Đề thi HK2 môn Tin học 6 KNTT năm 2021-2022
Trường THCS Phan Đăng Lưu
-
Câu 1:
Em nên làm gì với các mật khẩu dùng trên mạng của mình?
A. Cho bạn bè biết mật khẩu để nếu quên còn hỏi bạn
B. Đặt mật khẩu dễ đoán cho khỏi quên
C. Thay đổi mật khẩu thường xuyên và không cho bất cứ ai biết
D. Sử dụng cùng một mật khẩu cho mọi thứ
-
Câu 2:
Tác hại của việc nghiện chơi game trên mạng là gì?
A. Rối loạn giấc ngủ, đau đầu
B. Luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn chán, bi quan, cảm thấy cô đơn, bất an
C. Dễ cảm thấy bực bội cáu gắt; Có xu hướng chống đối bạn bè, người thân; cảm giác vô dụng, người thừa hoặc người có lỗi; xu hướng muốn bạo lực hoặc tự sát; chán ăn, ăn ít; …
D. Tất cả đáp án trên
-
Câu 3:
Thế nào là nghiện chơi game trên mạng?
A. Là tình trạng dành quá nhiều thời gian vào các trò chơi trên máy tính, trên mạng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày
B. Là tình trạng chơi game liên tục không kiểm soát được, dù biết điều này đang tổn hại đến sức khỏe của chúng
C. Tiếp tục hoặc chơi game ngày càng nhiều, bất chấp sự xuất hiện của những hậu quả tiêu cực
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 4:
Mỗi ngày một học sinh cấp Trung học cơ sở nên truy cập Internet trong thời gian bao lâu?
A. Càng dành ít thời gian sử dụng Internet càng tốt
B. 20/24
C. 12/24
D. 7/24
-
Câu 5:
Cho sơ đồ tư duy sau:
Tên chủ đề chính là:
A. Kiên định hành động
B. Bạn đang ở đâu
C. Thời gian đạt được
D. Kế hoạch cuộc đời
-
Câu 6:
Hãy sắp xếp các bước sử dụng phần mềm MindMaple Lite vẽ sơ đồ tư duy:
1. Tạo sơ đồ tư duy mới.
2. Thay đổi màu sắc, kích thước sơ đồ.
3. Tạo chủ đề chính.
4. Tạo chủ đề nhánh.
5. Tạo chủ đề nhánh nhỏ hơn.
A. 1-3-4-5-2
B. 1-2-3-4-5
C. 5-1-2-3-4
D. 5-4-3-2-1
-
Câu 7:
Cho sơ đồ tư duy bên dưới về kế hoạch cuộc đời:
Hãy cho biết tên của các chủ đề nhánh?
A. Kiên định hành động
B. Bạn đang ở đâu? Bạn muốn gì? Làm thế nào đạt được?
C. Thời gian đạt được
D. Tất cả các đáp trên
-
Câu 8:
Khi đã hoàn thành sơ đồ tư duy bằng phần mềm MindMaple Lite thì ta cần lưu lại bằng cách nào?
A. File/Save
B. File/Close
C. File/Open
D. Tất cả đều sai
-
Câu 9:
Các phần văn bản được phân cách nhau bởi dấu ngắt đoạn được gọi là gì?
A. Trang
B. Dòng
C. Đoạn
D. Câu
-
Câu 10:
Nếu em chọn phần văn bản chữ đậm và nháy nút , phần văn bản đó sẽ trở thành như thế nào?
A. Vẫn là chữ đậm
B. Chữ không đậm
C. Chữ vừa gạch chân, vừa nghiêng
D. Chữ vừa đậm, vừa nghiêng
-
Câu 11:
Bạn An đang định in trang văn bản “Đặc sản Hà Nội”, theo em khi đang ở chế độ in, An có thể làm gì?
A. Xem tất cả các trang trong văn bản
B. Chỉ có thể thấy trang văn bản mà An đang làm việc
C. Chỉ có thể thấy các trang không chửa hình ảnh
D. Chỉ có thể thấy trang đầu tiên của văn bản
-
Câu 12:
Để định dạng chữ đậm cho một nhóm kí tự đã chọn. Ta cần dùng tổ hợp phím nào dưới đây?
A. Ctrl + I
B. Ctrl + L
C. Ctrl + E
D. Ctrl + B
-
Câu 13:
Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thiện câu sau:
“Để ……… một từ hoặc cụm từ trong văn bản, em chọn lệnh Find.”
A. Tìm kiếm
B. Thay thế
C. Tìm kiếm và thay thế
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 14:
Khi sử dụng hộp thoại “Find and Replace", nếu tìm được một từ mà chúng ta không muốn thay thế, chúng ta có thể bỏ qua từ đó bằng cách chọn lệnh nào?
A. Replace
B. Replace All
C. Find Next
D. Cancel
-
Câu 15:
Mục đích của định dạng văn bản là gì?
A. Người đọc dễ ghi nhớ các nội dung cần thiết
B. Trang văn bản có bố cục đẹp
C. Văn bản dễ đọc hơn
D. Tất cả ý trên
-
Câu 16:
Để định dạng đoạn văn bản em sử dụng các lệnh nào sau đây?
