B. A ∩ B = [0; 2]
C. A∖B = (2; 4)
D. A, B, C đều đúng
-
Câu 18:
Cho A = (−∞; −2] , B = [3; +∞) và C = (0; 4). Khi đó (A ∪ B) ∩ C là:
A. [3; 4]
B. (−∞; −2) ∪ (3; +∞)
C. [3; 4)
D. (−∞; −2) ∪ [3; +∞)
-
Câu 19:
Cho hai tập khác rỗng: A = (m − 1; 4] , B = (−2; 2m + 2), với m ∈ R. Xác định m để A ⊂ B
A. m < 5
B. 1 < m
C. 1 < m < 5
D. 1 ≤ m ≤ 5
-
Câu 20:
Tìm tập xác định của hàm số \(y = \sqrt {x + 2} - \frac{2}{{x - 3}}\)
A. R \ {3}
B. (3; +∞)
C. (−2; +∞)
D. (−2; +∞] ∖ {3}
-
Câu 21:
Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số chẵn?
A. y = -x
B. y = x2
C. y = 2x
D. y = x3
-
Câu 22:
Có mấy giá trị của m để đồ thị hàm số y = x 4 − (m2 − 3m + 2) x 3 + m2 − 1 nhận trục tung làm trục đối xứng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 23:
Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m thuộc đoạn [-3; 3] để hàm số f (x) = (m + 1) x + m − 2 đồng biến trên R?
A. 7
B. 5
C. 4
D. 3
-
Câu 24:
Điểm nào sau đây thuộc đồ thị hàm số \(y = \frac{1}{{x - 1}}\)
A. A(2; 1)
B. B(1; 1)
C. C(2; 0)
D. D(0; 1)
-
Câu 25:
Đồ thị hàm số y =ax + b đi qua hai điểm A(0; -3); B(-1; -5). Thì a và b bằng
A. a = −2; b = 3
B. a = 2; b = 3
C. a = 2; b = −3
D. a = 1; b = −4
-
Câu 26:
Bảng biến thiên dưới đây là của hàm số nào?
A. y = −x 2 + 2x − 3
B. y = m (m là tham số)
C. y = 2020x - 2021
D. y = -2020x + 1
-
Câu 27:
Tìm m để 3 đường thẳng d1 : y = x + 1, d2 : y = 3x − 1, d3 : y = 2mx − 4m đồng quy?
A. m = 0
B. m = -1
C. m = 1
D. Không có m
-
Câu 28:
Đồ thị hàm số y = 3x 2 + 4x − 1 nhận đường thẳng nào dưới đây làm trục đối xứng?
A. \(x=\frac43\)
B. \(x=\frac23\)
C. \(x=-\frac23\)
D. \(x=-\frac13\)
-
Câu 29:
Hàm số y = −x 2 + 2x + 3 có đồ thị là hình nào trong các hình sau?
A.
B.
C.
D.
-
Câu 30:
Cho parabol y = f (x) = ax 2 + bx + c (a ≠ 0) có bảng biến thiên như hình dưới đây
Đỉnh của parabol là điểm:
A. I (5; 1)
B. I (−1; −5)
C. I (−1; 0)
D. I (−1; 5)