Đề thi giữa HK1 môn Sinh 7 năm 2020
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
-
Câu 1:
Đầu ếch gắn với mình thành một khối thuôn nhọn về phía trước có tác dụng
A. Giúp ếch đẩy nước khi bơi.
B. Giúp ếch dễ thở khi bơi.
C. Giúp ếch thuận lợi trong động tác nhảy.
D. Giảm sức cản của nước khi bơi.
-
Câu 2:
Các loài chim hoàn toàn không biết bay, thích nghi với tập tính chạy trên thảo nguyên và hoang mạc khô nóng là đời sống của nhóm chim
A. Chim bơi.
B. Chim bay.
C. Chim chạy.
D. Chim sống dưới nước.
-
Câu 3:
Hệ tuần hoàn của thằn lằn có đặc điểm:
A. Tâm thất có vách hụt.
B. Tâm thất có vách hụt, sự pha trộn máu giảm đi.
C. Tâm nhĩ có vách hụt, sự pha trộn máu giảm đi.
D. Tâm thất có 2 vách ngăn hụt, máu ít bị pha hơn.
-
Câu 4:
Thú móng guốc được xếp vào bộ guốc chẵn là:
A. Lợn, bò.
B. Bò, ngựa.
C. Hươu, tê giác.
D. Voi, hươu.
-
Câu 5:
Chim bồ câu, tim có 4 ngăn hoàn chỉnh nên máu trong tim là
A. Máu không pha trộn.
B. Máu pha trộn.
C. Máu lỏng.
D. Máu đặc.
-
Câu 6:
Đặc điểm cấu tạo chi của Kanguru
A. Chi có màng bơi.
B. Chi sau lớn khỏe, chi trước biến thành cánh.
C. Chi sau lớn khỏe, chi trước ngắn nhỏ.
D. Chi trước to khỏe, chi sau có màng bơi.
-
Câu 7:
Hình dạng thân và đuôi cá chép có tác dụng gì đới với đời sống của nó?
A. Giúp cá bơi lội dễ dàng.
B. Giúp cá điều chỉnh được thăng bằng.
C. Giảm được sức cản của nước.
D. Cả a và b.
-
Câu 8:
Ếch hô hấp…
A. chỉ qua mang.
B. vừa qua da, vừa qua phổi.
C. chỉ qua phổi.
D. bằng phổi và mang.
-
Câu 9:
Điểm khác biệt trong hệ tuần hoàn ếch và thằn lằn là:
A. Tâm thất có 1 vách hụt.
B. Tâm thất có 1 vách hụt làm giảm bớt sự pha trộn máu.
C. Tâm nhĩ có vách hụt, máu pha trộn giảm đi.
D. Tâm thất có 2 vách hụt, máu ít bị pha hơn.
-
Câu 10:
Bò sát phân biệt với lưỡng cư bởi
A. Da khô phủ vảy sừng, có nhiều đốt sống cổ, tim 3 ngăn.
B. Thận sau có cơ quan giao phối, trứng lớn có vỏ đá vôi.
C. Hô hấp bằng phổi, máu pha nuôi cơ thể.
D. Cả A và B.
-
Câu 11:
Bò sát phân biệt với lưỡng cư bởi
A. Da khô phủ vảy sừng, có nhiều đốt sống cổ, tim 3 ngăn.
B. Thận sau có cơ quan giao phối, trứng lớn có vỏ đá vôi.
C. Hô hấp bằng phổi, máu pha nuôi cơ thể.
D. Cả A và B.
-
Câu 12:
Lông ống khác lông tơ bởi
A. Có ống lông, sợi lông
B. Làm thân chim nhẹ, giúp chim bay được.
C. Có phiến lông rộng bao phủ toàn thân.
D. Cả A và B.
-
Câu 13:
