Đề thi HK1 môn Sinh học 12 năm 2021-2022
Trường THPT Duy Tân
-
Câu 1:
Điều nào sau đây không đúng khi nói về cấu trúc của gen?
A. Vùng kết thúc nằm ở đầu 3’của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
B. Vùng mã hóa ở giữa vùng điều hòa và vùng kết thúc, mang thông tin mã hóa axit amin.
C. Gen phân mảnh có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn êxon là các đoạn intron.
D. Vùng điều hòa nằm ở đầu 3’của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động phiên mã.
-
Câu 2:
Trong quá trình nhân đôi ADN, không có sự tham gia của enzim nào sau đây?
A. ligaza
B. Restrictaza
C. ADN polimeraza
D. ARN polimeraza
-
Câu 3:
Trong quá trình nhân đôi, enzim ADN polimeraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn của ADN như thế nào?
A. Luôn theo chiều từ 5’ đến 3’.
B. Luôn theo chiều từ 3’ đến 5’.
C. Theo chiều từ 5’ đến 3 trên mạch này và 3’ đến 5 trên mạch kia.
D. Di chuyển một cách ngẫu nhiên.
-
Câu 4:
Bộ ba nào mã hoá foocmin metionin ở sinh vật nhân sơ?
A. 5’AUG3’
B. 5’GUA3’
C. 5’XAT3’
D. 5’AGU3’
-
Câu 5:
Axit amin valin được quy định bởi các côdon GUU, GUX, GUA, GUG là ví dụ minh họa đặc điểm nào sau đây của mã di truyền?
A. Tính phổ biến.
B. Tính di truyền.
C. Tính thoái hóa.
D. Tính đặc hiệu.
-
Câu 6:
Trong quá trình phiên mã, nucleôtit loại Ađênin liên kết bổ sung với nuclêôtit loại nào sau đây?
A. Uraxin
B. Xitozin
C. Timin
D. Guanin
-
Câu 7:
Bộ ba đối mã (anticôđon) là bộ ba có trên phân tử nào sau đây?
A. mạch gốc của gen.
B. phân tử mARN.
C. phân tử tARN.
D. phân tử rARN.
-
Câu 8:
Ngoài chức năng vận chuyển axit amin, ARN vận chuyển còn có chức năng quan trọng là gì?
A. nhân tố trung gian vận chuyển thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất.
B. truyền thông tin di truyền qua các thế hệ cơ thể và thế hệ tế bào.
C. cấu tạo nên riboxom là nơi xảy ra quá trình sinh tổng hợp protein
D. nhận ra bộ ba mã sao tương ứng trên ARN thông tin theo nguyên tắc bổ sung.
-
Câu 9:
Bộ ba đối mã (anticôđon) của tARN vận chuyển axit amin metionin là gì?
A. 3'AUG5'.
B. 5'XAU5'
C. 5'AUG3'.
D. 3'XAU5'.
-
Câu 10:
Loại ARN nào có chức năng là người phiên dịch?
A. ARN thông tin.
B. Tất cả các loại ARN.
C. ARN riboxom.
D. ARN vận chuyển.
-
Câu 11:
Nhận xét nào không đúng với cấu trúc ôpêron Lac ở vi khuẩn E.coli?
A. Vùng khởi động là trình tự nucleôtít mà enzim ARN polimeraza bám vào để khởi đầu phiên mã
B. Vùng vận hành là trình tự nucleôtit có thể liên kết với protein ức chế làm ngăn cản sự phiên mã.
C. Khi môi trường có hoặc không có lactozo, gen điều hòa R đều tổng hợp protein ức chế để điều hòa hoạt động của Operon Lac
D. Các gen cấu trúc Z,Y,A luôn được phiên mã, dịch mã cùng nhau
-
Câu 12:
Khởi đầu của một operon là một trình tự nucleotit đặc biệt gọi là gì?
A. Vùng vận hành
B. Vùng điều hòa
C. Vùng khởi động
D. Gen điều hòa
-
Câu 13:
Theo mô hình operon Lac, prôtêin ức chế bị mất tác dụng vì sao?
