Đề thi HK1 môn Vật lý 9 năm 2021-2022
Trường THCS Nguyễn Viết Xuân
-
Câu 1:
Đường dây tải điện dài 200km truyền đi một cường độ dòng điện 40A. Biết cứ 1 km dây thì sẽ có điện trở là 0,2 Ω. Tính công suất hao phí trên dây.
A. 64 KW
B. 320 KW
C. 64W
D. 32 KW
-
Câu 2:
Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = 80\(\Omega\)và cường độ dòng điện qua bếp khi đó là I = 2,5 A. Dùng bếp điện trên để đun sôi 1,5l nước có nhiệt độ ban đầu 25oC thì thời gian đun nước là 20 phút. Coi rằng nhiệt lượng cung cấp để đun sôi nước là có ích. Tính hiệu suất của bếp. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.K
A. 78,75%
B. 68,75%
C. 58,75%
D. 48,75%
-
Câu 3:
Một quạt điện dùng trên xe ôtô có ghi 12V - 15W. Tính cường độ dòng điện chạy qua quạt khi quạt hoạt động bình thường
A. 1,25A
B. 1,5A
C. 0,25A
D. 0,5A
-
Câu 4:
Khi có dòng điện I1=1A đi qua một dây dẫn trong một khoảng thời gian thì dây đó nóng lên đến nhiệt độ t1=40°C. Khi có dòng điện I2= 2A đi qua thì dây đó nóng lên đến nhiệt độ t2=100°C. Hỏi khi có dòng điện I3=4A đi qua thì nó nóng lên đến nhiệt độ t3 bằng bao nhiêu? Coi nhiệt độ môi trường xung quanh và điện trở dây dẫn là không đổi. Nhiệt lượng toả ra ở môi trường xung quanh tỷ lệ thuận với độ chênh nhiệt độ giữa dây dẫn và môi trường xung quanh.
A. t3 = 240oC
B. t3 = 140oC
C. t3 = 340oC
D. t3 = 440oC
-
Câu 5:
Điện trở của bếp điện làm bằng nikêlin có chiều dài 3m, tiết diện 0,068 mm2 và điện trở suất \(1,1.10^{ -6} \Omega m\). Được đặt vào hiệu điện thế U = 220V và sử dụng trong thời gian 15 phút. Xác định công suất của bếp?
A. 900W
B. 998W
C. 1000W
D. 923W
-
Câu 6:
Một đèn compact loại có công suất 15W được chế tạo có độ sáng bằng đèn ống loại 40W thường dùng. Một xí nghiệp sử dụng 300 bóng đèn. Hỏi nếu sử dụng đèn ống này trung bình mỗi ngày 10 giờ thì trong 365 ngày sẽ giảm được bao nhiêu tiền điện khi sử dụng đèn compact loại 15W thay cho đèn 40W. Cho rằng giá tiền điện là 2350 đồng/KWh.
A. 30 500 250 đồng
B. 36 956 250 đồng
C. 35 906 250 đồng
D. 40 956 250 đồng
-
Câu 7:
Giữa hai điểm có hiệu điện thế U = 220V người ta mắc song song hai dây kim loạị. Cường độ dòng điện qua dây thứ nhất là I1 = 4A và qua dây thứ hai là I2 = 2A. Tính công suất của đoạn mạch trên.
A. 1220W
B. 1120W
C. 1320W
D. 1350W
-
Câu 8:
Một bóng đèn có ghi 220V-100W. Nếu mắc đèn vào nguồn điện có HĐT 110V thì công suất của tiêu thụ của đèn là bao nhiêụ?
A. 25W
B. 24W
C. 22W
D. 27W
-
Câu 9:
Một máy biến thế loại tăng thế có cuộn thứ cấp 12000 vòng, cuộn sơ cấp có 600 vòng đặt vào hai đầu một đường dây tải điện để truyền một công suất điện là 10KW. Hiệu điện thế đưa vào hai đầu cuộn sơ cấp là 800V. Tính hiệu điện thế hai đầu cuộn thứ cấp.
