Đề thi HK2 môn Tin học 6 Cánh diều năm 2021-2022
Trường THCS Lê Danh Phương
-
Câu 1:
Phông chữ nào dùng mã Unicode?
A. VNI-Times
B. VnArial
C. VnTime
D. Time New Roman
-
Câu 2:
Phát biểu nào đúng về con trỏ soạn thảo văn bản?
A. Có dạng chữ II in hoa hoặc hình mũi tên
B. Là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình
C. Cho biết vị trí xuất hiện của ký tự được gõ vào
D. Cả B và C
-
Câu 3:
Giữa các từ dùng bao nhiêu kí tự trống để phân cách?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 4:
Kể tên các thành phần của văn bản?
A. Kí tự
B. Đoạn
C. Trang
D. Tất cả đáp án trên
-
Câu 5:
Để gõ được chỉ số trên ta phải kết hợp phím nào?
A. Shift, Ctrl
B. Caps Lock
C. Alt
D. Tab
-
Câu 6:
Để định dạng cụm từ "Việt Nam" thành "Việt Nam" in nghiêng và gạch dưới, ta thực hiện ra sao?
A. Ctrl+I → Ctrl+B
B. Ctrl+B → Ctrl+E
C. Ctrl+I → Ctrl+U
D. Ctrl+B → Ctrl+U
-
Câu 7:
Tổ hợp phím nào dùng để tạo chỉ số bình phương (x2)?
A. Ctrl - >
B. Ctrl - =
C. Ctrl - Shift - =
D. Ctrl - Shift - >
-
Câu 8:
Khi soạn thảo văn bản Word, thao tác nào cho phép để mở nhanh hộp thoại Find and Replace (tìm kiếm và thay thế)?
A. Ctrl + X
B. Ctrl + A
C. Ctrl + C
D. Ctrl + F
-
Câu 9:
Tìm kiếm gồm có 3 bước, sắp xếp lại các bước theo trật tự đúng:
a. Nháy chuột vào thẻ Home.
b. Gõ từ, cụm từ cần tìm rồi nhấn phím Enter.
c. Trong nhóm lệnh Editing \ Find.
Trật tự sắp xếp:
A. a – b – c
B. a – c – b
C. c – a – b
D. b – a – c
-
Câu 10:
Để tìm kiếm và thay thế em sử dụng hộp thoại nào?
A. Page Setup
B. Find and Replace
C. Insert Picture
D. Font
-
Câu 11:
Thông thường trang văn bản được trình bày theo dạng nào?
A. Dạng trang đứng
B. Dạng trang nằm ngang
C. Dạng trang nằm nghiêng
D. Cả a và b đều đúng
-
Câu 12:
Điền vào chỗ trống để hoàn thành các bước thay thế tất cả các từ “sa pa” thành “Sa Pa” trong đoạn văn.
B1: Chọn Edit → Replace hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+H để mở hộp thoại Find and Replace.
B2: Gõ cụm từ cần tìm kiếm vào ô Find What và gõ cụm từ thay thế vào ô Replace with (Thay thế bằng);
B3: ………………………………………………………………………………………
A. Nháy chuột vào nút Find next để thay thế tất cả
B. Nháy chuột vào nút Replace để thay thế tất cả
C. Nháy chuột vào nút ReplaceAll để thay thế tất cả
D. Nháy chuột vào nút Cancel để thay thế tất cả
-
Câu 13:
Để chia ô đang chọn trong bảng (Table) thành nhiều ô, ta dùng lệnh nào?
A. Table - Merge Cells
B. Format - Merge Cells
C. Table - Split Cells
D. Format - Split Cells
-
Câu 14:
Để chia nhỏ 1 ô trong Table, ta chọn ô sau đó chọn lệnh nào?
A. Chọn Table - Split Cells
B. Chọn Table - Merge Cells
C. Chọn Format - Split Cells
D. Chọn Format - Merge Cells
-
Câu 15:
Để chèn thêm một hàng trong Table, ta thực hiện ra sao?
A. Đặt con trỏ tại nơi cần chèn hàng trong Table, chọn Table - Insert - Rows Above hoặc Rows Below
B. Chọn ô tại nơi cần chèn hàng, chọn Table - Insert - Cells - Insert Entire Row
C. Đặt con trỏ tại ô cuối cùng bên phải của Table, bấm phím Tab
D. Tất cả các thao tác trên đều đúng
-
Câu 16:
Thao tác nào dùng để chọn toàn bộ một Table?
