Đề thi HK1 môn Vật lý 9 năm 2021-2022
Trường THCS Nguyễn Trung Trực
-
Câu 1:
Mắc một bóng đèn loại 12V - 6W vào hiệu điện thế 9V. Hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng?
A. Điện trở của dây tóc bóng đèn là 24\(\Omega\)
B. Công suất tiêu thụ của bóng đèn là 6W
C. Cường độ dòng điện qua bóng đèn là 0,5A
D. Hiệ điện thế hai đàu bóng đèn là 12V
-
Câu 2:
Cho biết phát biểu nào sai khi cho một bóng đèn có điện trở 6\(\Omega\) mắc nối tiếp với điện trở R' vào hiệu điện thế 12V thì bóng đèn sáng bình thường và dòng điện qua điện trở R' là 1,5A?
A. Hiệu điện thế định mức của bóng đèn là 9V
B. Công suất định mức của bóng đèn là 13,5W
C. Điện trở R' = 2\(\Omega\)
D. Hiệu điện thế hai đầu điện trở là 12V
-
Câu 3:
Cho hai bóng đèn 110V -40W và 11V - 60W mắc nối tiếp nhau vào hiệu điện thế U =220V. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Điện trở của bóng đèn lần lượt là 302,5\(\Omega\) và 201,67\(\Omega\)
B. Hai bóng đèn sáng bình thường vì hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế định mức của các bóng đèn
C. Cường đọ dòng điện trong mạch là 0,36A
D. Công suất tiêu thụ trên mạch là 100W
-
Câu 4:
Khi tiến hành mắc nối tiếp một bóng đèn loại 12V - 9W với điện trở R vào hiệu điện thế 18V. Biết bóng đèn sáng bình thường. Thông tin nào sau đây là sai?
A. Điện trở của dây tóc bóng đèn là 16\(\Omega\)
B. Công suất tiêu thụ của bóng đèn là 9W
C. Cường độ dòng điện qua điện trở R là 0,75A
D. Điện trở R có giá trị là 4,5\(\Omega\)
-
Câu 5:
Cho hai bóng đèn có ghi 220V - 100W và 220V - 40W. Biết dây tóc của hai bóng đèn này đều bằng Vonfram và có tiết diện bằng nhau. Gọi l1 và l2 là chiều dài của dây tóc mỗi bóng đèn, tỉ số giữa chúng?
A. l2/l1=1
B. l2/l1=1/4
C. l2/l1=0,4
D. l2/l1=2,5
-
Câu 6:
Tính công suất tiêu thụ trên điện trở R'? Một bóng đèn có điện trở\(R=12\Omega\) mắc nối tiếp với điện trở R' vào hiệu điện thế 24V thì bóng đèn sáng bình thường và dòng điện qua điện trở R' là 1,5A.
A. 36W
B. 27W
C. 9W
D. 48W
-
Câu 7:
Xác nhận thông tin nào sai? Một bóng đèn có điện trở \(R=12\Omega\) mắc nối tiếp với điện trở R' vào hiệu điện thế 24V thì bóng đèn sáng bình thường và dòng điện qua điện trở R' là 1,5A.
A. Công suất tiêu thụ của điện trở R' là 36W
B. Điện trở R' là 4\(\Omega\)
C. Hiệu điện thế định mức của bóng đèn là 18V
D. Công suất định mức của bóng đèn là 27W
-
Câu 8:
Khi ta mắc một bóng đèn dây tóc có ghi 220V - 100W vào ổ lấy điện có hiệu điện thế 110V. Biết điện trở của dây tóc bóng đèn không phụ thuộc vào nhiệt độ. Cường độ dòng điện qua bóng đèn là:
A. 0,227A
B. 0,27A
C. 0,91A
D. 0,45A
-
Câu 9:
Tính công suất tiêu thụ của bóng đèn? biết khi mắc một bóng đèn dây tóc có ghi 220V - 100W vào ổ lấy điện có hiệu điện thế 110V. Cho rằng điện trở của dây tóc bóng đèn không phụ thuộc vào nhiệt độ.
A. 24,97W
B. 100W
C. 110W
D. 60W
-
Câu 10:
Chọn phát biểu đúng khi mắc một bóng đèn dây tóc có ghi 220V - 100W vào ổ lấy điện có hiệu điện thế 110V. Cho rằng điện trở của dây tóc bóng đèn không phụ thuộc vào nhiệt độ?