A. 1600V
B. 160V
C. 16V
D. 1,6V
-
Câu 10:
Một bóng đèn dây tóc có ghi 220V - 60W. Nếu lấy đèn nói trên cắm vào ổ điện U = 110 V (cho rằng điện trở của dây tóc bong đèn không phụ thuộc vào nhiệt độ). Công suất của đèn trong trường hợp này là
A. 30W
B. 15W
C. 20W
D. 10W
-
Câu 11:
Một bóng đèn laoij 9V - 4,5W được mắc nối tiếp với điện trở R và hiệu điện thế 12V thì bóng đén sáng bình thường. thông tin nào sau đây là sai?
A. Cường độ dòng điện qua điện trở R là 0,5A
B. Hiệu điện thế hai đầu điện trở R là 12V
C. Điện trở R có giá trị là 6 \(\Omega\)
D. Công suất tiêu thụ của bóng đèn vẫn là 4,5W
-
Câu 12:
Người ta lăn 1 cái thùng theo một tấm ván nghiêng lên ôtô. Sàn xe ôtô cao 1,2m, ván dài 3m. Thùng có khối lượng 100Kg và lực đẩy thùng là 420N. Tình hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.
A. 95%
B. 85%
C. 70%
D. 60%
-
Câu 13:
Người ta lăn 1 cái thùng theo một tấm ván nghiêng lên ôtô. Sàn xe ôtô cao 1,2m, ván dài 3m. Thùng có khối lượng 100Kg và lực đẩy thùng là 420N. Tình lực ma sát giữa tấm ván và thùng.
A. 4500(J)
B. 3300 (J)
C. 3360 (J)
D. 1260 (J)
-
Câu 14:
Người ta dùng một mặt phẳng ngiêng có chiều dài 3m để kéo một vật có khối lượng 300Kg với lực kéo 1200N . Hỏi vật có thể lên cao bao nhiêu? Biết hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là 80%.
A. 0,96m
B. 9,6 m
C. 1,23 m
D. 4,88 m
-
Câu 15:
Một đầu tàu kéo một toa tàu chuyển động từ ga A tới ga B trong 15phút với vận tốc 30Km/h. Tại ga B đoàn tàu được mắc thêm toa và do đó đoàn tàu đi từ ga B đến ga C với vận tốc nhỏ hơn 10Km/h. Thời gian đi từ ga B đến ga C là 30phút. Tính công của đầu tàu sinh ra biết rằng lực kéo của đầu tàu không đổi là 40000N.
A. 700000(KJ)
B. 740000(KJ)
C. 80000(KJ)
D. 78000(KJ)
-
Câu 16:
Để đưa một vật coa khối lượng 200Kg lên độ cao 10m người ta dùng hệ thống một ròng rọc cố định, một ròng rọc động. Lúc này lực kéo dây để nâng vật lên là F1 = 1200N. Khối lượng của ròng rọc động, Biết hao phí để nâng ròng rọc bằng \(\frac{1}{4} \)hao phí tổng cộng do ma sát.
A. 10Kg
B. 20Kg
C. 25 Kg
D. 35 Kg
-
Câu 17:
Tính hiệu xuất của hệ thống khi đưa một vật có khối lượng 200Kg lên độ cao 10m người ta dùng hệ thống một ròng rọc cố định, một ròng rọc động. Lúc này lực kéo dây để nâng vật lên là F1 = 1200N.
A. 18,33%
B. 33,33%
C. 83,33%
D. 93,33%
-
Câu 18:
Người ta dùng một ròng rọc cố định để kéo một vật có khối lượng 10Kg lên cao 15m với lực kéo 120N. Tính công hao phí để thắng lực cản.
A. 150 (J)
B. 300 (J)
C. 350 (J)
D. 400 (J)
-
Câu 19:
Tính công của lực kéo khi người ta dùng một ròng rọc cố định để kéo một vật có khối lượng 10Kg lên cao 15m với lực kéo 120N?
A. 1800(J)
B. 180(J)
C. 1600(J)
D. 160(J)
-
Câu 20:
Một người kéo một gàu nước từ giếng sâu 10m. Công tối thiểu của người đó phải thực hiện là bao nhiêu? Biết gàu nước có khối lượnh là 1Kg và đựng thêm 5lít nước, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3.
A. 300(J)
B. 400(J)
C. 500(J)
D. 600(J)
-
Câu 21:
Công có ích mà động cơ đã thực hiện được trong thời gian 1h là bao nhiêu ? Một động cơ làm việc ở hiệu điện thế 220V, dòng điện chạy qua động cơ là 3A. Hiệu suất của động cơ là 85% .
