Đề thi HK1 môn Vật lý 9 năm 2021-2022
Trường THCS Nguyễn Trân
-
Câu 1:
Cho biết khi cần truyền một dòng điện có công suất 950KW từ nhà máy điện năng lượng mặt trời dưới một hiệu điện thế hiệu dụng 20kV đi xa. Muốn cho tỷ lệ năng lượng mất trên đường dây không quá 10% thì điện trở của đường dây phải có giá trị nào?
A. Nhỏ hơn 52,4Ω
B. Nhỏ hơn 42,1Ω
C. Nhỏ hơn 33,6Ω
D. Nhỏ hơn 27,3Ω
-
Câu 2:
Khi đặt một hiệu điện thế U = 12V vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R1 = 40Ω mắc nối tiếp với điện trở R2 = 80Ω. Hiệu điện thế ở hai đầu điện trở R1 bằng
A. 3V
B. 4V
C. 2V
D. 5V
-
Câu 3:
Hãy xác định cường độ dòng điện khi đặt vào hai đầu của một biến trở hiệu điện thế không đổi U. Nếu biến trở có giá trị bằng 10Ω thì cường độ dòng điện qua mạch bằng 3A. Nếu biến trở có giá trị bằng 15Ω thì cường độ dòng điện trong mạch là bao nhiêu?
A. 1A
B. 3A
C. 4A
D. 2A
-
Câu 4:
Xác định mức độ điện năng tiêu thụ của một bóng đèn 220V – 100W hoạt động đúng định mức trong thời gian 1 giờ là bao nhiêu?
A. 220kWh
B. 0,22kWh
C. 0,1 kWh
D. 100kWh
-
Câu 5:
Cho biết giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế không đổi U=12V người ta mắc nối tiếp điện trở R1=25\(\Omega\) và một biến trở có điện trở lớn nhất là R2. Mắc thêm 1 đèn (6V-3W) song song với điện trở R1 trong mạch trên. Điều chỉnh biến trở để đèn sáng bình thường tính điện trở biến trở khi đó.
A. 12 Ω
B. 13 Ω
C. 8 Ω
D. 8,12 Ω
-
Câu 6:
Đặt vào giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế không đổi U=12V người ta mắc nối tiếp điện trở R1=25om và một biến trở có điện trở lớn nhất là R2. Biến trở R2 là 1 dây dẫn đồng chất có tiết diện S=0.06mm2 có điện trở suất là 0,5.10-6mm. Hãy tính chiều dài của dây dẫn quấn quanh biến trở
A. 1m
B. 1,2m
C. 2m
D. 1,8m
-
Câu 7:
Hãy xác định đâu là việc làm tiết kiệm điện?
A. Tắt đèn điện trước khi ra khỏi nhà
B. Để bình nước nóng hoạt động liên tục vì trong đó đã có role nhiệt
C. Dùng bóng đèn điện có công suất lớn hơn mức cần thiết
D. Để quạt chạy liên tục khỏi mất công tắt
-
Câu 8:
Hãy xác định thiết bị dùng điện nào không gắn bộ phận ngắt điện tự động nhằm tiết kiệm điện năng?
A. nồi cơm điện
B. bàn ủi điện
C. bóng đèn điện
D. bình tắm nước nóng
-
Câu 9:
Hãy cho biết việc sử dụng tiết kiệm điện năng có lời ích?
A. tiết kiệm tiền bạc
B. các dụng cụ điện sẽ bền hơn
C. giảm sự cố gây tổn hại chung do hệ thống cung cấp điện gây ra
D. Cả A, B, C
-
Câu 10:
Hãy cho biết khi thay bóng đèn dây tóc đã bị đứt, cần lưu ý điều gì sau đây?
A. Rút phích cắm hoặc tắt công tắc trước khi tháo bóng đèn hỏng
B. Đảm bảo cách điện giữa người với nền nhà
C. Kiểm tra hai đầu dây nối với hai chốt của bóng đèn có bị chạm nhau hay không
D. Cả A, B, C
-
Câu 11:
Khi có người điện giật, việc đầu tiên cần xử lí là gì?
