Đề thi giữa HK2 môn Sinh Học 7 năm 2021
Trường THCS Chu Văn An
-
Câu 1:
Vì sao vào mùa đông chúng ta lại ít nhìn thấy ếch?
A. Do ếch di cư đến vùng ấm hơn
B. Do ếch bị chết nhiều vì nhiệt độ lạnh
C. Do ếch trú đông
D. Cả ba nguyên nhân trên
-
Câu 2:
Trong 3 bộ của lớp Lưỡng cư, bộ nào có số lượng loài lớn nhất?
A. Bộ Lưỡng cư không chân.
B. Bộ Lưỡng cư không đuôi.
C. Bộ Lưỡng cư có đuôi.
D. Tất cả đều sai
-
Câu 3:
Lớp Lưỡng cư chia làm mấy bộ?
A. 2 bộ là Bộ Lưỡng cư có đuôi và Bộ Lưỡng cư không đuôi
B. 2 bộ là Bộ Lưỡng cư không đuôi và Bộ Lưỡng cư không chân
C. 2 bộ là Bộ Lưỡng cư có đuôi và Bộ Lưỡng cư không chân
D. 3 bộ là Bộ Lưỡng cư có đuôi, Bộ Lưỡng cư không đuôi và Bộ Lưỡng cư không chân
-
Câu 4:
Loài lưỡng cư nào dưới đây trên lưng có những lỗ nhỏ; khi đẻ trứng, cóc cái phết trứng đã thụ tinh lên lưng, trứng lọt vào các lỗ và phát triển thành nòng nọc?
A. Cóc tổ ong Nam Mĩ.
B. Nhái Nam Mĩ.
C. Cóc mang trứng Tây Âu.
D. Cá cóc Tam Đảo.
-
Câu 5:
Phát biểu đúng về bộ lưỡng cư?
A. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư có đuôi hoạt động về ban đêm.
B. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư không đuôi hoạt động về ban đêm.
C. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư không chân hoạt động về ban đê.
D. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư không đuôi hoạt động về ban ngày.
-
Câu 6:
Bộ Lưỡng cư có đuôi có đặc điểm gì?
A. Hai chi sau dài hơn hai chi trước
B. Thiếu chi
C. Hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau
D. Hai chi trước dài hơn hai chi sau
-
Câu 7:
Trong các đại diện sau, đại diện nào không thuộc lớp Lưỡng cư?
A. Cá cóc Nhật Bản.
B. Ễnh ương.
C. Cá cóc Tam Đảo.
D. Cá chuồn.
-
Câu 8:
Loài nào dưới đây sau khi ghép đôi trên cạn, cóc cái bỏ đi, cóc đực cuốn đám trứng ở chi sau rồi ngâm mình xuống nước cho đến khi trứng nở thành nòng nọc?
A. Cóc mang trứng Tây Âu.
B. Cá cóc Tam Đảo.
C. Cóc tổ ong Nam Mĩ.
D. Nhái Nam Mĩ.
-
Câu 9:
Khi nói về đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Là động vật biến nhiệt
B. Phát triển qua biến thái
C. Thụ tinh trong
D. Da trần, ẩm ướt
-
Câu 10:
Hiện nay, bộ nào có số lượng loài lớn nhất trong lớp Lưỡng cư?
A. Lưỡng cư không chân.
B. Lưỡng cư không đuôi.
C. Lưỡng cư có đuôi.
D. Tất cả đáp án trên đều sai
-
Câu 11:
Thằn lằn bóng đuôi dài thường trú đông ở?
A. Đầm nước lớn.
B. Hang đất khô.
C. Gần hồ nước.
D. Khu vực đất ẩm, mềm, xốp.
-
Câu 12:
Thằn lằn bóng đuôi dài là động vật?
A. Không có nhiệt độ cơ thể
B. Động vật biến nhiệt
C. Động vật đẳng nhiệt
D. Động vật hằng nhiệt
-
Câu 13:
Yếu tố nào dưới đây không tham gia vào sự vận động của thằn lằn bóng đuôi dài?
A. Sự vận động phối hợp của tứ chi.
B. Sự co, duỗi của thân.
C. Sự vận động của các vuốt sắc ở chân.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng.
-
Câu 14:
Phát biểu nào sau đây về thằn lằn bóng đuôi dài là đúng?
A. Da khô, có vảy sừng bao bọc.
B. Vành tai lớn.
C. Không có mi mắt thứ ba.
D. Không có đuôi.
-
Câu 15:
Thằn lằn di chuyển như thế nào?
