Đề thi HK1 môn Sinh học 7 năm 2020
Trường THCS Lý Thường Kiệt
-
Câu 1:
Dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt ngành Chân khớp với các ngành động vật khác là?
A. Lớp vỏ ngoài bằng kitin.
B. Các phần phụ phân đốt và khớp động với nhau.
C. Cơ thể phân đốt.
D. Phát triển qua lột xác.
-
Câu 2:
Các phần cơ thể của sâu bọ là?
A. Đầu ngực và bụng
B. Đầu và bụng
C. Đầu và ngực
D. Đầu, ngực, bụng
-
Câu 3:
Châu chấu di chuyển bằng cách?
A. Bò bằng cả 3 đôi chân
B. Nhảy bằng đôi chân sau và bay bằng cánh
C. Nhảy bằng đôi chân sau (càng)
D. Tất cả các đáp án trên là đúng
-
Câu 4:
Nhện có đặc điểm gì giống tôm đồng?
A. Không có râu, có 8 chân
B. Thở bằng phổi và khí quản
C. Có vỏ bọc bằng kitin, chân có đốt
D. Thụ tinh trong
-
Câu 5:
Tại sao lại gọi là ngành chân khớp?
A. Chân có các khớp
B. Cơ thể phân đốt
C. Các phần phụ phân đốt khớp động với nhau
D. Cơ thể có các khoang chính thức
-
Câu 6:
Những đại diện nào sau đây thuộc ngành Thân mềm?
A. Mực, sứa, ốc sên
B. Bạch tuộc, ốc sên, sò
C. Bạch tuộc, ốc vặn, sán lá gan
D. Rươi, vắt, sò
-
Câu 7:
Những đại diện nào sau đây thuộc ngành Thân mềm?
A. Mực, sứa, ốc sên
B. Bạch tuộc, ốc sên, sò
C. Bạch tuộc, ốc vặn, sán lá gan
D. Rươi, vắt, sò
-
Câu 8:
Đặc điểm nào dưới đây giúp cho các tập tính của thân mềm phát triển hơn hẳn giun đốt?
A. Thần kinh, hạch não phát triển.
B. Di chuyển tích cực.
C. Môi trường sống đa dạng.
D. Có vỏ bảo vệ.
-
Câu 9:
Vì sao khi ta mài mặt ngoài vỏ trai lại ngửi thấy mùi khét?
A. Vì phía ngoài vỏ trai là lớp sừng.
B. Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo bằng chất xơ.
C. Vì lớp vỏ ngoài chứa nhiều chất khoáng.
D. Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo bằng tinh bột
-
Câu 10:
Nhóm nào dưới đây gồm toàn những chân khớp có tập tính dự trữ thức ăn?
A. Kiến, ong mật, nhện.
B. Ong mật, tôm sông, tôm ở nhờ.
C. Tôm sông, nhện, ve sầu.
D. Kiến, nhện, tôm ở nhờ.
-
Câu 11:
Tôm ở nhờ có tập tính?
A. Cộng sinh để tồn tại
B. Dệt lưới bắt mồi
C. Sống thành xã hội
D. Dự trữ thức ăn
-
Câu 12:
Có bao nhiêu đặc điểm trong số các đặc điểm dưới đây giúp chúng ta nhận biết các đại diện của lớp Sâu bọ trong thiên nhiên?
A. Cơ thể chia thành ba phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng.
B. Đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
C. Thở bằng ống khí.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng.
-
Câu 13:
Ở nhiều ao đào thả cá, tại sao trai không thả mà tự nhiên có?
A. Vì ấu trùng trai bám vào mang và da cá, sau đó rơi xuống bùn phát triển thành trai trưởng thành.
B. Vì ấu trùng trai thường sống trong bùn đất, sau một thời gian phát triển thành trai trưởng thành.
C. Vì ấu trùng trai vào ao theo nước mưa, sau đó phát triển thành trai trưởng thành.
D. Tất cả ý kiến trên đều đúng
-
Câu 14:
Thân mềm nào KHÔNG có vỏ cứng bảo vệ ngoài cơ thể?
