Đề thi HK2 môn Sinh học 10 năm 2021-2022
Trường THPT Lê Hồng Phong
-
Câu 1:
Nguyên nhân dẫn đến ở giai đoạn sau của quá trình nuôi cấy, vi sinh vật giảm dần đến số lượng?
A. Chất dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt
B. Các chất độc xuất hiện ngày càng nhiều
C. Cả a và b đúng
D. Do một nguyên nhân khác
-
Câu 2:
Hãy cho biết: Kích thước nhỏ đem lại cho vi khuẩn lợi thế gì?
A. Sinh sản nhanh
B. Bảo vệ cơ thể tốt hơn.
C. Thích nghi nhanh
D. Di chuyển nhanh
-
Câu 3:
Đâu là đặc điểm của chu trình sinh tan?
A. Virut xâm nhập vào tế bào chủ.
B. Virut cài xen ADN vào tế bào chủ.
C. Virut gắn trên bề mặt của tế bào chủ.
D. Virut nhân lên và làm tan tế bào chủ.
-
Câu 4:
Cho biết: Ở đáy biển sâu thiếu ánh sáng, có nhiều chất vô cơ như. Fe, S, CH4 và nước biển giàu CO2. Môi trường này sẽ thuận lợi cho vi khuẩn sinh sống theo kiểu dinh dưỡng?
A. hoá dị dưỡng sử dụng chất vô cơ.
B. hoá tự dưỡng sử dụng chất hữu cơ.
C. quang dị dưỡng sử dụng chất hữu cơ.
D. quang tự dưỡng sử dụng chất vô cơ.
-
Câu 5:
Hãy cho biết: Dinh dưỡng ở nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn không quang hợp... có nguồn năng lượng là chất hữu cơ và nguồn cacbon là chất hữu cơ. Đây là kiểu dinh dưỡng
A. quang tự dưỡng.
B. quang dị dưỡng.
C. hóa tự dưỡng.
D. hóa dị dưỡng.
-
Câu 6:
Chọn đáp án đúng: Khi mô tả các đặc điểm của VSV, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng cách phân đôi.
II. Sự phân chia tế bào vi khuẩn (sinh sản) có sự xuất hiện thoi phân bào.
III. Vật chất di truyền chủ yếu của vi khuẩn là ADN dạng vòng.
IV. Nấm men là vi sinh vật đã có nhân chính thức.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 7:
Cho biết khi: Nuôi cấy 105 tế bào vi khuẩn E.coli theo quy trình nuôi cấy không liên tục. Thời gian thế hệ của vi khuẩn này là 30 phút. Thời điểm bắt đầu nuôi là 7h30, pha tiềm phát kéo dài 3h đạt đến pha cân bằng là lúc 16 giờ. Cho các dự đoán sau đây:
I. Số thế hệ được sinh ra là 17.
II. Thời gian pha cân bằng là 60 phút.
III.Pha lũy thừa kéo dài 330 phút.
IV. Sinh khối thu được lúc 16h là 2,048.108 tế bào.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 8:
Xác định: Bào tử sinh sản của vi khuẩn có đặc điểm gì?
A. Không có vỏ, màng, hợp chất canxi dipicolinat.
B. Có vỏ, màng, hợp chất canxi dipicolinat.
C. Có màng, không có vỏ canxi dipicolinat.
D. Có màng, không có vỏ canxi dipicolinat.
-
Câu 9:
Cho biết: Khi nói đến quá trình hình thành bào tử của vi khuẩn, loại bào tử nào không phải là bào tử sinh sản?
A. Nội bào tử.
B. Ngoại bào tử.
C. Bào tử đốt
D. Nảy chồi.
-
Câu 10:
Cho biết: Trong một thí nghiệm nuôi cấy VSV theo quy trình nuôi cấy không liên tục, quần thể xuất phát có 200 tế bào, sau 2 giờ thì thấy số lượng tế bào bắt đầu tăng lên, đến 5 giờ nuôi cấy còn đang ở pha lũy thừa và người ta thu được sinh khối là 102400 tế bào. Thời gian thế hệ của chủng VSV này là?