A. lactôzơ gắn vào làm gen điều hòa không hoạt động.
B. prôtêin ức chế bị phân hủy khi có mặt lactôzơ.
C. gen cấu trúc tạo sản phẩm làm gen điều hoà bị bất hoạt.
D. lactôzơ làm mất cấu hình không gian của nó.
-
Câu 14:
Dạng đột biến gen nào không phải là đột biến điểm?
A. Mất một cặp nuclêôtit trên gen.
B. Thêm một cặp nuclêôtit trên gen.
C. Mất hoặc thêm một số cặp nuclêôtit trên gen.
D. Thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác trên gen.
-
Câu 15:
Loại đột biến gen nào sau đây làm thay đổi số lượng liên kết hydro nhiều nhất của gen?
A. Thêm 1 cặp G-X và 1 cặp A-T.
B. Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.
C. Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T.
D. Thêm 1 cặp A-T và mất 1 cặp G-X.
-
Câu 16:
Tại sao đột biến gen xảy ra với tần số thấp nhưng lại thường xuyên xuất hiện trong quần thể giao phối?
A. Vì gen trong quần thể giao phối có cấu trúc không bền vững.
B. Có hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo khi các cá thể tiến hành giảm phân, tạo giao tử.
C. Vì tế bào có số lượng gen lớn.
D. Vì quần thể có vốn gen lớn.
-
Câu 17:
Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?
A. Đột biến gen có thể làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô của gen
B. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi tỉ lệ (A+T)/(G+X) của gen
C. Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen
D. Những cơ thể mang alen đột biến đều là thể đột biến
-
Câu 18:
Nếu các alen lặn đều là gen đột biến thì cá thể có kiểu gen nào được gọi là thể đột biến?
A. AAbbCCDD
B. AaBBCcDd
C. AaBbCCDD
D. AaBbCcDd
-
Câu 19:
Dạng đột biến gen nào xảy ra làm tăng 1 liên kết hiđrô của gen?
A. Thay 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T.
B. Mất 1 cặp A – T.
C. Thay 1 cặp A - T bằng 1 cặp G -X.
D. Thêm 1 cặp A – T.
-
Câu 20:
Hoá chất 5 – Brom Uraxin thường gây đột biến gen dạng thay thế một cặp nu nào?
A. G – X bằng A – T
B. A – T bằng G – X
C. A – T bằng T – A
D. G – X bằng X – G.
-
Câu 21:
Dạng đột biến nào làm thay đổi trình tự phân bố các gen nhưng không làm thay đổi chiều dài của NST?
A. Đảo đoạn NST
B. Mất đoạn NST
C. Thêm 1 cặp nuclêôtit
D. Mất 1 cặp nuclêôtit
-
Câu 22:
Trong các dạng đột biến cấu trúc NST dưới đây loại đột biến nào có thể chuyển một hoặc một số gen sang NST khác không tương đồng?
A. Đột biến chuyển đoạn
B. Đột biến đảo đoạn
C. Đột biến lặp đoạn
D. Đột biến mất đoạn
-
Câu 23:
Các dạng đột biến nào đều làm thay đổi chiều dài của nhiễm sắc thể?
A. Lặp đoạn và mất đoạn.
B. Đảo đoạn và chuyển đoạn.
C. Mất đoạn và đảo đoạn.
D. Lặp đoạn và đảo đoạn.
-
Câu 24:
Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào không làm thay đổi số lượng gen trên NST?
A. Đột biến mất đoạn.
B. Đột biến chuyển đoạn giữa 2 NST.
C. Đột biến đảo đoạn.
D. Đột biến lặp đoạn
-
Câu 25:
Đột biến được ứng dụng để làm tăng hoạt tính của enzim amilaza dùng trong công nghiệp sản xuất bia là dạng đột biến gì?
A. Mất đoạn NST
B. Đảo đoạn NST
C. Lặp đoạn NST
D. Chuyển đoạn NST
-
Câu 26:
Ở thực vật, thể ba mang bộ NST nào?