A. Công suất tiêu thụ của bóng đèn chỉ là 50W vì nó sử dụng ở hiệu điện thế chỉ bằng 1/2 hiệu điện thế mức.
B. Cường độ dòng điện qua bóng đèn là 0,227A
C. Điện trở của dây tóc bóng đèn là 2,2\(\Omega\)
D. Cường độ dòng điện qua bóng đèn vượt quá cường độ dòng điện định mức của bóng đèn.
-
Câu 11:
Chọn phát biểu đúng: Biết có hai bóng đèn loại 6V - 3W và 6V - 4,5W mắc nối tiếp nhau vào hiệu điện thế U=12V?
A. Hai bóng đèn sáng bình thường vì hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế định mức của các bóng đèn.
B. Điện trở của các bóng đèn lần lượt là 12\(\Omega\) và 8 \(\Omega\)
C. Cường độ dòng điện trong mạch là 0,625A
D. Công suất tiêu thụ trên mạch là 7,5W
-
Câu 12:
Mắc nối tiếp một bóng đèn loại 6V - 3W với điện trở R vào hiệu điện thế U = 9V thì bóng đèn sáng bình thường. Thông tin nào sau đây là sai?
A. Cường độ dòng điện qua điện trở R là 0,5A
B. Hiệu điện thế hai đầu điện trở R là 9V
C. Điện trở R có giá trị 6\(\Omega\)
D. Công suất tiêu thụ của bóng đèn vẫn là 3W
-
Câu 13:
Xác định công thức tính Công suất tiêu thụ của điện trở R. Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế U thì dòng điện qua điện trở là I.
A. P=UI
B. P=I2/R
C. P=U2/R
D. Các công thức trên đều đúng
-
Câu 14:
Trên một bóng đèn có ghi 220V - 100W. Khi đèn sáng bình thường thông tin nào sau đây là sai?
A. Hiệu điện thế hai đầu bóng đèn là 220V
B. Công suất tiêu thụ của bóng đèn là 100W
C. Cường độ dòng điện qua bóng đèn là 2,2A
D. Điện trở của dây tóc bóng đèn là 484\(\Omega\)
-
Câu 15:
Để đun sôi một ấm nước thì cần nhiệt lượng 66kJ. Một bếp điện có điện trở là 440Ω được mắc vào hiệu điện thế 220V có hiệu suất đun là 60% thì thời gian đun sôi ấm nước trên là
A. 660s
B. 10 phút
C. 1320s
D. 16,67 phút
-
Câu 16:
Có một bóng đèn có ghi 220V - 100 W được mắc vào hiệu điện thế 220V. Tính điện năng mà bóng tiêu thụ trong 1 tháng (30 ngày), mỗi ngày dùng trung bình 4 giờ.
A. 43200000J
B. 4320000J
C. 43200J
D. 432000J
-
Câu 17:
Tính điện trở của một quạt điện dùng trên xe ôtô có ghi 12V - 15W. Biết hiệu suất của quạt là 85%
A. 1,3 ôm
B. 11,3 ôm
C. 12,3 ôm
D. 2,3 ôm
-
Câu 18:
Một quạt điện dùng trên xe ôtô có ghi 12V - 15W. Tính điện năng quạt sử dụng trong một giờ khi chạy bình thường.
A. 0,15kWh
B. 1,15kWh
C. 0,5kWh
D. 2,15kWh
-
Câu 19:
Khi muốn truyền tải một công suất 2,2kW trên một dây dẫn có điện trở 2 ôm thì công suất hao phí trên đường dây là bao nhiêu? Cho biết hiệu điện thế trên hai đầu đường dây truyền tải là 110V.
A. 300W
B. 400W
C. 800W
D. 600W
-
Câu 20:
Để đun sôi 2 lít nước có nhiệt độ ban đầu là 200C dùng bếp điện có ghi 220V-1000W được mắc vào mạng điện có hiệu điện thế 220V. Biết hiệu suất của bếp là 80%, nhiệt lượng cung cấp để đun cho nước sôi được coi là có ích. Biết Cnước= 4200 J/ kg.K. Nhiệt lượng do bếp tỏa ra và thời gian đun nước lần lượt?