A. kéo người ấy ra khỏi chỗ có điện
B. dùng dao hoặc kéo cắt ngay dây điện đang chạm vào người bị nạn
C. tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu
D. Tránh xa nơi dây dẫn bị đứt
-
Câu 12:
Chọn phương án đúng về biện pháp sử dụng điện an toàn trong sử dụng điện?
A. Trong phòng thí nghiệm điện ở trường học, không nên làm thí nghiệm với hiệu điện thế trên 40V
B. Trong gia đình, nên sử dụng loại dây dẫn điện có vỏ bọc cách điện đúng tiêu chuẩn quy định
C. Để an toàn khi sửa điện, các loại kìm, búa... dùng để sửa điện đều phải có bọc cách điện ở chỗ tay cầm
D. Các đáp án A, B, C đều đúng
-
Câu 13:
Có 1 đoạn mạch gồm hai điện R1 và R2 = 1,5R mắc nối tiếp với nhau. Cho dòng điện chạy qua đoạn mạch này thì thấy hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là 3V. hỏi điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là bao nhiêu
A. 1,5(V)
B. 5,5(V)
C. 3,5(V)
D. 7,5(V)
-
Câu 14:
Cho biết cần mắc thiết bị gì cho mỗi dụng cụ điện để ngắt mạch tự động khi đoản mạch?
A. Công tắc điện
B. Cầu chì
C. Chuông điện
D. Đèn báo
-
Câu 15:
Hãy giải thích vì sao nối vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện bằng dây dẫn với đất sẽ đảm bảo an toàn cho người sử dụng?
A. luôn có dòng điện chạy qua dây dẫn này xuống đất
B. dụng cụ dùng điện không bị nhiễm điện nhờ dây nối đất
C. hiệu điện thế của thiết bị luôn bằng không do có dây nối đất
D. nếu có dòng điện chạy qua cơ thể người khi chạm vào vỏ kim loại thì cường độ dòng điện này là rất nhỏ
-
Câu 16:
Tại sao ở gia đình không nên tiếp xúc trực tiếp với mạng điện?
A. dễ làm hỏng mạng điện
B. rất nguy hiểm, do hiệu điện thế sử dụng ở gia đình tới 220V
C. các dây dẫn rất dễ bị đứt
D. các thiết bị điện dễ bị cháy
-
Câu 17:
Cho dòng điện chạy qua dây dẫn cường độ I1 khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây là 12V. Để dòng điện này có cường độ I2 nhỏ hơn I1 một lượng là 0,6I1 thì phải đặt vào hai đầu dây dẫn này một hiệu điện thế bao nhiêu?
A. 4,8V
B. 3,8V
C. 2,8V
D. 5,8V
-
Câu 18:
Cho biết khi đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 6mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ giảm đi 4mA thì hiệu điện thế là:
A. 2V
B. 3V
C. 4V
D. 5V
-
Câu 19:
Cho hai dây dẫn có cùng chiều dài, làm từ cùng một chất liệu. Đường kính tiết diện của dây thứ nhất gấp 3 lần đường kính tiết diện của dây thứ hai (d1=3d2). Nếu gọi R1 và R2 là điện trở của chúng thì:
A. R1=3R2
B. R1=R2/3
C. R1=9R2
D. R1=R2/9
-
Câu 20:
Cho biết khi dùng hai dây dẫn có cùng chiều dài, làm từ cùng một chất liệu. Tiết diện của dây thứ nhất bằng 1/4 tiết diện của dây thứ hai (S1=S2/4). Nếu gọi R1 và R2 là điện trở của chúng thì
A. R1=4R2
B. R1=R2/4
C. R1=2R2
D. R1=R2/2
-
Câu 21:
Chọn phương án đúnh: Hai dây dẫn có cùng chiều dài, làm từ cùng một chất liệu. Tiết diện của dây thứ nhất gấp 4 lần tiết diện của dây thứ hai (S1=4S2). Nếu gọi R1 và R2 là điện trở của chúng thì....