A. Ta dùng chuột quét chọn hết tất cả các hàng của Table đó
B. Ta dùng chuột quét chọn hết tất cả các cột của Table đó
C. Ta dùng chuột quét chọn hết tất cả các ô của Table đó
D. Tất cả các thao tác trên đều đúng
-
Câu 17:
Phím tắt dùng để thay thế trong hộp thoại Find and Replace là gì?
A. Ctrl + A
B. Ctrl + H
C. Ctrl + E
D. Ctrl + Alt + A
-
Câu 18:
Cách nào xác định đoạn văn bản cần định dạng chính xác?
A. Đặt con trỏ vào trong đoạn văn bản
B. Đánh dấu một phần đoạn văn bản
C. Đánh dấu toàn bộ đoạn văn bản
D. Hoặc A hoặc B hoặc C
-
Câu 19:
Muốn định dạng chữ đậm cho một nhóm kí tự đã chọn. Ta cần dùng tổ hợp phím nào?
A. Ctrl + I
B. Ctrl + L
C. Ctrl + E
D. Ctrl + B
-
Câu 20:
Chức năng chính của Microsoft Word là gì?
A. Tính toán và lập bản
B. Tạo các tệp đồ họa
C. Soạn thảo văn bản
D. Chạy các chương trình ứng dụng khác
-
Câu 21:
Quan sát sơ đồ tư duy sau đây, em hãy cho biết Chủ đề trung tâm của sơ đồ tư duy là:
A. Thần đồng âm nhạc Mô-da
B. Vì sao gọi ông là thần đồng âm nhạc
C. Ông là nhạc sĩ thiên tài của thế giới
D. Thông tin cá nhân
-
Câu 22:
Khi đã hoàn thành sơ đồ tư duy bằng phần mềm MindMaple Lite thì ta cần lưu lại bằng cách nào?
A. File/Save
B. File/Close
C. File/ Open
D. Tất cả đều sai
-
Câu 23:
Chủ đề mẹ của chủ đề “ GÓP PHẦN ĐIỀU HÒA KHÍ HẬU” trong sơ đồ tư duy dưới đây là:
A. vai trò của thực vật
B. góp phần điều hòa khí hậu
C. thực vật bảo vệ đất và nguồn nước
D. đối với động vật và đời sống con người
-
Câu 24:
Thế nào là sơ đồ tư duy?
A. Bản vẽ kiến trúc một ngôi nhà
B. Một sơ đồ hướng dẫn đường đi
C. Một sơ đồ trình bày thông tin trực quan bằng cách sử dụng từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, các đường nối để thể hiện các khái niệm và ý tưởng
D. Văn bản của một vở kịch, bộ phim hoặc chương trình phát sóng
-
Câu 25:
Vì sao em có thể sử dụng sơ đồ tư duy để tóm tắt nội dung một bài học?
A. Vì một nội dung bài học có chủ đề và các nhánh thông tin nhỏ
B. Vì một nội dung bài học có chủ đề
C. Vì có các nhánh thông tin nhỏ
D. Vì nó là bức vẽ em tưởng tượng ra
-
Câu 26:
Để tạo một chủ đề mới, ta thực hiện ra sao?
A. File → New
B. File → Open
C. File → Save
D. Edit → New
-
Câu 27:
Để tạo các chủ đề chính. Ta nháy chuột vào chủ đề trung tâm, trong bảng chọn Insert, chọn lệnh nào?
A. Floating topic
B. Subtopic
C. Topic After
D. Topic Before
-
Câu 28:
Để lưu sơ đồ tư duy có tên là thanhphanmang.xmid ta thực hiên ra sao?
A. File/ Save As=> Save
B. File/ Save As/Chọn vị trí lưu và đổi tên file thành "thanhphanmang.xmid" => Save
C. File/ Exit
D. File/ Open
-
Câu 29:
Cấu trúc một sơ đồ tư duy gồm những thành phần nào?