A. 2n - 1
B. n
C. 2n + 1
D. 3n
-
Câu 27:
Trường hợp 1 cặp NST của tế bào 2n bị mất cả 2 NST được gọi là gì?
A. thể một
B. thể ba.
C. thể không
D. thể bốn.
-
Câu 28:
Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n= 14 thì tế bào sinh dưỡng của thể ba có bao nhiêu nhiễm sắc thể?
A. 14
B. 21
C. 15
D. 8
-
Câu 29:
Đột biến lệch bội là gì?
A. Là đột biến làm thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp NST tương đồng.
B. Xảy ra do rối loạn phân bào làm cho tất cả các NST không được phân li đồng đều về các tế bào con.
C. Không xảy ra trong nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng.
D. Thường ít ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản của sinh vật.
-
Câu 30:
Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n. Thể một thuộc loại này có bộ NST là gì?
A. 2n + 1
B. n + 1
C. 2n-1
D. n-1
-
Câu 31:
Theo lí thuyết, phép lai nào cho đời con chỉ có kiểu gen đồng hợp?
A. AA × aa
B. aa × aa
C. AA × Aa
D. Aa × Aa
-
Câu 32:
Khi đề xuất giả thuyết mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định, các nhân tố di truyền trong tế bào không hoà trộn vào nhau và phân li đồng đều về các giao tử. Menđen đã kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách cho F1
A. lai với bố (mẹ)
B. lai phân tích.
C. giao phấn với nhau.
D. tự thụ phấn.
-
Câu 33:
Theo Menđen, trong phép lai về một cặp tính trạng tương phản, chỉ một tính trạng biểu hiện ở F1. Tính trạng biểu hiện ở F1 gọi là tính trạng gì?
A. tính trạng ưu việt.
B. tính trạng trung gian.
C. tính trạng trội.
D. tính trạng lặn
-
Câu 34:
Theo Menđen, phép lai giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cá thể mang tính trạng lặn tương ứng được gọi là gì?
A. lai khác dòng
B. lai thuận - nghịch
C. lai cải tiến
D. lai phân tích.
-
Câu 35:
Cho các nội dung sau:
1. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.
2. Lai các dòng thuần và phân tích kết quả F1, F2, F3.
3. Tiến hành thí nghiệm chứng minh.
4. Tạo các dòng thuần bằng tự thụ phấn.
Trình tự đúng các bước trong phương pháp nghiên cứu di truyền của MenĐen là:
A. 4→2→ 3→1.
B. 4→1→ 2→3.
C. 4→2→ 1→3.
D. 4→3→ 2→1.
-
Câu 36:
Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là gì?
A. hiện tượng di truyền của các gen trên cùng một NST.
B. hiện tượng di truyền của các gen trên cặp NST giới tính.
C. hiện tượng tiếp hợp và trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 NST tương đồng.
D. sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong giảm phân.
-
Câu 37:
Quy luật phân li độc lập thực chất nói về điều gì?
A. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1.
B. sự phân li độc lập của các tính trạng.
C. sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh.
D. sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân.
-
Câu 38:
Điều nào không đúng khi nói về quần thể tự phối?
A. Quần thể bị phân dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau
B. Số cá thể đồng hợp tăng, số cá thể dị hợp giảm
C. Có tính đa hình về kiểu gen và kiểu hình
D. Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng tự thụ
-
Câu 39:
Từ thế hệ xuất phát có các thể dị hợp, qua nhiều thế hệ tự thụ phấn bắt buộc thì tỉ lệ trong quần thể như thế nào?
A. tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm
B. tỉ lệ thể đồng hợp và dị hợp bằng nhau
C. quần thể đạt trạng thái cân bằng
D. tỉ lệ thể dị hợp tăng, thể đồng hợp giảm
-
Câu 40:
Tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nên yếu tố nào của quần thể?
A. kiểu gen của quần thể
B. vốn gen của quần thể
C. kiểu hình của quần thể
D. thành phần kiểu gen của quần thể