A. Thân và đuôi cử động liên tục
B. Thân và đuôi tỳ vào đất
C. Thân và đuôi tỳ vào đất, thân và đuôi cử động liên tục, chi trước và chi sau tác động vào đất
D. Chi trước và chi sau tác động vào đất
-
Câu 16:
Đặc điểm nào dưới đây đúng khi nói về sinh sản của thằn lằn bóng đuôi dài?
A. Thụ tinh trong, đẻ con.
B. Thụ tinh trong, đẻ trứng.
C. Con đực không có cơ quan giao phối chính thức.
D. Ý A, B, C đều không đúng.
-
Câu 17:
Các đặc điểm cấu tạo của thằn lằn thích nghi với đời sống trên cạn?
A. Cổ dài, mắt có mi cử động và tuyến lệ
B. Màng nhĩ nằm trong hốc tai.
C. Da khô có vảy sừng, đuôi và thân dài, chân ngắn, yếu, có vuốt sắc
D. Tất cả các đặc điểm trên
-
Câu 18:
Đặc điểm nào dưới đây không có thằn lằn bóng đuôi dài?
A. Màng nhĩ nằm trong hốc tai ở hai bên đầu.
B. Bàn chân gồm có 4 ngón, không có vuốt.
C. Vảy sừng xếp lớp.
D. Mắt có mi cử động, có nước mắt.
-
Câu 19:
Đặc điểm đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài?
A. Bắt mồi về ban ngày
B. Sống và bắt mồi nơi khô ráo
C. Thích phơi nắng, trú đông trong các hốc đất khô ráo
D. Tất cả các đặc điểm trên đúng
-
Câu 20:
Yếu tố nào dưới đây giúp thằn lằn bóng đuôi dài bảo vệ mắt, giữ nước mắt để màng mắt không bị khô?
A. Da khô và có vảy sừng bao bọc.
B. Bàn chân có móng vuốt.
C. Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu.
D. Mắt có mi cử động, có nước mắt.
-
Câu 21:
Đặc điểm nào của thằn lằn có giúp ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể?
A. Da khô có vảy sừng bao bọc
B. Màng nhĩ nằm trong hốc tai
C. Mắt có mi cử động, có nước mắt
D. Có cổ dài
-
Câu 22:
Trong các động vật sau, động vật nào phát triển không qua biến thái?
A. Thằn lằn bóng đuôi dài.
B. Ếch đồng.
C. Ong mật.
D. Bướm cải.
-
Câu 23:
Đặc điểm sinh sản của thằn lằn bóng đuôi dài?
A. Thụ tinh ngoài
B. Thụ tinh trong
C. Phân chia cơ thể
D. Kí sinh qua nhiều vật chủ
-
Câu 24:
Trứng của thằn lằn bóng đuôi dài được thụ tinh ở?
A. Trong nước.
B. Trong buồng trứng của con cái.
C. Trong cát.
D. Trong ống dẫn trứng của con cái.
-
Câu 25:
Sự trao đổi khí của thằn lằn được thực hiện nhờ?
A. Thằn lằn sống trong môi trường nước
B. Sự co giãn của các cơ liên sườn
C. Bề mặt da ẩm ướt
D. Cả A và B đúng
-
Câu 26:
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về thần kinh và giác quan của thằn lằn?
A. Vành tai lớn, có khả năng cử động.
B. Não trước và tiểu não phát triển.
C. Không có mi mắt.
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 27:
Đặc điểm nào dưới đây giúp cơ thể thằn lằn giữ nước?
A. Mắt có tuyến lệ giữ ẩm.
B. Hậu thận và trực tràng có khả năng hấp thụ lại nước.
C. Da có lớp vảy sừng bao bọc.
D. Cả A và C đều đúng.
-
Câu 28:
Trong vòng tuần hoàn của thằn lằn, máu ở đâu là máu đỏ tươi?
A. Động mạch phổi.
B. Tĩnh mạch chủ.
C. Động mạch chủ.
D. Tĩnh mạch phổi.
-
Câu 29:
Tim thằn lằn có mấy ngăn?
A. 2 ngăn
B. 4 ngăn chưa hoàn toàn
C. 3 ngăn
D. 4 ngăn hoàn toàn
-
Câu 30:
Ống tiêu hoá của thằn lằn bao gồm?
A. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.
B. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, gan, ruột già, hậu môn.
C. Miệng, thực quản, dạ dày, túi mật, ruột, hậu môn.
D. Miệng, thực quản, dạ dày, gan, túi mật, ruột.