A. 787 500J và 840s
B. 840 000J và 840s
C. 78 600 J và 5600s
D. 756 500J và 132s
-
Câu 21:
Để đun sôi một lượng nước người ta dùng một bếp điện có hai dây điện trở R1 và R2. Nếu chỉ dùng dây thứ nhất thì sau 25 phút nước sôi, nếu chỉ dùng dây thứ hai thì sau 10 phút nước sôi. Hỏi sau bao lâu lượng nước đó sẽ sôi nếu dùng cả hai dây khi mắc hai điện trở nối tiếp
A. 30p
B. 35p
C. 40p
D. 45p
-
Câu 22:
Ở một gia đình dùng 3 bóng đèn loại 220V - 30W, 1 bóng dèn loại 220V - 100W, 1 nồi cơm điện loại 220V - 1kw, 1 ấm điện loại 220V - 1kw, 1 ti vi loại 220V - 60W, 1 bàn là loại 220V - 1000W. Hãy tính tiền điện phải trả trong 1 tháng(30 ngày, mỗi ngày thời gian dùng điện của: đèn là 4 giờ, nồi cơm điện là 1 giờ, ấm điện là 30 phút, ti vi là 6 giờ, bàn là là 1 giờ). Biết mạng điện thành phố có HĐT 220V, giá tiền là 1000đ/kWh (nếu số điện dùng \(\le\) 100kWh), 1500đ/kWh (từ số điện dùng > 100kWh và < 150kWh).
A. 110200 đồng
B. 11020 đồng
C. 150200 đồng
D. 15020 đồng
-
Câu 23:
Cần nhiệt lượng 66kJ để đun sôi một ấm nước. Một bếp điện có điện trở 440Ω được mắc vào hiệu điện thế 220V có hiệu suất đun là 60% thì thời gian đun sôi ấm nước trên là
A. 660 s
B. 10 phút.
C. 1320 s.
D. 16,67 phút.
-
Câu 24:
Tính điện năng tiêu thụ của bóng đèn biết một bóng đèn có ghi 220V - 100W hoạt động liên tục trong 5 giờ với hiệu điện thế 110V?
A. 0,5 kWh
B. 0,125 kWh
C. 500J
D. 5kJ.
-
Câu 25:
Trên bóng đèn dây tóc Đ1 có ghi 220V – 100W. Trên bóng đèn dây tóc Đ2 có ghi 220V – 75W. Mắc hai bóng đèn nối tiếp với nhau rồi mắc đoạn mạch này vào hiệu điện thế 220V. Tính công suất điện của đoạn mạch nối tiếp này, cho rằng điện trở của mỗi đèn khi đó bằng 50% điện trở của đèn đó khi sáng bình thường.
A. 85,8W
B. 33,3W
C. 66,7W
D. 85W
-
Câu 26:
Tính công có ích mà động cơ làm việc ở hiệu điện thế 220V, dòng điện chạy qua động cơ là 3A trong một giờ. Hiệu suất của động cơ là 85%?
A. 2190,6kJ
B. 2019,6kJ
C. 2106,9kJ
D. 2106,9kJ
-
Câu 27:
Cho hai điện trở R1 và R2. khi mắc cùng vào một hiệu điện thế thì nếu chỉ mắc R1 thì sau 15 phút nước sôi. Nếu chỉ mắc R2 thì sau 30 phút nước sôi. Hãy tính thời gian nước sôi nếu mắc cả hai điện trở mắc nối tiếp?
A. 10 phút
B. 45 phút
C. 20 phút
D. 15 phút
-
Câu 28:
Khi hiệu điện thế trên mạng điện bị sụt 10% thì công suất của đèn có ghi 220V – 75W bị sụt bao nhiêu phần trăm?
A. 10%
B. 29%
C. 15%
D. 19%
-
Câu 29:
Cho 2 bóng đèn dây tóc có Đ1 ghi 220V – 100W, Đ2 ghi 220V – 75W. Mắc hai bóng đèn nối tiếp với nhau rồi mắc đoạn mạch này vào hiệu điện thế 220V. Tính công suất điện của đoạn mạch nối tiếp này, cho rằng điện trở của mỗi đèn khi đó bằng 50% điện trở của đèn đó khi sáng bình thường.
A. 85,8W
B. 33,3W
C. 66,7W
D. 85W
-
Câu 30:
Đặt vào hai đầu một dây dẫn đồng chất tiết diện đều một hiệu điện thế 20V. Biết dây đồng có điện trở suất 1,7.10-8 , chiều dài 12m và tiết diện 0,2mm2. Công của dòng điện sản ra trong 5 phút là?
