Đề thi HK1 môn Sinh học 8 năm 2020
Trường THCS Nguyễn Tất Thành
-
Câu 1:
Nói sự sống gắn liền với sự thở vì?
A. Mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể đều cần năng lượng
B. Khi ngừng thở mọi hoạt động sống sẽ ngừng, cơ thể sẽ chết
C. Lấy oxi vào để oxi hóa chất dinh dưỡng giải phóng năng lượng cần cho sự sống
D. Thải CO2 và nước sinh ra trong quá trình oxi hóa ở tế bào
-
Câu 2:
Cơ quan nào có lớp niêm mạc tiết chất nhầy, có lớp mao mạch dày đặc?
A. Mũi
B. Họng
C. Thanh quản
D. Phổi
-
Câu 3:
Trong đường dẫn khí của người, khí quản là bộ phận nối liền với?
A. Họng và phế quản.
B. Phế quản và mũi.
C. Họng và thanh quản
D. Thanh quản và phế quản.
-
Câu 4:
Bệnh về đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ em là?
A. Bệnh sa dạ dày
B. Trào ngược acid
C. Tiêu chảy
D. Bệnh viêm đại tràng
-
Câu 5:
Để răng chắc khỏe, chúng ta nên sử dụng kem đánh răng có bổ sung?
A. Lưu huỳnh và phôtpho.
B. Magiê và sắt.
C. Canxi và fluo.
D. Canxi và phôtpho.
-
Câu 6:
Để bảo vệ hệ tiêu hóa, chúng ta cần lưu ý?
A. Vệ sinh răng miệng đúng cách
B. Ăn uống hợp vệ sinh
C. Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 7:
Khi ăn rau sống không được rửa sạch, ta có nguy cơ?
A. Mắc bệnh sởi.
B. Nhiễm giun sán.
C. Mắc bệnh lậu.
D. Nổi mề đay.
-
Câu 8:
Các chất dinh dưỡng được hấp thụ qua đường máu sẽ đổ về đâu trước khi về tim?
A. Tĩnh mạch chủ dưới
B. Tĩnh mạch cảnh trong
C. Tĩnh mạch chủ trên
D. Tĩnh mạch cảnh ngoài
-
Câu 9:
Hoạt động hô hấp có vai trò gì?
A. Cung cấp oxi cho tế bào để tổng hợp các chất hữu cơ
B. Thải loại khí cacbonic ra khỏi cơ thể
C. Làm sạch và làm ẩm không khí, bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại
D. Đảm bảo cho các hoạt động sống trong cơ thể được bình thường
-
Câu 10:
Khí quản người được tạo thành bởi bao nhiêu vòng sụn khuyết hình chữ C?
A. 20 – 25 vòng sụn
B. 15 – 20 vòng sụn
C. 10 – 15 vòng sụn
D. 25 – 30 vòng sụn
-
Câu 11:
Qua tiêu hoá, lipit sẽ được biến đổi thành?
A. Glixêrol và vitamin.
B. Glixêrol và axit amin.
C. Nuclêôtit và axit amin.
D. Glixêrol và axit béo.
-
Câu 12:
Cơ quan nào dưới đây không nằm trong ống tiêu hóa?
A. Thực quản
B. Dạ dày
C. Tuyến ruột
D. Tá tràng
-
Câu 13:
Tiêu hóa thức ăn bao gồm các hoạt động?
A. Tiêu hóa lí học
B. Tiêu hóa hóa học
C. Tiết dịch vị tiêu hóa
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 14:
Loại đường nào dưới đây được hình thành khi chúng ta nhai kĩ cơm?
A. Mantozo
B. Glucozo
C. Lactozo
D. Saccarozo
-
Câu 15:
Hoạt động đảo trộn thức ăn được thực hiện bởi các cơ quan?
A. Răng, lưỡi, cơ má.
B. Răng và lưỡi
C. Răng, lưỡi, cơ môi, cơ má
D. Răng, lưỡi, cơ môi.
-
Câu 16:
Sự kiện nào sau đây xảy ra khi chúng ta nuốt thức ăn?
