Đề thi HK2 môn Tin học 6 KNTT năm 2022-2023
Trường THCS Nguyễn Nghiêm
-
Câu 1:
Nếu em chọn phần văn bản chữ đậm và nháy nút , phần văn bản đó sẽ trở thành như thế nào?
A. Vẫn là chữ đậm
B. Chữ không đậm
C. Chữ vừa gạch chân, vừa nghiêng
D. Chữ vừa đậm, vừa nghiêng
-
Câu 2:
Bạn An đang định in trang văn bản “Đặc sản Hà Nội”, theo em khi đang ở chế độ in, An có thể làm gì?
A. Xem tất cả các trang trong văn bản
B. Chỉ có thể thấy trang văn bản mà An đang làm việc
C. Chỉ có thể thấy các trang không chửa hình ảnh
D. Chỉ có thể thấy trang đầu tiên của văn bản
-
Câu 3:
Để định dạng chữ đậm cho một nhóm kí tự đã chọn. Ta cần dùng tổ hợp phím nào?
A. Ctrl + I
B. Ctrl + L
C. Ctrl + E
D. Ctrl + B
-
Câu 4:
Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thiện câu:
“Để ……… một từ hoặc cụm từ trong văn bản, em chọn lệnh Find.”
A. Tìm kiếm
B. Thay thế
C. Tìm kiếm và thay thế
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 5:
Sử dụng hộp thoại “Find and Replace", nếu tìm được một từ mà chúng ta không muốn thay thế, chúng ta có thể bỏ qua từ đó bằng cách chọn lệnh nào?
A. Replace
B. Replace All
C. Find Next
D. Cancel
-
Câu 6:
Mục đích của định dạng văn bản là gì?
A. Người đọc dễ ghi nhớ các nội dung cần thiết
B. Trang văn bản có bố cục đẹp
C. Văn bản dễ đọc hơn
D. Tất cả ý trên
-
Câu 7:
Để định dạng đoạn văn bản em sử dụng các lệnh nào?
A. File/Paragraph
B. Home/Paragraph
C. Format/Font
D. Format/Paragraph
-
Câu 8:
Muốn tìm kiếm từ “Học tập” trong văn bản ta cần thực hiện ra sao?
A. Chọn thẻ home -> Editing -> Find
B. Nhấn tổ hợp CTRL + F
C. Tất cả 2 đáp án đều đúng
D. Tất cả 2 đáp án đều sai
-
Câu 9:
Muốn chọn phần văn bản, ta có thể thực hiện như thế nào?
A. Đặt con trỏ soạn thảo vào vị trí đầu phần văn bản cần chọn, nhấn giữ phím Shift và nháy chuột tại vị trí cuối phần văn bản cần chọn
B. Kéo thả chuột từ vị trí cuối đến vị trí bắt đầu phần văn bản cần chọn
C. Đặt con trỏ soạn thảo vào vị trí đầu phần văn bản cần chọn, nhấn giữ phím Shift và sử dụng các phím mũi tên đến vị trí cuối phần văn bản cần chọn
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 10:
Trình bày trang văn bản là thay đổi các yêu cầu cơ bản nào?
A. Kiểu dáng, vị trí của các kí tự
B. Hướng trang giấy, lề trang, …
C. Kiểu căn lề: căn lề trái, căn lề phải, căn lề giữa, căn thẳng 2 lề
D. Tất cả đều sai
-
Câu 11:
Trúc thấy rằng gần đây máy tính của bạn ấy chạy chậm hơn. Bạn ấy nghi ngờ rằng có điều gì đó không ổn với máy tính của mình. Khi mở các ổ đĩa Minh thấy có những Folder mờ và những shortcut. Điều gì có thể đã xảy ra và bạn ấy nên làm gì?
A. Máy tính của Trúc có thể bị nhiễm virus
B. Máy tính của Trúc bị người lạ truy cập
C. Máy tính của Trúc bị hỏng ổ cứng
D. Máy tính của Trúc bị lỗi phần mềm
-
Câu 12:
Khi sử dụng lại các thông tin trên mạng cần lưu ý đến vấn đề gì?
A. Các từ khóa liên quan đến thông tin cần tìm
B. Bản quyền
C. Địa chỉ của trang web
D. Các từ khóa liên quan đến trang web
-
Câu 13:
Trong buổi họp mặt gia đình, một người chú là họ hàng của em đã quay một đoạn phim về em và nói rằng sẽ đưa lên mạng cho mọi người xem. Em không thích hình ảnh của mình bị đưa lên mạng, em có thể làm gì để ngăn cản việc đó?