A. 2190,6kJ
B. 2109,6kJ
C. 2019,6kJ
D. 2106,9kJ
-
Câu 22:
Một vật khi nhiệt độ giảm đi 300C thì toả ra nhiệt lượng Q. Nếu nhiệt độ vật đó giảm đi 600C thì toả ra nhiệt lượng là?
A. 2Q
B. 6Q
C. 3Q
D. 4Q
-
Câu 23:
Hãy xác định nhiệt độ của hỗn hợp khi xãy ra cân bằng.
Có ba chất lỏng không tác dụng hóa học với nhau và được trộn lẫn vào nhau trong một nhiệt lượng kế. chúng có khối lượng lần lượt là \({m_1} = 1kg,{\rm{ }}{m_2} = {\rm{ }}10kg,{\rm{ }}{m_3} = 5kg\), có nhiệt dung riêng lần lượt là \({C_1} = {\rm{ }}2000J/Kg.K,{\rm{ }}{C_2} = {\rm{ }}4000J/Kg.K,{\rm{ }}{C_3}\; = {\rm{ }}2000\)và có nhiệt độ là \({t_1} = {\rm{ }}{6^0}C,{\rm{ }}{t_2} = {\rm{ }} - {40^0}C,{\rm{ }}{t_3} = {\rm{ }}{60^0}C.\)
A. - 19oC
B. - 16oC
C. 19oC
D. - 39oC
-
Câu 24:
Tính nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp và tổng khối lượng khi xảy ra cân bằng nhiệt. Người ta dẫn 0,2 Kg hơi nước ở nhiệt độ 1000C vào một bình chứa 1,5 Kg nước đang ở nhiệt độ 150C.
A. \(94^oC và 1,7 Kg\)
B. \(34^oC và 1,8Kg\)
C. \(65^oC và 1,7 Kg\)
D. \(94^oC và 1,9 Kg\)
-
Câu 25:
Người ta dẫn 0,2 Kg hơi nước ở nhiệt độ 1000C vào một bình chứa 1,5 Kg nước đang ở nhiệt độ 150C. Tính tổng khối lượng cuối cùng của hỗn hợp khi xảy ra cân bằng nhiệt.
A. 1,6kg
B. 1,7kg
C. 1,4kg
D. 3,7kg
-
Câu 26:
Tính nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp khi xảy ra cân bằng nhiệt. Người ta dẫn 0,2 Kg hơi nước ở nhiệt độ 1000C vào một bình chứa 1,5 Kg nước đang ở nhiệt độ 150C.
A. 99o
B. 45o
C. 60o
D. 94o
-
Câu 27:
Khi trộn lẫn rượu và nước người ta thu được hỗn hợp nặng 140g ở nhiệt độ 360C. Tính khối lượng của nước và rượu đã trộn. Biết rằng ban đầu rượu có nhiệt độ 190C và nước có nhiệt độ 1000C, cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K, của rượu là 2500J/Kg.k.
A. 0,12Kg nước vào 0,12Kg rượu
B. 0,32Kg nước vào 0,02Kg rượu
C. 1,02Kg nước vào 1,12Kg rượu
D. 0,02Kg nước vào 0,12Kg rượu
-
Câu 28:
Trộn lẫn rượu và nước người ta thu được hỗn hợp nặng 140g ở nhiệt độ 360C. Tính khối lượng của rượu đã trộn. Biết rằng ban đầu rượu có nhiệt độ 190C và nước có nhiệt độ 1000C, cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K, của rượu là 2500J/Kg.k.
A. 1,12kg
B. 0,12kg
C. 3,12kg
D. 4,12kg
-
Câu 29:
Tính khối lượng của nước khi trộn lẫn rượu và nước người ta thu được hỗn hợp nặng 140g ở nhiệt độ 360C. Biết rằng ban đầu rượu có nhiệt độ 190C và nước có nhiệt độ 1000C, cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K, của rượu là 2500J/Kg.k.
A. 0,02kg
B. 0,06kg
C. 0,32kg
D. 1,02kg
-
Câu 30:
Hãy xác định nhiệt độ khi cân bằng nhiệt. Người ta thả một thỏi đồng 0,4kg ở nhiệt độ 800C vào 0,25kg nước ở nhiệt độ 180C. Cho biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.k của nước là 4200J/Kg.K.