A. File/Paragraph
B. Home/Paragraph
C. Format/Font
D. Format/Paragraph
-
Câu 17:
Để tìm kiếm từ “Học tập” trong văn bản ta cần thực hiện ra sao?
A. Chọn thẻ home -> Editing -> Find
B. Nhấn tổ hợp CTRL + F
C. Tất cả 2 đáp án đều đúng
D. Tất cả 2 đáp án đều sai
-
Câu 18:
Muốn chọn phần văn bản, ta có thể thực hiện như thế nào?
A. Đặt con trỏ soạn thảo vào vị trí đầu phần văn bản cần chọn, nhấn giữ phím Shift và nháy chuột tại vị trí cuối phần văn bản cần chọn
B. Kéo thả chuột từ vị trí cuối đến vị trí bắt đầu phần văn bản cần chọn
C. Đặt con trỏ soạn thảo vào vị trí đầu phần văn bản cần chọn, nhấn giữ phím Shift và sử dụng các phím mũi tên đến vị trí cuối phần văn bản cần chọn
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 19:
Trình bày trang văn bản là thay đổi các yêu cầu cơ bản nào?
A. Kiểu dáng, vị trí của các kí tự
B. Hướng trang giấy, lề trang, …
C. Kiểu căn lề: căn lề trái, căn lề phải, căn lề giữa, căn thẳng 2 lề
D. Tất cả đều sai
-
Câu 20:
Độ rộng của cột và hàng sau khi được tạo như thế nào?
A. Luôn luôn bằng nhau
B. Không thể thay đổi
C. Có thể thay đổi
D. Cả 3 phương án trên đều sai
-
Câu 21:
Để chèn một bảng có 30 hàng và 10 cột, em sử dụng thao tác nào sau đây?
A. Chọn lệnh Insert/Table, kéo thả chuột chọn 30 hàng, 10 cột
B. Chọn lệnh Table Tools/Layout, nhập 30 hàng, 10 cột
C. Chọn lệnh Insert/Table/lnsert Table, nhập 30 hàng, 10 cột
D. Chọn lệnh Insert/Table/Table Tools, nhập 30 hàng, 10 cột
-
Câu 22:
Bảng sau đây cho biết lượng Calo mà con người tiêu thụ trong mỗi giờ hoạt động
Các bước chèn thêm 1 hàng bên dưới để tính tổng số Calo tiêu thụ nếu trong một ngày một người thay gia tất cả các hoạt động trên là:
A. Chọn hàng cần chèn=> Chuột phải=>Insert=> Insert Row Below
B. Đặt con trỏ tại ô bên dưới cuối cùng bên phải của bảng, sau đó nhấn phím Tab
C. Cả 2 đáp án đều đúng
D. Cả 2 đáp án đều sai
-
Câu 23:
Trong bảng danh sách lớp 6A bên dưới, con trỏ soạn thảo đang được đặt trong ô chứa tên bạn Bình. Để thêm một dòng vào sau dòng này, em nháy nút phải chuột chọn Insert và chọn tiếp lệnh nào?
A. Insert Columns to the Left
B. Insert Rows Below
C. Insert Rows Above
D. Insert Columns to the Right
-
Câu 24:
Trong bảng danh sách lớp 6A bên dưới. Để thêm một cột vào bên phải cột Tên, em nháy chọn cột Tên, sau đó nháy nút phải chuột chọn Insert và chọn tiếp lệnh nào?
A. Insert Columns to the Left
B. Insert Rows Below
C. Insert Rows Above
D. Insert Columns to the Right
-
Câu 25:
Cho biết đầu vào, đầu ra của thuật toán sau đây: “Thuật toán hoán đổi vị trí chỗ ngồi cho hai bạn trong lớp”?
A. Đầu vào: vị trí chỗ ngồi của hai bạn a, b trong lớp. Đầu ra: vị trí chỗ ngồi mới của hai bạn a,b sau khi hoán đổi.
B. Đầu vào: vị trí chỗ ngồi mới của hai bạn a,b sau khi hoán đổi. Đầu ra: vị trí chỗ ngồi của hai bạn a,b trong lớp.
C. Đầu vào: vị trí chỗ ngồi của hai bạn a,b ngoài lớp học. Đầu ra: vị trí chỗ ngồi mới của hai bạn a,b sau khi hoán đổi,
D. Tất cả đều sai
-
Câu 26:
Thuật toán có thể được mô tả theo hai cách nào?
A. Sử dụng các biến và dữ liệu
B. Sử dụng đầu vào và đầu ra
C. Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và sơ đồ khối
D. Sử dụng phần mềm và phần cứng
-
Câu 27:
Lợi thế của việc sử dụng sơ đồ khối so với sử dụng ngôn ngữ tự nhiên để mô tả thuật toán là gì?