A. 20 phút.
B. 30 phút.
C. 40 phút.
D. 50 phút.
-
Câu 11:
Hãy cho biết: Trong các chất diệt khuẩn dùng trong bệnh viện không có chất nào?
A. Iốt
B. Cồn
C. Kháng sinh
D. Các hợp chất kim loại
-
Câu 12:
Hãy cho biết: Ngâm mước muối rau củ quả là biện pháp ức chế sự sinh trưởng của VSV có liên quan đến nhân tố nào?
A. Áp suất thẩm thấu
B. Ánh sáng
C. Độ pH
D. Nhiệt độ
-
Câu 13:
Hãy cho biết: Sấy khô có thể bảo quản ngũ cốc lâu hơn. Biện pháp này nhằm hạn chế vai trò của yếu tố nào đối với hoạt động sống của vi sinh vật?
A. Ánh sáng
B. Độ ẩm
C. Độ pH
D. Áp suất thẩm thấu
-
Câu 14:
Hãy cho biết: Vì sao có thể dùng vi sinh vật khuyết dưỡng (vd: E.coli triptophan âm) để kiểm tra thực phẩm có triptophan hay không?
A. Vì E.coli triptophan có khả năng tổng hợp được triptophan nên khi cho vào môi trường (thực phẩm) không có triptophan nó vẫn có thể sống.
B. Vì E.coli triptophan là sinh vật khuyết dưỡng không có khả năng tổng hợp triptophan nên ở môi trường không có triptophan nó sẽ bị giết chết.
C. Vì triptophan là một chất ức chế quá trình sinh trưởng của E.coli triptophan
D. Vì triptophan là một nhân tố sinh trưởng mà chỉ có E.coli triptophan mới có khả năng sử dụng để làm chất dinh dưỡng.
-
Câu 15:
Xác định: Độ pH ảnh hưởng tới các hoạt động nào trong quá trình sinh trưởng của vi sinh vật?
A. Hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào
B. Tính thấm qua màng sinh chất
C. Hoạt tính enzim và sự hình thành ATP
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 16:
Cho biết: Điều nào là đúng khi nói về ảnh hưởng của độ ẩm đến sự sinh trưởng của vi sinh vật?
A. Vi khuẩn đòi hỏi độ ẩm cao, nấm men đòi hỏi độ ẩm thấp
B. Các loại vi sinh vật đều sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm như nhau.
C. Hàm lượng nước trong cơ thể vi sinh quyết định độ ẩm của môi trường sống vi sinh vật
D. Cả 3 ý trên
-
Câu 17:
Hãy cho biết: Giữ thực phẩm được khá lâu trong tủ lạnh vì?
A. nhiệt độ thấp có thể diệt khuẩn.
B. nhiệt độ thấp làm cho thức ăn đông lại, vi khuẩn không thể phân huỷ được.
C. trong tủ lạnh vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động được.
D. ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh các vi khuẩn kí sinh bị ức chế.
-
Câu 18:
Chọn đáp án đúng: Nhiệt độ ảnh hưởng đến?
A. tính dễ thấm qua màng tế bào vi khuẩn.
B. hoạt tính enzin trong tế bào vi khuẩn.
C. sự hình thành ATP trong tế bào vi khuẩn.
D. tốc độ các phản ứng sinh hoá trong tế bào vi sinh vật.
-
Câu 19:
Hãy cho biết: Tại sao để bảo quản các loại hạt ngũ cốc được lâu hơn, người nông dân thường tiến hành phơi khô và bảo quản khô?
A. Dưới ánh nắng mặt trời, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt hết.
B. Khi phơi khô, các vi sinh vật thiếu nước sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn.
C. Phơi khô và bảo quản khô làm độ ẩm trong nông sản thấp, vi sinh vật sẽ sinh trưởng chậm.
D. Phơi khô và bảo quản khô làm cho vi sinh vật khó xâm nhập vào nông sản.
-
Câu 20:
Hãy cho biết: Chất nào thường được dùng để thanh trùng nước máy, nước bể bơi?