A. R1=4R2
B. R1=R2/4
C. R1=2R2
D. R1=R2/2
-
Câu 22:
Chọn đáp án đúng: Ta xét 1 dây làm bằng kim loại dài \(l_1=150m\) có tiết diện \(S_1=0,4mm^2\) và có điện trở \({R_1} = 60\Omega \). Hỏi một dây khác làm bằng kim lọai đó dài \(l_1=30m\) có điện trở \({R_2} = 30\Omega \) thì có tiết diện S2 là:
A. \(S_2=0,16mm^2\)
B. \(S_2=0,8mm^2\)
C. \(S_2=1,6mm^2\)
D. \(S_2=0,08mm^2\)
-
Câu 23:
Cho biết có hai dây dẫn hình trụ được làm từ cùng một vật liệu, có cùng chiều dài, có tiết diện lần lượt là S1, S2 ,điện trở tương ứng của chúng thỏa điều kiện:
A. \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{S_1}}}{{{S_2}}}\)
B. \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{S_2}}}{{{S_1}}}\)
C. \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{S_1}^2}}{{{S_2}^2}}\)
D. \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{S_2}^2}}{{{S_1}^2}}\)
-
Câu 24:
Tính điện trở biết: Hai dây dẫn đều làm bằng đồng có cùng chiều dài l. Dây thứ nhất có tiết diện S và điện trở \(6\Omega\). Dây thứ hai có tiết diện 2S. Điện trở dây thứ hai là:
A. 6Ω
B. 12Ω
C. 5Ω
D. 3Ω
-
Câu 25:
Cho biết khoảng cách đường dây tải điện từ nhà máy thủy điện đến nơi tiêu thụ dài 120km. Người ta cần truyền một công suất điện một pha 100kW dưới một hiệu điện thế hiệu dụng 5kV trên đường dây này. Để công suất hao phí không vượt quá 20% công suất nguồn thì điện trở dây dẫn phải:
A. Nhỏ hơn 50Ω
B. Nhỏ hơn 100Ω
C. Nhỏ hơn 75Ω
D. Nhỏ hơn 25Ω
-
Câu 26:
Chọn phát biểu đúng: Hai dây Nikelin, dài bằng nhau, dây 1 có đường kính tiết diện bằng nửa dây 2.
A. R1 = ½ R2
B. R1 = R2
C. R1 = 2R2
D. R1 = 4R2
-
Câu 27:
Cho biết hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài, tiết diện của dây thứ nhất gấp hai lần tiết diện của dây thứ hai, dây thứ hai có điện trở 8Ω . Điện trở của dây thứ nhất là:
A. 2 Ω
B. 3 Ω
C. 4 Ω
D. 16 Ω
-
Câu 28:
Người ta sử dụng dây Nikêlin (một loại hợp kim) làm dây nung cho một bếp điện. Nếu dùng loại dây này với đường kính tiết diện là 0,6mm thì cần dây có chiều dài là 2,88m. Hỏi nếu không thay đổi điện trở của dây nung, nhưng dùng dây loại này với đường kính tiết diện là 0,4mm thì dây phải có chiều dài là bao nhiêu?
A. 1,28m
B. 2,28m
C. 3,28m
D. 4,28m
-
Câu 29:
Hãy cho biết để truyền đi một công suất điện, nếu đường dây tải điện dài gấp ba thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt tăng hay giảm? Chọn câu đúng:
A. Tăng 9 lần.
B. Giảm 9 lần.
C. Tăng 3 lần.
D. Giảm 3 lần.
-
Câu 30:
Cho biết đặt giữa hai điểm A, B có hiệu điện thế không đổi U = 12 V, người ta mắc nối tiếp điện trở \(R_1 = 25\Omega\) và một biến trở có điện trở lớn nhất \(R_2 = 15\Omega\) Khi \(R_2 = 15\Omega\) . Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở khi đó
A. 0,2A
B. 0,3A
C. 0,4A
D. 0,5A
-
Câu 31:
Cho thông tin một bếp điện có công suất tiêu thụ P = 1,1kW khi được dùng ở mạng điện có hiệu điện thế U = 120V. Dây nối từ ổ cắm vào bếp điện có điện trở \(r_d=1\Omega\). Tính điện trở của bếp điện khi đó
A. R = 11Ω
B. R = 10Ω
C. R = 14Ω
D. R = 13Ω
-
Câu 32:
Trên một biến trở có ghi 30Ω - 2,5Ω. Cho biết ý nghĩa các thông số trên?