A. 1176471J
B. 117647,1J
C. 1960,78J
D. 196067,8J
-
Câu 31:
Chọn phát biểu đúng: Một dây meso có điện trở 90\(\Omega\) được mắc vào hiệu điện thế U. Sau 15 phút, nhiệt lượng tỏa ra do hiệu ứng Jun - Lenxo là 648000J.
A. Công suất tỏa nhiệt của dây là 720W
B. Hiệu điện thế hai đầu dây meso là 254,56V
C. Cường độ dòng điện qua dây là 2,83A
D. Các thông tin A, B, C đều đúng
-
Câu 32:
Để đun sôi 4 lít nước từ nhiêt độ 25oC người ta dùng bếp điện, Sau 32 phút thì nước sôi. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK, hiệu suất của bếp H=85%. Công suất tỏa nhiệt của bếp điện là:
A. 77,21W
B. 386,05W
C. 772,1W
D. 38,6W
-
Câu 33:
Một ấm điện có hai đoạn dây bằng meso. Để đun sôi cùng lượng nước, nếu dùng đoạn dây thứ nhất thì mất 7 phút, còn nếu dùng đoạn dây thứ hai thì mất 4 phút. Nếu dùng hai đoạn dây mắc nối tiếp thì thời gian đun sôi nước là:
A. 3 phút
B. 11 phút
C. 5,5 phút
D. 28 phút
-
Câu 34:
Chọn phát biểu sai: Trong 20 phút, nhiệt lượng tỏa ra ở một dây meso là 422400J. Biết dây meso làm bằng nikelin có chiều dài 8m, tiết diện 0,1mm2 và điện trở suất 1,1.10-6\(\Omega m\)
A. Điện trở của dây Meso là 44\(\Omega\)
B. Cường độ dòng điện chạy qua dây là 2A
C. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây meso là 176V
D. Công suất tỏa nhiệt của dây meso là 352W
-
Câu 35:
Cho một ấm điện có hai đoạn dây bằng meso. Cùng một hiệu điện thế và lượng nước cần đun như nhau. Hãy cho biết nếu dùng đoạn dây thứ nhất thì mất 4 phút, còn nếu dùng đoạn dây thứ 2 thì mất 6 phút. Nếu dùng hai đoạn dây mắc nối tiếp thì thời gian đun sôi nước là:
A. 2 phút
B. 5 phút
C. 10 phút
D. 24 phút
-
Câu 36:
Tính thời gian cần thiết để đun sôi nước khi dùng bếp điện loại 220V - 600W để đun sôi 1,5 lít nước ở nhiệt độ 20oC. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK, hiệu suất của bếp là 60%.
A. 23 phút 20 giây
B. 46 phút 40 giây
C. 18 phút 30 giây
D. 12 phút 50 giây
-
Câu 37:
Người ta làm một bếp điện, tính chiều dài của dây biết bếp có công suất 605W từ một dây kền có tiết diện 0,27mm2 và điện trở suất 5,4.10-7\(\Omega m\), sử dụng ở hiệu điện thế 110V.
A. 1m
B. 5m
C. 10m
D. 20m
-
Câu 38:
Xác định phát biểu sai: Một dây meso có điện trở R = 120\(\Omega\), được mắc vào hiệu điện thế U. Sau 8 phút, nhiệt lượng tỏa ra do hiệu ứng Jun - Lenxo là 360000J.
A. Công suất tỏa nhiệt của dây là 750W
B. Trong 2 phút, nhiệt lượng do bếp tỏa ra là 90000calo
C. Hiệu điện thế hai đầu dây meso là 300V
D. Cường độ dòng điện qua dây là 2,5A
-
Câu 39:
Thiết bị dùng điện nào không gắn bộ phận ngắt điện tự động nhằm tiết kiệm điện năng?
A. nồi cơm điện
B. bàn ủi điện
C. bóng đèn điện
D. bình tắm nước nóng
-
Câu 40:
Đâu là lợi ích của việc tiết kiệm điện?
A. tiết kiệm tiền bạc
B. các dụng cụ điện sẽ bền hơn
C. giảm sự cố gây tổn hại chung do hệ thống cung cấp điện gây ra
D. Cả A, B, C