A. Etanol.
B. Izôprôpanol.
C. Iôt.
D. Cloramin.
-
Câu 21:
Đâu là chất có thể vừa dùng để bảo quản thực phẩm, vừa dùng để nuôi cấy vi sinh vật?
A. Đường, muối ăn và các hợp chất có trong sữa.
B. Muối ăn và các hợp chất phenol.
C. Đường và chất kháng sinh.
D. Đường và muối ăn.
-
Câu 22:
Ý nào là đúng khi nói về “nhân tố sinh trưởng”?
A. Nhân tố sinh trưởng là những chất hữu cơ có hàm lượng thấp nhưng rất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật, nhưng chúng không thể tự tổng hợp từ các chất vô cơ.
B. Vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng.
C. Vi sinh vật chỉ cần một lượng nhỏ nhưng không thể thiếu. Nếu thiếu thì vi sinh vật không thể sinh trưởng được.
D. Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để bù đắp lượng thiếu đó.
-
Câu 23:
Cho biết: Đâu là các chất hóa học gây ức chế đến quá trình sinh trưởng của vi sinh vật?
A. Nitơ, lưu huỳnh, phốtpho.
B. Rượu, các hợp chất kim loại nặng (kẽm, magie,…), các chất kháng sinh.
C. Phenol, lipit, prôtêin.
D. Iôt, cacbonic, ôxi.
-
Câu 24:
Em hãy cho biết: Trong quá trình sinh trưởng của vi sinh vật, các nguyên tố cơ bản: C, H, O, N, S, P có vai trò?
A. là nhân tố sinh trưởng.
B. kiến tạo nên thành phần tế bào.
C. cân bằng hóa thẩm thấu.
D. hoạt hóa enzim.
-
Câu 25:
Cho biết: Nếu sử dụng thuốc kháng sinh có liều lượng càng cao thì nhanh chóng hình thành các chủng vi khuẩn kháng thuốc, nguyên nhân là vì?
A. khi nồng độ thuốc càng cao thì vi khuẩn dễ dàng quen thuốc.
B. thuốc kháng sinh là tác nhân gây ra các đột biến kháng thuốc.
C. thuốc kháng sinh là nhân tố gây ra sự chọn lọc các dòng vi khuẩn kháng thuốc.
D. thuốc kháng sinh là nhân tố kích thích các vi khuẩn chống lại chính nó.
-
Câu 26:
Em hãy xác định: Có một dạng vi sinh vật sinh trưởng rất mạnh ở nhiệt độ môi trường dưới 10 độ C. Dạng vi sinh vật đó thuộc nhóm nào sau đây?
A. Nhóm ưa lạnh
B. Nhóm ưa ấm
C. Nhóm ưa nóng
D. Nhóm ưa nhiệt
-
Câu 27:
Chọn đáp án đúng: Tại sao virut phải kí sinh nội bào bắt buộc?
A. Có cấu tạo chưa phân hóa.
B. Có kích thước siêu nhỏ.
C. Khi nhân lên, virut phải nhờ vào bộ máy tổng hợp prôtêin của tế bào chủ.
D. Cấu tạo đơn giản nên không thể thực hiện trao đổi chất với môi trường.
-
Câu 28:
Cho biết: Kí sinh nội bào bắt buộc của virut là gì?
A. phải sống trong nước, ra ngoài nước là chết.
B. trong tế bào vật chủ, virut hoạt động như một thể sống, ngoài tế bào chúng lại như một thể vô sinh.
C. sống độc lập với tế bào chủ nhưng ra khỏi tế bào chủ virut sẽ chết.
D. cả 3 đáp án trên đều đúng.
-
Câu 29:
Chọn đáp án đúng: Thành phần cơ bản cấu tạo nên virut gồm có?
A. vỏ prôtêin và lõi axit nuclêic.
B. lõi axit nuclêic và capsome.
C. capsome và capsit.
D. nuclêôcapsit và prôtêin.
-
Câu 30:
Hãy cho biết: Trong cấu trúc virut, axit nucleic và vỏ ngoài capsit kết hợp với nhau tạo thành?