A. Biến trở có điện trở nhỏ nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ nhỏ nhất là 2,5 Ω
B. Biến trở có điện trở nhỏ nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2,5 Ω
C. Biến trở có điện trở lớn nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2,5 Ω
D. Biến trở có điện trở lớn nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ nhỏ nhất 2,5 Ω
-
Câu 33:
Chọn phát biểu đúng: Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sau đây sẽ thay đổi theo?
A. Tiết diện dây dẫn của biến trở.
B. Điện trở suất của chất làm biến trở của dây dẫn.
C. Chiều dài dây dẫn của biến trở
D. Nhiệt độ của biến trở.
-
Câu 34:
Xác định hiệu điện thế ở hai đầu dây cuộn thứ cấp để hở là bao nhiêu biết: Số vòng dây cuộn sơ cấp và thứ cấp của một máy biến thế lần lượt là n1 = 500 vòng và n2 = 1000 vòng. Đặt vào hai đầu dây cuộn sơ cấp hiệu điện thế xoay chiều U1 = 220 V.
A. U2 = 11 V.
B. U2 = 440 V.
C. U2 = 44 V.
D. U2 = 110 V.
-
Câu 35:
Một điện trở có giá trị \(R = {24.10^5} \pm 1\% \). Các vòng màu trên điện trở theo thứ tự là:
A. vàng - đỏ - lục - nâu
B. đỏ - vàng - lục - nâu
C. lục - đỏ - vàng - nâu
D. đỏ - lục - vàng - nâu
-
Câu 36:
Xác định để bóng đèn vẫn sáng bình thường thì phải điều chỉnh biến trở đến trị số bao nhiêu trong trường hợp: Một bóng đèn khi sáng bình thường có điện trở là 7,5\(\Omega\) và cường độ dòng điện qua đèn là 0,6A. Bóng đèn này được mắc nối tiếp với một biến trở vào hiệu điện thế 6V.
A. 4,5Ω
B. 5,5Ω
C. 2,5Ω
D. 3,5Ω
-
Câu 37:
Tính điện trở của mỗi sợi dây mảnh biết. Một dây dẫn bằng đồng có điện trở 6,8 với lõi gồm 20 sợi đồng mảnh. Cho rằng chúng có tiết diện như nhau.
A. 136 Ω
B. 13,6 Ω
C. 1360Ω
D. 1,36 Ω
-
Câu 38:
Cho hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện S1 = 10 mm2 và điện trở R1 = 8,5 Ω . Dây thứ hai có tiết diện S2 = 0,5 mm2. Tính điện trở R2.
A. 8,5 Ω
B. 85 Ω
C. 17 Ω
D. 170 Ω
-
Câu 39:
Một dây dẫn đồng chất có chiều dài l, tiết diện đều S có điện trở là 8 Ω được gấp đôi thành một dây dẫn mới có chiều dài l/2. Cho biết đâu là điện trở của dây dẫn mới?
A. 4 Ω
B. 6 Ω
C. 8 Ω
D. 2 Ω
-
Câu 40:
Trên một biến trở con chạy có ghi 60\(\Omega\) - 2A. Xác định đâu là phát biểu sai?
A. Cường độ dòng điện tối đa mà biến trở còn hoạt động tốt là 2A
B. Biến trở có thể thay đổi giá trị trong khoảng từ 0 đến 60\(\Omega\)
C. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu mà không làm hỏng biến trở là 120V
D. Khi đặt vào hai đầu biến trở một hiệu điện thế là 120V thì cường độ dòng điện qua biến trở luôn là 2A