A. Cứ để chú ấy đưa lên mạng, nếu có việc gì thì sẽ yêu cầu chú ấy xoá
B. Tức giận và to tiếng yêu cầu chú ấy xoá ngay đoạn phim trong máy quay
C. Không làm được gì, đoạn phim là của chú ấy quay và chú ấy có quyền sử dụng
D. Nói với bố mẹ về sự việc, nhờ bố mẹ nói với chú ấy không được đưa lên mạng mà chỉ để xem lại mỗi khi họp gia đình
-
Câu 14:
Bạn của em nói cho em biết một số thông tin riêng tư không tốt về một bạn khác cùng lớp. Em nên làm gì?
A. Bỏ qua không để ý vỉ thông tin đó có thể không đúng, nếu đúng thì cũng không nên xâm phạm vào những thông tin riêng tư của bạn
B. Đăng thông tin đó lên mạng nhưng giới hạn chì để bạn bè đọc được
C. Đi hỏi thêm thông tin, nếu đúng thì sẽ đăng lên mạng cho mọi người biết
D. Đăng thông tin đó lên mạng để mọi người đều đọc được
-
Câu 15:
Thế nào là sơ đồ tư duy?
A. Bản vẽ kiến trúc một ngôi nhà
B. Một sơ đồ hướng dẫn đường đi
C. Một sơ đồ trình bày thông tin trực quan bằng cách sử dụng từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, các đường nối để thể hiện các khái niệm và ý tưởng
D. Văn bản của một vở kịch, bộ phim hoặc chương trình phát sóng
-
Câu 16:
Sơ đồ tư duy gồm các thành phần nào?
A. Con người, đồ vật, khung cảnh,...
B. Phần mềm máy tính
C. Từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, đường nối, màu sắc,...
D. Bút, giấy, mực
-
Câu 17:
Đâu là nhược điểm của việc tạo sơ đồ tư duy theo cách thủ công?
A. Không linh hoạt để có thể làm ở bất cử đâu, đòi hỏi công cụ khó tìm kiếm
B. Không dễ dàng trong việc mở rộng, sửa chữa và chia sẻ cho nhiều người
C. Khó sắp xếp, bố trí nội dung
D. Hạn chế khả năng sáng tạo
-
Câu 18:
Cấu trúc một sơ đồ tư duy gồm những yếu tố nào?
A. Các ý chi tiết của chủ đề nhánh
B. Tên của các chủ đề phụ (triển khai từ ý của chủ đề chính)
C. Tên của chủ đề trung tâm (chủ đề chính)
D. Cả 3 ý trên
-
Câu 19:
Thao tác nào không phải là thao tác định dạng văn bản?
A. Căn giữa đoạn văn bản
B. Chọn chữ màu xanh
C. Thay đổi kiểu chữ thành chữ nghiêng
D. Thêm hình ảnh vào văn bản
-
Câu 20:
Muốn đặt hướng cho trang văn bản, trên thẻ Page Layout vào nhóm lệnh Page Setup sử dụng lệnh gì?
A. Orientation
B. Size
C. Margins
D. Columns
-
Câu 21:
Khi sử dụng lệnh Insert/Table rồi dùng chuột kéo thả để chọn số cột và số hàng thì số cột, số hàng tối đa có thể tạo được là bao nhiêu?
A. 10 cột, 10 hàng
B. 10 cột, 8 hàng
C. 10 cột, 9 hàng
D. 8 cột, 10 hàng
-
Câu 22:
Chương trình máy tính được tạo ra gồm những bước nào?
A. Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình
B. Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy
C. Viết chương trình bằng ngôn ngữ máy rồi dịch chương trình thành ngôn ngữ máy
D. Viết chương trình trên giấy rồi gõ vào máy tính
-
Câu 23:
Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc ra sao?
A. Thông qua một từ khóa
B. Thông qua các tên
C. Thông qua các lệnh
D. Thông qua một lệnh
-
Câu 24:
Viết chương trình để làm gì?
A. Viết chương trình giúp con người
B. Điều khiển máy tính
C. Một cách đơn giản và hiệu quả hơn
D. Cả A, B và C
-
Câu 25:
Với câu “ Nếu Tết năm nay Covid được kiểm soát em sẽ đi chúc tết bà con, họ hàng, nếu không em sẽ ở nhà.” thể hiện cấu trúc điều khiển nào?
A. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ
B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu
C. Cấu trúc lặp
D. Cấu trúc tuần tự
-
Câu 26:
Câu lệnh được mô tả: “ Nếu Điều kiện đúng thực hiện Lệnh, nếu sai thì dừng” là câu lệnh gì?
