Đề thi HK2 môn Tin học 6 Cánh diều năm 2021-2022
Trường THCS Lý Thái Tổ
-
Câu 1:
Nếu không có công cụ Tìm kiếm trong phần mềm Soạn thảo văn bản, em sẽ gặp khó khăn nào trong những khó khăn được kể ra sau đây?
A. Không thể tìm được một từ nào đó trong một văn bản dài
B. Rất mất thời gian khi muốn biết một từ cần tìm ở những vị trí nào trong một văn bản dài
C. Không thể biết tất cả các vị trí của từ cần tìm trong văn bản
D. Chắc chắn nhầm lẫn khi đếm số từ cần tìm trong một văn bản dài
-
Câu 2:
Chọn câu gõ đúng quy tắc gõ văn bản trong Word
A. Buổi sáng, chim hót véo von
B. Buổi sáng , chim hót véo von
C. Buổi sáng,chim hót véo von
D. Buổi sáng ,chim hót véo von
-
Câu 3:
Chọn câu sai về quá trình soạn thảo văn bản:
A. Khi soạn thảo văn bản trên máy tính, em phải trình bày văn bản ngay khi gõ nội dung văn bản
B. Khi gõ nội dung văn bản, máy tính tự động xuống dòng dưới khi con trỏ soạn thảo đã tới lề phải
C. Khi soạn thảo nội dung văn bản, em có thể sửa lỗi trong văn bản bất kì lúc nào em thấy cần thiết
D. Có nhiều phông chữ khác nhau dùng để hiển thị và in chữ Tiếng Việt
-
Câu 4:
Tổ hợp phím nào sau đây căn thẳng hai bên lề?
A. Ctrl - L
B. Ctrl - E
C. Ctrl - R
D. Ctrl - J
-
Câu 5:
Thao tác nào không phải là thao tác định dạng văn bản?
A. Căn giữa đoạn văn bản
B. Chọn chữ màu xanh
C. Thay đổi kiểu chữ thành chữ nghiêng
D. Thêm hình ảnh vào văn bản
-
Câu 6:
Một số thuộc tính định dạng kí tự cơ bản gồm có gì?
A. Phông (Font) chữ
B. Kiểu chữ (Type)
C. Cỡ chữ và màu sắc
D. Cả ba ý trên đều đúng
-
Câu 7:
Để căn lề chính giữa cho bài thơ ta thực hiện chọn toàn bộ bài thơ, sau đó ta thực hiện thao tác gì?
A. Nháy vào biểu tượng center trên thanh công cụ
B. Nháy tổ hợp phím Ctrl+ E
C. Cả hai đáp án A, B đều đúng
D. Cả hai đáp án A, b đều sai
-
Câu 8:
Để tìm kiếm từ “Học tập” trong văn bản ta cần thực hiện ra sao?
A. Chọn thẻ home -> Editing -> Find
B. Nhấn tổ hợp CTRL + F
C. Tất cả 2 đáp án đều đúng
D. Tất cả 2 đáp án đều sai
-
Câu 9:
Trình bày trang văn bản là thay đổi các yêu cầu cơ bản nào?
A. Kiểu dáng, vị trí của các kí tự
B. Hướng trang giấy, lề trang, …
C. Kiểu căn lề: căn lề trái, căn lề phải, căn lề giữa, căn thẳng 2 lề
D. Tất cả đều sai
-
Câu 10:
Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai khi nói về bảng?
A. Bảng có thể được dùng để ghi lại dữ liệu của công việc thống kê, điều tra, khảo sát,...
B. Bảng giúp tìm kiếm, so sánh và tổng hợp thông tin một cách dễ dàng hơn
C. Bảng chỉ có thể biểu diễn dữ liệu là những con số
D. Bảng giúp trình bày thông tin một cách cô đọng
-
Câu 11:
Nội dung của các ô trong bảng có thể chứa các yếu tố nào?
A. Bảng
B. Hình ảnh
C. Kí tự (chữ, số, kí hiệu,...)
D. Cả A, B, C
-
Câu 12:
Trong bảng biểu, muốn đẩy các ký tự bên phải điểm chèn qua phải một khoảng Tab, ta thực hiện ra sao?
A. Ấn phím Tab
B. Ấn tổ hợp phím Ctrl + Tab
C. Ấn tổ hợp phím Shift + Tab
D. Chọn menu Format - Tab - Insert
-
Câu 13:
Để định dạng đoạn văn bản trong Word 2010 em sử dụng các lệnh nào?
A. Format/Font
B. Home /Paragraph
C. File/Page Setup
D. Format/Paragraph
-
Câu 14:
Trong các thao tác dưới đây, thao tác nào không phải là thao tác định dạng đoạn văn bản?
A. Chọn màu đỏ cho chữ
B. Tăng khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn
C. Tăng khoảng cách giữa các đoạn văn
D. Căn giữa đoạn văn bản
-
Câu 15:
Mục đích của định dạng văn bản là gì?