A. Lưỡi nâng lên
B. Khẩu cái mềm hạ xuống
C. Nắp thanh quản đóng kín đường tiêu hóa
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 17:
Dịch mật bao gồm?
A. Muối mật và muối kiềm
B. Muối mật và HCl
C. Muối mật và muối trung hòa
D. Muối mật và muối acid
-
Câu 18:
Các hoạt động tiêu hóa ở ruột non là?
A. Chỉ có biến đổi hóa học
B. Chỉ có biến đổi lí học
C. Có cả biến đổi lí học và hóa học
D. Không còn diễn ra biến đổi lí học và hóa học
-
Câu 19:
Trong các bộ phận dưới đây, quá trình tiêu hoá thức ăn về mặt hoá học diễn ra mạnh mẽ nhất ở bộ phận nào?
A. Hồi tràng
B. Hỗng tràng
C. Dạ dày
D. Tá tràng
-
Câu 20:
Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức, chúng ta sẽ làm tăng?
A. Dung tích sống của phổi.
B. Lượng khí cặn của phổi.
C. Khoảng chết trong đường dẫn khí.
D. Lượng khí lưu thông trong hệ hô hấp.
-
Câu 21:
Dung tích sống trung bình của nam giới người Việt nằm trong khoảng?
A. 2500 – 3000 ml.
B. 3000 – 3500 ml.
C. 1000 – 2000 ml.
D. 800 – 1500 ml.
-
Câu 22:
Vai trò của sự thông khí ở phổi?
A. Giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
B. Tạo đường cho không khí đi vào.
C. Tạo đường cho không khí đi ra.
D. Vận chuyển không khí trong cơ thể.
-
Câu 23:
Loại sụn nào có chức năng đậy kín đường hô hấp khi nuốt thức ăn làm ngăn chặn thức ăn chui vào đường hô hấp?
A. Sụn nhẫn
B. Sụn giáp trạng
C. Sụn thanh thiệt
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 24:
Vì sao phổi phải có số lượng phế nang lớn, khoảng 700- 800 triệu phế nang?
A. Nhằm tăng lượng khí hít vào
B. Nhằm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí
C. Tăng tính đàn hồi của mô phổi
D. Giúp thở sâu hơn
-
Câu 25:
Kết quả của biến đổi hóa học ở dạ dày?
A. Hòa loãng thức ăn
B. Thức ăn thấm đều dịch vị
C. Phân cắt protein chuỗi dài thành các chuỗi ngắn
D. Tổng hợp protein chuỗi ngắn thành các chuỗi dài
-
Câu 26:
Với khẩu phần đầy đủ chất dinh dưỡng thì sau khi tiêu hoá ở dạ dày, thành phần nào dưới đây vẫn cần được tiêu hoá tiếp tại ruột non?
A. Gluxit
B. Prôtêin
C. Lipit
D. Tất cả các phương án trên.
-
Câu 27:
Việc làm nào dưới đây có thể gây hại cho men răng của bạn?
A. Uống nước lọc
B. Ăn kem
C. Uống sinh tố bằng ống hút
D. Ăn rau xanh
-
Câu 28:
Vi khuẩn Helicobacter pylori – thủ phạm gây viêm loét dạ dày – kí sinh ở đâu trên thành cơ quan này?
A. Lớp dưới niêm mạc
B. Lớp niêm mạc
C. Lớp cơ
D. Lớp màng bọc
-
Câu 29:
Khi không có kích thích của thức ăn, cơ quan nào dưới đây không tiết ra dịch tiêu hoá?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Gan
C. Ruột non
D. Tụy
-
Câu 30:
Tá tràng nằm ở vị trí nào?
A. Nơi tiếp giáp giữa ruột non và ruột già
B. Đoạn đầu của ruột non
C. Đoạn cuối của ruột non
D. Đoạn cuối của ruột già.