A. Sơ đồ khối tuân theo một tiêu chuẩn quốc tế nên con người dù ở bất kể quốc gia nào cũng có thể hiểu
B. Sơ đồ khối dễ vẽ
C. Sơ đồ khối dễ thay đổi
D. Vẽ sơ đồ khối không tốn thời gian
-
Câu 28:
Trong các ví dụ sau, ví dụ nào thuật toán?
A. Một bản nhạc hay
B. Một bức tranh đầy màu sắc
C. Một bản hướng dẫn về cách nướng bánh với các bước cần làm
D. Một bài thơ lục bát
-
Câu 29:
Thuật toán thực hiện công việc rửa rau được mô tả bằng cách liệt kê các bước như sau:
1. Cho rau vào chậu và xả nước ngập rau
2. Dùng tay đảo rau trong chậu
3. Vớt rau ra rổ, đổ hết nước trong chậu đi
4. Lặp lại bước 1 đến bước 3 cho đến khi rau sạch thì kết thúc
Các bước nào của thuật toán được lặp lại?
A. Chỉ bước 1 và 2
B. Chỉ bước 2 và 3
C. Ba bước 1, 2 và 3
D. Cả bốn bước 1, 2, 3 và 4
-
Câu 30:
Cho sơ đồ khối. Hãy cho biết sơ đồ cho ta biết gì?
A. Nhóm tuổi dưới lao động: từ sơ sinh đến 14 tuổi, nhóm tuổi lao động: từ 15 đến 55 tuổi, nhóm tuổi ngoài lao động: từ 56 tuổi trở lên
B. Nhóm tuổi dưới lao động: từ sơ sinh đến 14 tuổi, nhóm tuổi lao động: từ 16 đến 55 tuổi, nhóm tuổi ngoài lao động: từ 55 tuổi trở lên
C. Nhóm tuổi dưới lao động: từ sơ sinh đến 15 tuổi, nhóm tuổi lao động: từ 15 đến 55 tuổi, nhóm tuổi ngoài lao động: từ 56 tuổi trở lên
D. Nhóm tuổi dưới lao động: từ sơ sinh đến 14 tuổi, nhóm tuổi lao động: từ 15 đến 54 tuổi, nhóm tuổi ngoài lao động: từ 55 tuổi trở lên
-
Câu 31:
Sơ đồ trên thể hiện cấu trúc:
A. Cấu trúc lặp
B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu
C. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ
D. Cấu trúc tuần tự
-
Câu 32:
Câu lệnh được mô tả như sau: “ Nếu Điều kiện đúng thực hiện Lệnh, nếu sai thì dừng” là câu lệnh gì?
A. Cấu trúc lặp
B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu
C. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ
D. Cấu trúc tuần tự
-
Câu 33:
Câu “ Nếu Tết năm nay Covid được kiểm soát em sẽ đi chúc tết bà con, họ hàng, nếu không em sẽ ở nhà.” thể hiện cấu trúc điều khiển nào?
A. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ
B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu
C. Cấu trúc lặp
D. Cấu trúc tuần tự
-
Câu 34:
Cho sơ đồ khối tìm ước chung lớn nhất của hai số a và b như hình bên dưới
Đầu vào, đầu ra của thuật toán là:
A. Đầu vào: hai số tự nhiên a, b Đầu ra: ƯCLN của hai số a, b
B. Đầu vào: hai số tự nhiên a, b Đầu ra: kết thúc.
C. Đầu vào: ƯCLN của hai số a, b Đầu ra: hai số tự nhiên a, b.
D. Đầu vào: hai số tự nhiên a, b Đầu ra: ƯCLN là a.
-
Câu 35:
Tại sao cần viết chương trình?
A. Viết chương trình giúp con người
B. Điều khiển máy tính
C. Một cách đơn giản và hiệu quả hơn
D. Cả A, B và C
-
Câu 36:
Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc như thế nào?
A. Thông qua một từ khóa
B. Thông qua các tên
C. Thông qua các lệnh
D. Thông qua một lệnh
-
Câu 37:
Chương trình máy tính được tạo ra gồm những bước nào?
A. Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình
B. Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy
C. Viết chương trình bằng ngôn ngữ máy rồi dịch chương trình thành ngôn ngữ máy
D. Viết chương trình trên giấy rồi gõ vào máy tính
-
Câu 38:
Trong Pascal khai báo nào sau đây là đúng?
A. var tb: real;
B. 4hs: integer;
C. Const x: real;
D. Var r =30;
-
Câu 39:
Chương trình Scratch Hình 16 thực hiện thuật toán gì?
A. Chương trình thực hiện thuật toán tính tích hai số
B. Chương trình thực hiện thuật toán tính tổng hai số
C. Chương trình thực hiện thuật toán tính thương hai số
D. Chương trình thực hiện thuật toán tính hiệu hai số
-
Câu 40:
Sử dụng lệnh Insert/Table rồi dùng chuột kéo thả để chọn số cột và số hàng thì số cột, số hàng tối đa có thể tạo được là bao nhiêu?
A. 10 cột, 10 hàng
B. 10 cột, 8 hàng
C. 10 cột, 9 hàng
D. 8 cột, 10 hàng