A. 26oC
B. 66oC
C. 46oC
D. 65oC
-
Câu 31:
Hỏi sau thời gian bao lâu nước sôi. Một dây dẫn được nhúng ngập trong 1 lít nước có nhiệt độ ban đầu 200C. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu dây là 220V và cường độ dòng điện qua dây là 5Ạ ( Bỏ qua mất mất nhiệt do tỏa ra môi trường xung quanh và do ấm thu).
A. 505s
B. 305s
C. 405s
D. 335s
-
Câu 32:
Người ta dùng một bếp điện 220V-1000W để đun 250g nước ở nhiệt độ 25oC cho đến khi hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi Hiệu suất của bếp là 0,85. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là c= 4200J/KgK; nhiệt hóa hơi của nước là L = 2,3.106 J/Kg. Tính thời gian cần thiết khi bếp điện sử dụng đúng hiệu điện thế định mức.
A. 769s
B. 799s
C. 669s
D. 649s
-
Câu 33:
Một dây dẫn có điện trở 176W được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế U = 220V. Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn đó trong 15 phút là:
A. 247500J.
B. 59400calo
C. 59400J
D. 2475 KJ
-
Câu 34:
Căn cứ theo thống kê của Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trong 9 tháng đầu năm 2018, cả nước xảy ra 2.989 vụ cháy, khiến 73 người tử vong, bị thương 163 người, thiệt hại về tài sản 1.590 tỷ đồng. Phần nhiều nguyên nhân gây cháy là do sự cố hệ thống điện và thiết bị điện. Theo nguyên nhân nào sau đây có thể gây hỏa hoạn.
A. Dùng điện quá tải
B. Trong cơn giông bão có tia sét được phóng xuống
C. Hệ thống dây điện chằng chịt các mối nối lỏng lẻo.
D. Cả ba nguyên nhân trên
-
Câu 35:
Trên một bóng đèn có ghi 12V - 3W . Trường hợp nào sau đây đèn sáng bình thường?
A. Hiệu điện thế hai đầu bóng đèn là 12V.
B. Cường độ dòng điện qua bóng đèn là 0,25A
C. Cường độ dòng điện qua bóng đèn là 0,5A
D. Trường hợp A và B
-
Câu 36:
Tính tiền điện phải trả của 2 thiết bị trên trong 30 ngày? Một bóng đèn loại 220V – 100W và một bếp điện loại 220V – 1000W được sử dụng ở hiệu điện thế định mức, mỗi ngày trung bình đèn sử dụng 5 giờ, bếp sử dụng 2 giờ. Giá 1 KWh điện 1700 đồng.
A. 127 500 đồng
B. 115 500 đồng
C. 46 200 đồng
D. 161 700 đồng
-
Câu 37:
Chọn câu đúng về các biện pháp tiết kiệm điện?
A. Việc gắn các thiết bị hẹn giờ làm việc khi sử dụng các dụng cụ dùng điện là một trong những biện pháp tiết kiệm điện năng
B. Để tiết kiệm điện năng, cần chọn những thiết bị có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng
C. Chỉ sử dụng điện vào những lúc cần thiết là biện pháp hữu hiệu nhằm tiết kiệm điện năng
D. Các câu A, B, C đều đúng
-
Câu 38:
Với cường độ sáng như nhau, dùng bóng đèn compac tiết kiệm điện năng hơn bóng đèn dây tóc vì bóng đèn compac có
A. công suất nhỏ hơn
B. hiệu điện thế sử dụng thấp hơn
C. thời gian sử dụng dài hơn
D. giá tiền rẻ hơn
-
Câu 39:
Biện pháp nào sau đây có thể tiết kiệm được điện năng?
A. Chỉ sử dụng thiết bị điện khi cần thiết
B. Tăng cường sử dụng các thiết bị điện có công suất lớn
C. Tăng cường sử dụng điện vào những giờ cao điểm
D. Các biện pháp A, B, C đều tiết kiệm được điện năng
-
Câu 40:
Trong gia đình, việc làm nào sau đây là có ý thức tiết kiệm điện năng?
A. Tắt đèn điện trước khi ra khỏi nhà
B. Để bình nước nóng hoạt động liên tục vì trong đó đã có role nhiệt
C. Dùng bóng đèn điện có công suất lớn hơn mức cần thiết
D. Để quạt chạy liên tục khỏi mất công tắt