Chim bồ câu có tập tính
A. Sống đơn độc.
B. Sống ghép đôi.
C. Sống thành nhóm nhỏ.
D. Sống thành đàn.
-
Câu 14:
Ếch có đặc điểm hô hấp là
A. Thở bằng phổi và qua lớp da ẩm.
B. Đầu dẹp nhọn khớp với thân thành một khối.
C. Mắt có mi, tai có màng nhĩ.
D. Thở bằng phổi.
-
Câu 15:
Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước là
A. Thở bằng phổi và qua lớp da ẩm.
B. Đầu dẹp nhọn khớp với thân thành một khối.
C. Mắt có mi, tai có màng nhĩ.
D. Thở bằng phổi.
-
Câu 16:
Vai trò của chim trong đời sống của con người
A. Cung cấp lương thực.
B. Cung cấp thực phẩm.
C. Chim ăn quả, hạt.
D. Chim ăn sâu bọ.
-
Câu 17:
Đại diện bò sát thuộc bộ có vảy là
A. Thằn lằn bóng.
B. Thằn lằn bóng, cá sấu.
C. Rùa núi vàng.
D. Ba ba, thằn lằn bóng.
-
Câu 18:
Di chuyển của ếch đồng là
A. nhảy và lặn
B. nhảy và bơi.
C. bơi và đi.
D. nhảy và đi.
-
Câu 19:
Tim ếch có cấu tạo
A. 1 tâm nhĩ, 2 tâm thất.
B. 2 tâm nhĩ.
C. 2 tâm thất.
D. 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất.
-
Câu 20:
Ở Việt Nam lưỡng cư phân làm mấy bộ?
A. một bộ.
B. hai bộ.
C. ba bộ.
D. bốn bộ
-
Câu 21:
Ở thằn lằn máu nuôi cơ thể là máu gì?
A. máu ít pha.
B. máu pha.
C. máu giầu ô xi.
D. máu đỏ tươi.
-
Câu 22:
Hệ bài tiết của thằn lằn là:
A. thận trước.
B. thận sau.
C. thận giữa.
D. trung thận.
-
Câu 23:
Chim bồ câu có kiểu bay:
A. bay lượn.
B. bay xòe cánh.
C. bay nhờ sức gió.
D. bay vỗ cánh.
-
Câu 24:
Điểm giống nhau giữa chim và thú là
A. nuôi con bẵng sữa diều.
B. động vật hằng nhiệt.
C. đẻ trứng.
D. đẻ con.
-
Câu 25:
Khỉ hình người khác vượn là
A. có chai mông, túi má, đuôi.
B. không có chai mông, túi má, đuôi.
C. có túi má, chai mông.
D. có chai mông nhỏ, đuôi dài.
-
Câu 26:
Những loài động vật nào sau đây là động vật biến nhiệt, đẻ trứng?
A. Chim bồ câu, thỏ, cá sấu
B. Thỏ, cá chép, ếch đồng
C. Cá chép, ếch đồng, rắn ráo
D. Ếch đồng, cá chép, chim bồ câu
-
Câu 27:
Đặc điểm cấu tạo quan trọng nhất để phân biệt bộ gặm nhấm, bộ ăn sâu bọ và bộ ăn thịt là
A. đời sống
B. tập tính
C. bộ răng
D. cấu tạo chân
-
Câu 28:
Hệ hô hấp của chim bồ câu gồm những cơ quan nào?
A. Khí quản và 9 túi khí.
B. Khí quản, 2 phế quản và 2 lá phổi
C. Khí quản, 2 phế quản và 9 túi khí
D. Phổi, túi khí
-
Câu 29:
Những động vật thuộc lớp bò sát là
A. thạch sùng, ba ba, cá trắm
B. ba ba, tắc kè, ếch đồng
C. rắn nước, cá sấu, thạch sùng
D. ếch đồng, cá voi, thạch sùng
-
Câu 30:
Phát biểu nào sau đây về ếch đồng là đúng?
A. Phát triển qua biến thái.
B. Sinh sản mạnh vào mùa đông.
C. Đẻ trứng và thụ tinh trong.
D. Ếch có xương sườn phát triển.