A. Cấu trúc lặp
B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu
C. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ
D. Cấu trúc tuần tự
-
Câu 27:
Sơ đồ trên thể hiện cấu trúc nào?
A. Cấu trúc lặp
B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu
C. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ
D. Cấu trúc tuần tự
-
Câu 28:
Với thuật toán thực hiện công việc rửa rau được mô tả bằng cách liệt kê các bước như sau:
1. Cho rau vào chậu và xả nước ngập rau
2. Dùng tay đảo rau trong chậu
3. Vớt rau ra rổ, đổ hết nước trong chậu đi
4. Lặp lại bước 1 đến bước 3 cho đến khi rau sạch thì kết thúc
Các bước nào của thuật toán được lặp lại?
A. Chỉ bước 1 và 2
B. Chỉ bước 2 và 3
C. Ba bước 1, 2 và 3
D. Cả bốn bước 1, 2, 3 và 4
-
Câu 29:
Ví dụ nào thuật toán?
A. Một bản nhạc hay
B. Một bức tranh đầy màu sắc
C. Một bản hướng dẫn về cách nướng bánh với các bước cần làm
D. Một bài thơ lục bát
-
Câu 30:
Thuật toán có thể được mô tả theo hai cách
A. Sử dụng các biến và dữ liệu
B. Sử dụng đầu vào và đầu ra
C. Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và sơ đồ khối
D. Sử dụng phần mềm và phần cứng
-
Câu 31:
Thao tác nào không phải thao tác định dạng đoạn văn bản?
A. Căn giữa đoạn văn bản
B. Tăng khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn
C. Tăng khoảng cách giữa các đoạn văn
D. Chọn màu đỏ cho chữ
-
Câu 32:
Mục đích của định dạng văn bản là gì?
A. Người đọc dễ ghi nhớ các nội dung cần thiết
B. Trang văn bản có bố cục đẹp
C. Văn bản dễ đọc hơn
D. Tất cả ý trên
-
Câu 33:
Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc như thế nào?
A. Thông qua một từ khóa
B. Thông qua các tên
C. Thông qua các lệnh
D. Thông qua một lệnh
-
Câu 34:
Lợi thế của việc sử dụng sơ đồ khối so với sử dụng ngôn ngữ tự nhiên để mô tả thuật toán là gì?
A. Sơ đồ khối tuân theo một tiêu chuẩn quốc tế nên con người dù ở bất kể quốc gia nào cũng có thể hiểu
B. Sơ đồ khối dễ vẽ
C. Sơ đồ khối dễ thay đổi
D. Vẽ sơ đồ khối không tốn thời gian
-
Câu 35:
Muốn viết chương trình cho máy tính, người lập trình sử dụng loại ngôn ngữ gì?
A. Ngôn ngữ chỉ gồm hai kí hiệu 0 và 1
B. Ngôn ngữ lập trình
C. Ngôn ngữ tự nhiên
D. Ngôn ngữ chuyên ngành
-
Câu 36:
Với câu: “Nếu bạn Hoa ốm phải nghỉ học, em sẽ chép bài giúp bạn" thể hiện cấu trúc điều khiển nào?
A. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ
B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu
C. Cấu trúc lặp
D. Cấu trúc tuần tự
-
Câu 37:
Đoạn văn mô tả công việc rửa rau: “Em hãy cho rau vào chậu và xả nước ngập rau. Sau đó em dùng tay đảo rau trong chậu. Cuối cùng em vớt rau ra rổ và đổ hết nước trong chậu đi."
Đoạn văn bản trên thể hiện cấu trúc điều khiển nào?
A. Cấu trúc tuần tự
B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu
C. Cấu trúc lặp
D. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ
-
Câu 38:
Sơ đồ khối là gì?
A. Một sơ đồ gồm các hình khối, đường có mũi tên chỉ hướng thực hiện theo từng bước của thuật toán
B. Một ngôn ngữ lập trình
C. Cách mô tả thuật toán bằng ngôn ngữ tự nhiên
D. Một biểu đồ hình cột
-
Câu 39:
Mục đích của sơ đồ khối là gì?
A. Để mô tả chi tiết một chương trình
B. Để mô tả các chỉ dẫn cho máy tính “hiểu" về thuật toán
C. Để mô tả các chỉ dẫn cho con người hiểu về thuật toán
D. Để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện thuật toán
-
Câu 40:
Muốn xóa các ký tự bên trái con trỏ soạn thảo thì nhấn phím nào?
A. Backspace
B. End
C. Home
D. Delete