A. Các ý chi tiết của chủ đề nhánh
B. Tên của các chủ đề phụ (triển khai từ ý của chủ đề chính)
C. Tên của chủ đề trung tâm (chủ đề chính)
D. Cả 3 ý trên
-
Câu 30:
Phần mềm nào sau đây giúp chúng ta tạo được sơ đồ tư duy một cách thuận tiện?
A. MindJet
B. MindManager
C. XMind
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
-
Câu 31:
Ưu điểm của phần mềm sơ đồ tư duy là gì?
A. Nhanh hơn vẽ tay
B. Có thể sửa chữa mà không cần vẽ lại từ đầu
C. Có thể in ra nhiều bản trên giấy và dùng chiếu lên máy chiếu
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 32:
Hạn chế của phần mềm sơ đồ tư duy là gì?
A. Nhanh hơn vẽ tay
B. Có thể sửa chữa mà không cần vẽ lại từ đầu
C. Phải có máy tính
D. Dễ sử dụng, có thể tự học, tự khám phá
-
Câu 33:
Xác đinh đầu vào, đầu ra của thuật toán sau đây: “Thuật toán tìm một cuốn sách có trên giá sách hay không?”
A. Đầu vào: tên cuốn sách cần tìm trên giá sách. Đầu ra: thông báo cuốn sách có trên giá hay không, nếu có chỉ ra vị trí của nó trên giá sách.
B. Đầu vào: Tác giả cuốn sách cần tìm trên giá sách. Đầu ra: thông báo cuốn sách có trên giá hay không, nếu có chỉ ra vị trí của nó trên giá sách.
C. Đầu vào: Giá tiền cuốn sách cần tìm, giá sách Đầu ra: thông báo cuốn sách có trên giá hay không, nếu có chỉ ra vị trí của nó trên giá sách
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 34:
Nguyên lí Phôn Nôi-Man đề cập đến vấn đề gì?
A. Mã nhị phân, điều khiển bằng chương trình, truy cập theo địa chỉ
B. Mã nhị phân, điều khiển bằng chương trình và lưu trữ chương trình, truy cập bất kỳ
C. Mã hoá nhị phân, điều khiển bằng chương trình và lưu trữ chương trình, truy cập theo địa chỉ
D. Điều khiển bằng chương trình và lưu trữ chương trình, truy cập theo địa chỉ
-
Câu 35:
Việc xác định bài toán là đi xác định các thành phần nào?
A. Input
B. Output
C. Input và Output
D. Không có thành phần nào
-
Câu 36:
Với N=102, M=78 hãy dựa vào thuật toán sau để tìm kết quả đúng:
B1: Nhập M, N
B2: Nếu M=N thì lấy giá trị chung rồi chuyển sang B5.
B3: Nếu M > N thì M = M - N rồi quay lại B2.
B4: N = N - M rồi quay lại B2.
B5: Đưa ra kết quả rồi kết thúc.
A. 24
B. 12
C. 6
D. 5
-
Câu 37:
Tính đúng đắn của thuật toán có nghĩa là gì?
A. Không thể thực hiện thuật toán 2 lần với cùng một Input mà nhận được 2 Output khác nhau
B. Số các bước thực hiện là đúng đắn
C. Sau khi thuật toán kết thúc, ta phải nhận được Output cần tìm
D. Sau khi hoàn thành 1 bước (1 chỉ dẫn), bước thực hiện tiếp theo hoàn toàn xác định
-
Câu 38:
Trong bài toán “Cho N và M. Tìm Bội chung nhỏ nhất của chúng”. Output của bài toán là gì?
A. N và M
B. Bội chung nhỏ nhất
C. N và Bội chung nhỏ nhất
D. N, M và Bội chung nhỏ nhất
-
Câu 39:
Cho đoạn chương trình:
x:=2;
y:=3;
IF x > y THEN F:= 2*x – y ELSE
IF x=y THEN F:= 2*x ELSE F:= x*x + y*y ;
Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên, giá trị F là:
A. F=13
B. F=1
C. F=4
D. Không xác định
-
Câu 40:
Điều kiện x >= 2 và x < 5 trong Pascal được biểu diễn bằng biểu thức nào?
A. (2 >x) or (x <5)
B. (x <5) and (2 x)
C. (x >= 2) and (x<5)
D. (x >= 2) or (x<5)