A. Văn bản dễ đọc hơn
B. Trang văn bản có bố cục đẹp
C. Người đọc dễ ghi nhớ các nội dung cần thiết
D. Tất cả ý trên
-
Câu 16:
Cấu trúc một sơ đồ tư duy gồm những thành phần nào?
A. Tên của các chủ đề phụ (triển khai từ ý của chủ đề chính)
B. Tên của chủ đề trung tâm (chủ đề chính)
C. Các ý chi tiết của chủ đề nhánh
D. Cả 3 ý trên
-
Câu 17:
Phần mềm nào giúp chúng ta tạo được sơ đồ tư duy một cách thuận tiện?
A. MindManager
B. MindJet
C. Cả 2 đáp án trên đều đúng
D. Cả 2 đáp án trên đều sai
-
Câu 18:
Hãy sắp xếp các bước tạo sơ đồ tư duy:
1. Viết chủ đề chính ở giữa tờ giấy. Dùng hình chữ nhật, elip hay bất cứ hình gì em muốn bao xung quanh chủ đề chính.
2. Phát triển thông tin chi tiết cho mỗi chủ đề nhánh, lưu ý sử dụng từ khoá hoặc hình ảnh.
3. Từ chủ đề chính, vẽ các chủ đề nhánh.
4. Có thể tạo thêm nhánh con khi bổ sung thông tin vì sơ đồ tư duy có thể mở rộng về mọi phía.
A. 1-2-3-4
B. 1-3-2-4
C. 4-3-1-2
D. 4-1-2-3
-
Câu 19:
Trong các câu sau đây, câu nào đúng về sơ đồ tư duy?
A. Không thể tạo ra chủ đề con trước khi tạo ra chủ đề mẹ
B. Có thể chỉnh sửa tên của một chủ đề
C. Có thể kéo một nhánh của sơ đồ tư duy từ bên phải chủ đề trung tâm sang bên trái hoặc ngược lại
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 20:
Em hãy cho biết chủ đề chính trong sơ đồ dưới đây
A. MY WEEK PLAN
B. MONDAY
C. TUESDAY
D. FRIDAY
-
Câu 21:
Chủ đề nhánh trong sơ đồ dưới đây là:
A. GIẢI TRÍ
B. HỌC TẬP
C. RÈN LUYỆN THỂ CHẤT
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
-
Câu 22:
Thông tin trong sơ đồ tư duy thường được tổ chức thành dạng gì?
A. Mở bài, thân bài, kết luận
B. Tiêu đề, đoạn văn
C. Chương, bài, mục
D. Chủ đề chính, chủ đề nhánh
-
Câu 23:
Nhược điểm của việc tạo sơ đồ tư duy theo cách thủ công là gỉ?
A. Không linh hoạt để có thể làm ở bất cử đâu, đòi hỏi công cụ khó tìm kiếm
B. Không dễ dàng trong việc mở rộng, sửa chữa và chia sẻ cho nhiều người
C. Khó sắp xếp, bố trí nội dung
D. Hạn chế khả năng sáng tạo
-
Câu 24:
Phát biểu nào sai về việc tạo được sơ đồ tư duy tốt?
A. Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng
B. Nên bố tri thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm
C. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng nên tô màu đậm hơn và kích thước dày hơn
D. Không nên sử dụng màu sắc trong sơ đồ tư duy vì màu sắc làm người xem mất tập trung vào vấn đề chính
-
Câu 25:
Output là gì?
A. Thông tin ra
B. Thông tin vào
C. Thuật toán
D. Chương trình
-
Câu 26:
Input là gì?
A. Thông tin vào
B. Thông tin ra
C. Thuật toán
D. Chương trình
-
Câu 27:
Thuật toán có thể được mô tả theo hai cách nào?
A. Sử dụng các biến và dữ liệu
B. Sử dụng đầu vào và đầu ra
C. Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và sơ đồ khối
D. Sử dụng phần mềm và phần cứng
-
Câu 28:
Bài toán “Tính diện tích của một sân vận động có dạng một hình chữ nhật ghép thêm hai nửa hình tròn ở hai chiều rộng; cho biết chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật”.
1. Tính diện tích hình chữ nhật S1 = ab.
2. Tính diện tích hai hình bán nguyệt ở hai chiều rộng với bán kính r = b/2, S2 = πr2
3. Tính S = S1 + S2.
Các bước mô tả thuật toán bằng cách liệt kê là:
A. 1-2-3
B. 3-2-1
C. 3-1-2
D. 2-1-3
-
Câu 29:
Lợi thế của việc sử dụng sơ đồ khối so với sử dụng ngôn ngữ tự nhiên để mô tả thuật toán là gì?
A. Sơ đồ khối tuân theo một tiêu chuẩn quốc tế nên con người dù ở bất kể quốc gia nào cũng có thể hiểu
B. Sơ đồ khối dễ vẽ
C. Sơ đồ khối dễ thay đổi
D. Vẽ sơ đồ khối không tốn thời gian
-
Câu 30:
Tính đúng đắn của thuật toán có nghĩa là gì?