A. nucleocapsit
B. glicoprotein
C. capsome
D. lớp lipit kép
-
Câu 31:
Hãy cho biết: Trong cấu trúc virut các đơn vị protein liên kết với nhau tạo nên?
A. capsome
B. vỏ ngoài
C. glicoprotein
D. nucleocapsit
-
Câu 32:
Đâu là đặc điểm của Virut có cấu trúc xoắn?
A. Có các capsome sắp xếp theo hình khối đa diện gồm 20 mặt, mỗi mặt là một tam giác đều
B. Có các capsome sắp xếp theo chiều xoắn của axir nucleic
C. Gồm có 2 phần, phần đầu chứa axit nucleic có cấu trúc khối; phần đuôi có cấu trúc xoắn
D. Gồm có 2 phần, phần đầu chứa axit nucleic có cấu trúc khối; phần đuôi có cấu trúc xoắn và chỉ có ở phần đuôi mới có các capsome
-
Câu 33:
Hãy cho biết: Trong chu kỳ sinh thái của ký sinh trùng sốt rét thì muỗi Anopheles cái là gì?
A. Vật chủ chính.
B. Vật chủ phụ
C. Vật chủ trung gian truyền bệnh.
D. Vật chủ chính và là vật chủ trung gian truyền bệnh
-
Câu 34:
Chọn đáp án đúng: Hiện tượng tự nhiễm của giun kim thường gặp ở đâu?
A. Trẻ em suy dinh dưỡng
B. Trẻ em vệ sinh kém
C. Trẻ ở mọi lứa tuổi
D. Trẻ em tuổi thanh thiếu niên
-
Câu 35:
Chọn phương án đúng: Vi khuẩn kí sinh trong cơ thể người gây bệnh?
A. Trực khuẩn uốn ván
B. Xoắn khuẩn giang mai
C. Trực khuẩn lao
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 36:
Xác định: Dạng đầy đủ của vắc xin BCG là gì?
A. Vi khuẩn Gene lạnh
B. Gene mã hóa trực khuẩn
C. Bacillus Calmette – Guérin
D. Vi khuẩn mã hóa-Guerin
-
Câu 37:
Em hãy cho biết: Miễn dịch không đặc hiệu có đặc điểm nào?
A. Có tính bẩm sinh
B. Là miễn dịch học được
C. Có tính tập nhiễm
D. Là miễn dịch tập nhiễm nhưng không bền vững, sinh vật chỉ có khả năng kháng bệnh một thời gian ngắn sau khi bị bệnh
-
Câu 38:
Em hãy cho biết: Khi truyền máu, để tránh ngưng kết hồng cầu, chúng ta cần tuân thủ nguyên tắc nào?
A. Kháng thể trong huyết tương người cho phải phù hợp với kháng thể trong huyết tương của người nhận
B. Kháng nguyên trên hồng cầu của người cho phải phù hợp với kháng thể trong huyết tương của người nhận
C. Kháng thể trong huyết tương của người cho phải phù hợp với kháng nguyên trên hồng cầu của người nhận
D. Kháng nguyên trên hồng cầu của người cho phải phù hợp với kháng nguyên trên hồng cầu của người nhận
-
Câu 39:
Xác định: Tính đặc hiệu của kháng nguyên phụ thuộc vào đâu?
A. Bản chất hóa học của kháng nguyên, nhóm quyết định kháng nguyên, cá nhân được miễn dịch
B. Cấu trúc phân tử protein của kháng nguyên, nhóm quyết định kháng nguyên, con đường xâm nhập của kháng nguyên
C. Bản chất hóa học của kháng nguyên, nhóm quyết định kháng nguyên, trọng lượng phân tử của kháng nguyên
D. Cấu trúc phân tử của kháng nguyên, nhóm quyết định kháng nguyên, trọng lượng phân tử của kháng nguyên
-
Câu 40:
Hãy cho biết: Đối với bệnh do virut, loại miễn dịch nào đóng vai trò chủ lực?
A. Miễn dịch tự nhiên.
B. Miễn dịch không đặc hiệu.
C. Miễn dịch tế bào.
D. Miễn dịch thể dịch.