A. Sò
B. Ốc sên
C. Ốc vặn
D. Bạch tuộc
-
Câu 15:
Ở mực ống, vai trò chủ yếu của tuyến mực là?
A. Tiêu hoá.
B. Tự vệ.
C. Săn mồi.
D. Hô hấp.
-
Câu 16:
Bọ ngựa có lối sống và tập tính như thế nào?
A. Kí sinh, hút máu người và động vật
B. Ăn thịt, dùng đôi càng trước để bắt mồi
C. Ăn gỗ, tập tính đục ruỗng gỗ
D. Ăn thực vật, tập tính ngụy trang
-
Câu 17:
Tôm di chuyển bằng cách?
A. Lọc nước
B. Bò
C. Bơi giật lùi
D. B và C
-
Câu 18:
Chọn từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:
Ốc vặn sống ở …(1)…, có một vỏ xoắn ốc, trứng phát triển thành con non trong …(2)… ốc mẹ, có giá trị thực phẩm.
A. (1): nước mặn; (2): tua miệng
B. (1): nước lợ; (2): khoang áo
C. (1): nước lợ; (2): tua miệng
D. (1): nước ngọt; (2): khoang áo
-
Câu 19:
Phương pháp tự vệ của trai là?
A. Co chân, khép vỏ.
B. Đáp án khác
C. Tiết chất độc từ áo trai.
D. Phụt mạnh nước qua ống thoát.
-
Câu 20:
Nhờ đâu mà Chân khớp đa dạng về cấu tạo cơ thể?
A. Sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau
B. Có số lượng cá thể lớn
C. Có nhiều loài
D. Thần kinh phát triển cao
-
Câu 21:
Thức ăn của châu chấu là gì?
A. Mùn hữu cơ.
B. Chồi và lá cây.
C. Côn trùng nhỏ.
D. Xác động thực vật.
-
Câu 22:
Chân ở bụng tôm sông có vai trò gì?
A. Ôm trứng
B. Giữ thăng bằng
C. Bơi
D. Cả ba ý trên đều đúng
-
Câu 23:
Trai lọc bao nhiêu nước 1 ngày đêm?
A. 10 lít một ngày đêm
B. 20 lít một ngày đêm
C. 30 lít một ngày đêm
D. 40 lít một ngày đêm
-
Câu 24:
Ngành giun dẹp, loài nào sống tự do?
A. Sán dây
B. Không có loài nào.
C. Sán lông
D. Sán lá
-
Câu 25:
Nhóm nào dưới đây có giác bám?
A. Sán lông và sán lá gan.
B. Sán lá gan, sán dây và sán lông.
C. Sán dây và sán lông.
D. Sán dây và sán lá gan.
-
Câu 26:
Trong cơ thể người, giun đũa thường kí sinh ở?
A. Cơ bắp
B. Gan
C. Máu
D. Ruột non
-
Câu 27:
Sán lá gan có bao nhiêu giác bám để bám để bám chắc vào nội tạng vật chủ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 28:
Đặc điểm nào dưới đây là của sán dây?
A. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên.
B. Mắt và lông bơi phát triển.
C. Sống tự do.
D. Cơ thể đơn tính.
-
Câu 29:
Giun đũa gây ảnh hưởng như thế nào với sức khỏe con người?
A. Hút chất dinh dưỡng ở ruột non, giảm hiệu quả tiêu hoá, là cơ thể suy nhược.
B. Số lượng lớn sẽ làm tắc ruột, tắc ống dẫn mật, gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
C. Sinh ra độc tố gây hại cho cơ thể người.
D. Ý A và B đều đúng.
-
Câu 30:
Cấu tạo cơ thể nào giúp giun đũa chui rúc di chuyển dễ dàng trong môi trường kí sinh?
A. Có hậu môn
B. Ruột thẳng
C. Có lớp vỏ cutin
D. Có lớp cơ dọc