A. Không thể thực hiện thuật toán 2 lần với cùng một Input mà nhận được 2 Output khác nhau
B. Số các bước thực hiện là đúng đắn
C. Sau khi thuật toán kết thúc, ta phải nhận được Output cần tìm
D. Sau khi hoàn thành 1 bước (1 chỉ dẫn), bước thực hiện tiếp theo hoàn toàn xác định
-
Câu 31:
Cho thuật toán mô tả như sau:
B1: Nhập M, N;
B2: Nếu M = N thì UCLN=M;
B3: Nếu M>N thì thay M=M-N, quay B2;
B4: Thay N=N-M rồi quay lại B2;
B5: Gán UCLN=M và kết thúc.
Với M=25 và N = 10, khi kết thúc thuật toán có bao nhiêu phép so sánh đã được thực hiện?
A. 6
B. 8
C. 4
D. 7
-
Câu 32:
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, về mặt cú pháp cách viết các câu lệnh ghép nào sau đây là đúng:
A. Begin : A := 1 ; B := 5 ; End
B. Begin ; A := 1 ; B := 5 ; End
C. Begin A = 1 ; B = 5 ; End
D. Begin A := 1 ; B := 5 ; End
-
Câu 33:
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, muốn kiểm tra đồng thời cả ba giá trị của A. B. C có cùng lớn hơn 0 hay không ta viết câu lệnh If thế nào cho đúng?
A. If A. B. C > 0 then ……
B. If (A > 0) and (B > 0) and (C > 0) then ……
C. If A>0 and B>0 and C>0 then ……
D. If (A>0) or (B>0) or (C>0) then……
-
Câu 34:
Thuật toán thực hiện công việc rửa rau được mô tả bằng cách liệt kê các bước như sau:
1. Cho rau vào chậu và xả nước ngập rau.
2. Dùng tay đảo rau trong chậu.
3. Vớt rau ra rổ, đổ hết nước trong chậu đi.
4. Lặp lại bước 1 đến bước 3 cho đến khi rau sạch thì kết thúc.
Điều kiện để dừng việc rửa rau là gì?
A. Vớt rau ra rổ
B. Đổ hết nước trong chậu đi
C. Rau sạch
D. Rau ở trong chậu
-
Câu 35:
Pascal sử dụng câu lệnh lặp nào sau đây để lặp với số lần chưa biết trước?
A. For…do
B. While…do
C. If..then
D. If…then…else
-
Câu 36:
Cú pháp lệnh lặp với số lần chưa biết trước ra sao?
A. While < điều kiện > to < câu lệnh >
B. While < điều kiện > to < câu lệnh 1 > do < câu lệnh 2 >
C. While < điều kiện > do ;< câu lệnh >
D. While < điều kiện > do < câu lệnh >
-
Câu 37:
Hãy chọn trong các cụm từ: hình tròn, hình chữ nhật, hình thoi, mũi tên cụm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm (...) trong các câu sau khi nói về sơ đồ khối mô tả thuật toán:
1) ... là khối thao tác.
2) ... là khối kiểm tra điều kiện.
3) ... là điểm bắt đầu hoặc điểm kết thúc thuật toan.
4) ... chỉ hướng đi tiếp.
A. 1) Hình chữ nhật. 2) Mũi tên. 3) Hình tròn. 4) Hình thoi.
B. 1) Hình chữ nhật. 2) Hình thoi. 3) Hình tròn. 4) Mũi tên.
C. 1) Hình tròn. 2) Hình thoi. 3) Hình chữ nhật. 4) Mũi tên.
D. 1) Hình thoi. 2) Hình chữ nhật. 3) Hình tròn. 4) Mũi tên.
-
Câu 38:
Cho sơ đồ khối tìm ước chung lớn nhất của hai số a và b như hình bên dưới
Đầu vào, đầu ra của thuật toán là:
A. Đầu vào: hai số tự nhiên a, b Đầu ra: ƯCLN của hai số a, b
B. Đầu vào: hai số tự nhiên a, b Đầu ra: kết thúc.
C. Đầu vào: ƯCLN của hai số a, b Đầu ra: hai số tự nhiên a, b
D. Đầu vào: hai số tự nhiên a, b Đầu ra: ƯCLN là a.
-
Câu 39:
Trong các tên sau đây, đâu là tên của một ngôn ngữ lập trình?
A. Scratch
B. Window Explorer
C. PowerPoint
D. Word
-
Câu 40:
Câu “ Nếu Tết năm nay Covid được kiểm soát em sẽ đi chúc tết bà con, họ hàng, nếu không em sẽ ở nhà.” thể hiện cấu trúc điều khiển nào?
A. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ
B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu
C. Cấu trúc lặp
D. Cấu trúc tuần tự